Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và dịch vụ khanh tuyến - thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 55)

Phân tích khả năng thanh toán của Công ty TNHH Khanh Tuyến cho thấy sự biến động của các khoản mục ảnh hưởng đến khả năng chi trả các khoản lãi và nợ đến hạn của Công ty. Từ đó có thể tìm ra những nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ trong thanh toán giúp Công ty làm chủ, cải thiện tình hình tài chính và đảm bảo sự phát triển.

Bảng 2.7. Chỉ tiêu khả năng thanh toán Công ty năm 2011 – 2013

(Đơn vị: lần)

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2011 - 2012 2012 - 2013

Khả năng thanh toán hiện hành 0,14 0,50 0,65 0,35 0,15 Khả năng thanh toán nhanh 0,08 0,45 0,60 0,37 0,15 Khả năng thanh toán tức thời 0,05 0,2 0,02 0,15 (0,18) Khả năng thanh toán tổng quát 2,29 1,96 1,98 (0,33) 0,02

(Nguồn: Dựa trên BCTC công ty TNHH và DV Khanh Tuyến)

0% 20% 40% 60% 80% 100% 2011 2012 2013 43.650% 51.070% 50.550% 56.350% 48.930% 49.450% % Năm Vốn chủ sở hữu Nợ dài hạn Nợ ngắn hạn

43

2.3.1.1. Khả năng thanh toán hiện hành (Current ratio)

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành là một trong những thước đo khả năng thanh toán của doanh nghiệp được sử dụng rộng rãi. Tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Khanh Tuyến, hệ số khả năng thanh toán hiện hành được thể hiện thông qua bảng số liệu 2.7 ở trên.

Có thể thấy khả năng thanh toán hiện hành của Công ty được cải thiện trong quá trình hoạt động kinh doanh từ năm 2011 - 2013, tuy nhiên chưa thực sự tốt.Khả năng thanh toán hiện hành của công ty năm 2011 là 0,14 lần; năm 2012 tăng 0,35 lần; năm 2013 tăng 0,15 lần. Sự tăng dần qua các năm của khả năng thanh toán hiện hành là do tài sản ngắn hạn gồm tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn… tăng qua các năm, mức tăng 372,52% ở năm 2012 và 28,6% ở năm 2013. Trong khi đó nợ phải trả ngắn hạn hay nói cách khác là nợ ngắn hạn (Công ty không sử dụng nợ vay dài hạn) cũng tăng ở mức 37,04% năm 2012, giảm 1,75% năm 2013 nhưng tăng không nhanh bằng tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn.

Khả năng thanh toán có sự thay đổi theo chiều hướng tốt trong quá trình hoạt động kinh doanh do tài sản ngắn hạn tăng, nợ phải trả có xu hướng giảm. Tuy nhiên với khả năng thanh toán thấp như này là do Công ty không kiểm soát được các khoản nợ ngắn hạn, dẫn đến đầu tư kém hiệu quả. Các chỉ tiêu này đều nhỏ hơn rất nhiều so với 1 và với mức trung bình ngành là 1,34 lần; chứng tỏ Công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và chưa đảm bảo được khả năng thanh khoản.Mặc dù hệ số này đã được chuyển biến tích cực qua các năm nhưng vẫn còn rất thấp. Do vậy Công ty cần nâng cao năng lực tài chính để giảm các khoản nợ phải trả ngắn hạn xuống bằng cách thanh toán hết các khoản nợ người bán, tăng dần quy mô tài sản ngắn hạn để hạn chế được rủi ro trong thanh toán.

2.3.1.2. Khả năng thanh toán nhanh (Quick ratio)

Khả năng thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn khả năng thanh toán hiện hành vì chỉ có tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào. Nhìn vào bảng 2.7 tathấy sự biến động của nó thông qua các năm.

Khả năng thanh toán nhanh của công ty lần lượt từ năm 2011 - 2013 là 0,08 lần; 0,45 lần; 0,60 lần. Những hệ số này phản ánh khả năng thanh toán của công ty đã được cải thiện những năm qua. Năm 2011 do những biến động của nền kinh tế nên Công ty kinh doanh mang lại hiệu quả hạn chế, các yếu tố tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản thu ngắn hạn…không đủ để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, hệ số thanh toán chỉ đạt 0,08 lần. Vượt qua khó khăn của thị trường, Giám đốc Công ty đã đưa ra các chính sách tín dụng hợp lý và đúng đắn nhằm đảm bảo nhu cầu

