So sánh sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế BIDV với các ngân hàng khác

Một phần của tài liệu phát triển thẻ tín dụng quốc tế tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 64 - 66)

- Nghiên cứu phát triển những kênh bán hàng mới như bán hàng qua hệ thống đại lý, bán hàng trực tuyến trên Internet, telemarketing.

2.3.3So sánh sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế BIDV với các ngân hàng khác

Hiện tại trên thị trường Việt Nam có 12 ngân hàng đã và đang phát hành thẻ tín dụng quốc tế VISA/MasterCard, bao gồm: VCB, ACB, VietInbank, Agribank, Eximbank, Sacombank, Techcombank, Đông Á, VPBank, VIBank ,HSBC và ANZ, trong đó VCB và ACB là 2 ngân hàng có số lượng chủ thẻ tín dụng lớn nhất. Các ngân hàng phần lớn đều phát hành thẻ VISA với 2 hạng: hạng chuẩn và hạng vàng, trong đó hạn mức tín dụng của thẻ hạng vàng thông thường từ 50 triệu đến 250 triệu VNĐ. Các sản phẩm thẻ tín dụng hầu hết không có tên thương mại (trừ 1 số sản phẩm như Cremium của VietInbank hay Vietcombank MasterCard Cội nguồn của VCB).

2.3.3.1 Thị phần

VietcomBank, 33,7% ACB, 25,5% SacomBank, 9,3% Ngân hàng khác, 31,5% Ngân hàng khác VietcomBank ACB SacomBank

(Ngun: Tham kho th trường th ti các ngân hàng).

Qua biểu đồ trên, ta thấy được thị phần của thẻ tín dụng của thẻ Vietcombank là lớn nhất với 33,7%, tương đương 113.400 thẻ tín dụng được phát hành vào năm 2009 với bốn lại thẻ đó là: thẻ Vietcombank Visa, thẻ Vietcombank Mastercard cội nguồn, thẻ Vietcombank American Express. Trong đó thẻ Vietcombank Visa chiếm 55.600 thẻ (chiếm 49%). Thẻ Vietcombank có được thị phần rất lớn trong cả thị trướng thẻ tín dụng quốc tế lẫn thị trường thẻ tín dụng Visa là do Ngân hàng Vietcombank đã tham gia vào thị trường thẻ rất sớm (năm 1990), và là một trong hai ngân hàng đầu tiên trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ Visa (năm 1996), do vậy mà thì phần thẻ Visa của Vietcombank tại Việt Nam là rất lớn. Vì vậy, nó chính là đối thủ mạnh nhất không chỉ của BIDV mà còn của các Ngân hàng khác tại Việt Nam.

Chiếm vị trí thứ hai đó là ngân hàng ACB, cùng với Vietcombank, ACB cũng là ngân hàng đầu tiên tham gia vào tổ chức Visa quốc tế cũng như các tổ chức thẻ quốc tế khác. Về thị phần thẻ tín dụng của ACB tại thị trường Việt Nam là 25,5% (tương đương với 91.800 thẻ với các sản phẩm tín dụng quốc tế như: ACB Visa, ACB Mastercard, ACB Visa Business. Trong đó, 2 sản phẩm ACB Visa, ACB

Visa Business chiếm đến 53% số thẻ mà ACB phát hành trong năm 2009, tức 48.600 thẻ.

Đứng thứ ba đó là thẻ của ngân hàng Sacombank với 9,3%. Tuy thị phần của Sacombank nhìn chung còn thấp hơn Vietcombank và ngân hàng ACB nhưng so với các ngân hàng khác thì nó cũng chiếm vị trí khá lớn với 9,3% (tương đương với 33.480 thẻ). Tất cả các thẻ tín dụng quốc tế tại ngân hàng Sacombank đều là thẻ tín dụng của Visa với khá nhiều các sản phẩm thẻ: Sacom Visa Credit, Ladies first, OS Member, Parkson Privilege.

So với số lượng thẻ mà 3 ngân hàng này đã phát hành trong năm 2009, thì với số lượng phát hành thẻ tín dụng của BIDV trong năm vừa qua với 6.700 thẻ là rất ít và chiếm thị phần khá nhỏ tại cả thị phần thẻ tín dụng quốc tế nói chung lẫn thị trường thẻ tín dụng quốc tế của tổ chức Visa nói riêng. Nhưng có thể nói, đây là một kết quả đáng khích lệ đối với BIDV trong năm đầu tiên phát hành thẻ tín dụng quốc tế. Và trong những năm sau nữa, khi thị trường thẻ tại Việt Nam càng mở rộng cùng với việc hoàn thiện cả về sản phẩm lẫn chất lượng thẻ của mình thì BIDV có thể dành được thị phần khả quan hơn trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu phát triển thẻ tín dụng quốc tế tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đà nẵng (Trang 64 - 66)