Qua nghiên cứu phân tích tài chính, chúng ta thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của nó đối với Công ty. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại, mức độ cạnh tranh giữa các công ty ngày càng khốc liệt, các công ty khồng ngừng tìm kiếm các biện pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính, và các giải pháp được đưa ra ở trên là thiết thực đối với Công ty. Tuy nhiên, để các giải pháp được thực hiện tốt, có động lực thúc đẩy với công ty thì từ phía Nhà nước cần có sự hỗ trợ tích cực thông qua việc ban hành các quy định, các chính sách cụ thể về phân tích tài chính và quản lý tài chính, môi trường kinh doanh thuận lợi…cho các công ty. Xuất phát từ suy nghĩ đó em xin đề xuất một số kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước:
Thứ nhất: Để tạo cơ sở cho việc cung cấp thông tin kinh tế tài chính đầy đủ, chính xác Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống kế toán, kiểm toán.
Nền kinh tế nước ta đang từng bước phát triển ổn định, do đó Nhà nước cần ban hành các chính sách hạch toán kế toán ổn định tránh tình trạng thay đổi liên tục gây khó khăn cho các công ty. Bộ tài chính yêu cầu các công ty phải lập đầy đủ các BCTC với các mẫu bảng biểu thống nhất.
Các cơ quan kiểm toán Nhà nước cần thực hiện tốt nhiệm vụ của mình để đảm bảo tính khách quan của các công tác kiểm toán, tăng cường sự kiểm tra giám sát của Nhà nước đối với các công ty một cách kịp thời và đầy đủ để phát hiện những bất hợp lý của các nghiệp vụ kinh tế, chứng từ kế toán nhằm kiểm chứng tính chính xác, trung thực các số liệu tài chính của công ty góp phần mang lại một kết quả phân tích tài chính sát thực hơn.
Thứ hai: Để lành mạnh hóa tài chính công ty, cần quy định bắt buộc công ty phải nộp báo cáo phân tích tài chính hàng năm.
Bộ tài chính cần tiến tới yêu cầu các công ty phải thực hiện phân tích tài chính một cách nghiêm túc để tự đánh giá hoạt động tài chính của mình đề ra phương hướng phát triển và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên, để cơ quan này nắm vững hơn tình hình hoạt động của đơn vị mình quản lý để có các quyết định quản lý thích hợp và thúc đầy được hoạt động phân tích tài chính phát triển.
Nhà nước nên có các quy định yêu cầu các công ty phải công khai báo cáo tài chính để làm cơ sở cho việc phân tích tài chính được dễ dàng và thuận lợi hơn. Hiện nay, chỉ có trong công ty là có đủ tài liệu để phân tích tài chính còn những người ngoài công ty chưa thể tìm hiểu cụ thể về công ty mà mình quan tâm. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi các công ty Nhà nước chuyển thành các Công ty cổ phần.
67
Thứ ba: Để có chuần mức, thước đo đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, Nhà nước phải có quy định về việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu ngành.
Chỉ tiêu ngành sẽ cung cấp thông tin quan trọng cho các công ty, nó là cơ sở tham chiếu để các nhà phân tích có thể đưa ra các nhận xét, đánh giá kết luận về hoạt động tài chính tại công ty một cách chính xác.
Thứ tư: Để nâng cao hiệu quả tài chính của công ty, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý tài chính đối với công ty.
Hệ thống cơ chế quản lý đóng vai trò quan trọng trong quản trị tài chính công ty. Đây là cơ sở pháp lý thống nhất để các đơn vị tiến hành hạch toán kinh doanh, lập các báo cáo tài chính phục vụ cho công tác phân tích tài chính và quản trị tài chính cho đơn vị mình.
Ngoài ra để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty Nhà nước cần xây dựng thị trường tài chính, thị trường vốn ổn định, phát triển thị trường chứng khoán Việt nam để mở rộng kênh dẫn vốn thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, các quỹ, các công ty tài chính trên thị trường để các công ty có thể huy động vốn dễ dàng hơn, có thêm điều kiện để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Tóm lại, Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo cho các doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh có hiệu quả, để thực hiện điều này Nhà nước cần tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, bằng việc xây dựng hàng lang pháp lý đồng bộ, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước, các thủ tục hành chính tiến hành cần đơn giản hoá nhưng vẫn đảm bảo nghiêm túc và có hiệu quả.