44

thanh toán các khoản nợ. Nhờ đó năm 2012 hệ số đã tăng 37%, năm 2013 tăng 15% đạt 0,6 lần. Thông thường hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp từ 0,5 đến 1 là doanh nghiệp đã có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Vì vậy năm 2013, hệ số đó lớn hơn 0,5 lần là dấu hiệu tích cực cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp được cải thiện đáng kể theo quá trình hoạt động. Mỗi đồng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp được đảm bảo bằng 0,6 tài sản ngắn hạn (không tính đến khoản mục hàng tồn kho) năm 2013. Cùng với sự phát triển của thị trường, Công ty cần có những chính sách và kế hoạch để nâng cao hệ số thanh toán nhanh và đảm bảo hệ số này lớn hơn 1 là tốt.

2.3.1.3. Khả năng thanh toán tức thời

Hệ số khả năng thanh toán tức thời phản ánh mối quan hệ giữa các khoản tiền mặt và tương đương như tiền với khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Nhìn chung hệ số này càng cao thì khả năng thanh khoản của doanh nghiệp càng mạnh. Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao thì lượng vốn bằng tiền bị ứ đọng ở doanh nghiệp quá lớn làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Khả năng thanh toán tức thời cho biết bao nhiêu tiền mặt và các khoản tương đương tiền của công ty đáp ứng nghĩa vụ nợ ngắn hạn hay nói cách khác, nó cho biết cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Dựa vào bảng số liệu 2.7 ta có thể thấy mức độ dữ trữ tiền và các khoản tương đương tiền trong năm 2012là 0,2lần cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,2đồng tiền và các khoản tương đương tiền, tăng 15% so với năm 2011.Điều này là do lượng tiền và các khoản tương đương tiền tăng nhanh trong năm 2012. Đến năm 2013 thì lượng tiền và các khoản tương đương tiền giảm 89,12%, do đó khả năng thanh toán tức thời của Công ty cũng giảm 18% xuống còn 0,02 lần. Các hệ số này của Công ty thực sự là rất thấp. Năm 2012 chỉ tiêu này của công ty đã có sự cải thiện so với năm 2011, nhưng sang năm 2013 chỉ tiêu này còn thấp hơn cả so với năm 2011. Điều này phản ánh năng lực thanh toán những khoản nợ ngắn hạn bằng tiền mặt hoặc những khoản tương đương tiền của Công ty hầu như không có.Công ty luôn cần phải tính toán mức dữ trữ tốt nhất cho hoạt động kinh doanh và vẫn đảm bảo khả năng sinh lời của đồng vốn kinh doanh.

2.3.1.4. Khả năng thanh toán tổng quát

Khả năng thanh toán tổng quát là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng với tổng nợ phải trả. Nó cho phép chúng ta đánh giá một cách nhanh nhất về tình hình và năng lực thanh toán của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Nhìn vào bảng 2.7 đã phân tích ở trên ta thấy được sự biến động của khả năng thanh toán tổng quát qua các năm.

45

Về khả năng thanh toán tổng quát của công ty, từ năm 2011 - 2013 chỉ tiêu này của công ty đều lớn hơn 1, công ty đủ khả năng thanh toán. Năm 2012 khả năng thanh toán tổng quát của công ty giảm 33% so với năm 2011, năm 2013 giảm 2%. Điều này cho ta thấy năng lực thanh toán của công ty đang giảm dần. Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Khanh Tuyến cần có biện pháp làm giảm tổng nợ phải trả, cụ thể là giảm nợ vay ngắn hạn vì nợ ngắn hạn chiếm tối đa trong cơ cấu nợ phải trả của doanh nghiệp và đồng thời tăng quy mô tài sản trong những năm sắp tới để cải thiện khả năng thanh toán của Công ty.

Từ phân tích những chỉ tiêu thanh toán ở trên có thể thấy khả năng thanh toán của công ty đang thực sự là một vấn đề rất lớn, công ty đang gặp rất nhiều rủi ro trong thanh khoản và có thể mất khả năng thanh khoản bất cứ lúc nào. Mất khả năng thanh khoản là một trong những lý do chiếm tỷ lệ cao nhóm nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các công ty. Công ty cần có biện pháp nâng cao khả năng thanh toán của mình, nâng cao khả năng thanh toán có thể được coi là một trong những yêu cầu bức thiết nhất trong quản trị tài chính của công ty hiện tại.

Một phần của tài liệu tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và dịch vụ khanh tuyến - thực trạng và giải pháp (Trang 52 - 55)