Phân tích nhóm chỉ tiêu quản lý tài sản

Một phần của tài liệu tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và dịch vụ khanh tuyến - thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 59)

Các hệ số trong quá trình phân tích khả năng quản lý tài sản phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, nhằm đánh giá mức độ cân bằng tài chính và khả năng thanh toán của Công ty.

2.3.2.1. Vòng quay tiền

Phản ánh thời gian quay vòng tiền trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích vòng quay tiền của Công ty TNHH Khanh Tuyến thông qua các hệ số trong bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.8. Vòng quay tiền

( Đơn vị: đồng )

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu thuần 8.234.172.527 9.566.978.099 8.805.231.280 Tiền và các khoản tương đương tiền 77.603.142 418.010.225 45.482.171

Vòng quay tiền (vòng) 106,12 22,89 193,60

(Nguồn: Dựa trên BCTC công ty TNHH và DV Khanh Tuyến)

Có thể thấy vòng quay tiền của Công ty là tương đối lớn. Năm 2011 do Công ty dự trữ ít tiền và các khoản tương đương tiền nên sau khi thu được tiền từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, Công ty sử dụng tiền để đầu tư vào tài sản cố định hoặc

46

cơ sở vật chất, do đó vòng quay tiền là 106,12 vòng trong kinh doanh. Do việc dự trữ tiền mặt thấp gây khó khăn cho Công ty trong việc thanh toán khi có khoản nợ đến hạn, nên năm 2012 Công ty áp dụng chính sách tăng lượng dự trữ tiền và các khoản tương đương tiền từ 77.603.142 đồng lên 418.010.225 đồng tương ứng tốc độ 438,65% trong khi đó doanh thu thuần chỉ tăng với tốc độ 16,19% khiến cho tỷ lệ vòng quay giảm còn 22,89 vòng. Các chính sách Công ty áp dụng để tăng lượng dự trữ tiền là: đẩy nhanh tiến trình thu nợ; tăng cường thanh toán cho đối tác, nhà cung cấp bằng phương pháp chuyển tiền qua ngân hàng, thông thường vào ngày cuối của thời gian hưởng chiết khấu thương mại; nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư để tránh tình trạng sử dụng 100% vốn chủ sở hữu để đầu tư vào tài sản cố định.

Năm 2013 doanh thu thuần giảm xuống còn 8.805.231.280 đồng tương ứng với 7,96% so với năm 2012. Lượng tiền dự trữ giảm còn 45.482.171 đồng, do đó vòng quay tiền tăng 745,78% lên đến 193,6 vòng/năm do tốc độ giảm của tiền và các khoản tương đương tiền nhanh hơn tốc độ giảm của doanh thu thuần. Nhìn chung Công ty có số vòng quay tiền lớn, sử dụng dòng tiền thường xuyên trong quá trình kinh doanh để sinh lời, không xảy ra tình trạng ứ đọng vốn do dự trữ tiền mặt quá nhiều.

2.3.2.2. Vòng quay hàng tồn kho(Inventory turnover)

Phân tích vòng quay hàng tồn kho cho thấy hiệu quả quản lý hàng tồn kho, hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng trong một kì kinh doanh để tạo ra doanh thu.

Bảng 2.9. Vòng quay hàng tồn kho

( Đơn vị: đồng )

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Giá vốn hàng bán 7.109.887.529 8.821.884.680 8.411.091.003

Hàng tồn kho 100.000.000 100.000.000 100.000.000

Vòng quay hàng tồn kho (vòng) 71,1 88,2 84,1

Số ngày trong năm (ngày) 365 365 365

Thời gian quay vòng (ngày) 5,13 4,14 4,34

(Nguồn: Dựa trên BCTC công ty TNHH và DV Khanh Tuyến)

Hàng tồn kho của Công ty có tốc độ quay vòng để tạo ra sự thuận lợi sự luân chuyển vốn nhanh hơn. Việc tồn đọng hàng tồn kho nguyên nhân chính là việc tăng giá xăng dầu trên thị trường khiến Công ty phải tăng cường dự trữ nguyên nhiên liệu để tránh biến động của giá. Hàng tồn kho không đổi qua các năm 2011 - 2013 là 100.000.000 đồng. Công ty trong quá trình kinh doanh, có giá trị giá vốn hàng bán là

47

7.109.887.529 đồng năm 2011 nên hàng tồn kho quay được 71,1 vòng, thời gian quay vòng hàng tồn kho trung bình là 5,13 ngày. Nhờ kế hoạch kinh doanh khả thi và hiệu quả, năm 2012 Công ty nhận được nhiều hợp đồng kinh tế nên giá vốn hàng bán tăng 24,08% lên đến 8.821.884.680 đồng, hàng tồn kho quay được 88,2 vòng, tăng 24,05% so với năm 2011. Thời gian quay vòng năm 2012 giảm còn 4,14 ngày tương đương với mức giảm 19,3%. Cùng với sự phát triển của hoạt động kinh doanh, năm 2013, hàng tồn kho không đổi, giá vốn hàng bán giảm đi 4,66% cho thấy hoạt động kinh doanh đang chững lại, vòng quay hàng tồn kho giảm còn 84,1 vòng với mức giảm 4,6%, thời gian quay vòng tăng lên 4,34 ngày, tương ứng với mức tăng 4,8%. Với những số liệu trên cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty đang ngày càng được nâng cao, việc quản lý hàng tồn kho ngày càng hiệu quả hơn.

2.3.2.3. Vòng quay khoản phải thu và thu nợ bán chịu

Bảng 2.10. Vòng quay khoản phải thu và kỳ thu nợ bán chịu

( Đơn vị: đồng )

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh thu thuần 8.234.172.527 9.566.978.099 8.805.231.280

Phải thu ngắn hạn 0 77.534.334 465.482.171

Vòng quay khoản phải thu (vòng) 0 123,39 18,92

Kỳ thu nợ bán chịu (ngày) 0 2,96 19,29

(Nguồn: Dựa trên BCTC công ty TNHH và DV Khanh Tuyến)

Theo số liệu của bảng trên, có thể thấy vòng qua khoản phải thu của Công ty có xu hướng giảm từ 2011- 2013. Năm 2011 không có khoản phải thu ngắn hạn nên không quay vòng khoản phải thu. Năm 2012, doanh thu thuần tăng từ 8.234.172.527 đồng lên 16,19% ở mức 9.566.978.099 đồng, điều đó cho thấy Công ty kinh doanh có hiệu quả. Đồng thời khoản phải thu ngắn hạn tăng lên 77.534.334 đồng, do đó vòng quay khoản phải thu tăng lên 123,39 vòng, kỳ thu nợ bán chịu là 2,96 ngày. Năm 2013 hoạt động kinh doanh chững lại khiến doanh thu thuần giảm 7,96% xuống còn 8.805.231.280 đồng, khoản phải thu ngắn hạn tăng cao 499,9% nên vòng quay giảm còn 18,92 vòng trong năm. Do tốc độ tăng của doanh thu thuần thấp hơn tốc độ tăng của khoản phải thu ngắn hạn nên kì thu nợ tăng lên 19,29 ngày.

Qua phân tích những chỉ tiêu hoạt động của công ty ta có thể thấy, hiệu suất sử dụng tài sản của công ty đang có chiều hướng giảm dần, mà nguyên nhân chủ yếu là do công ty thu hẹp sản xuất cung cấp dịch vụ, công ty chưa có giải pháp để đẩy mạnh phát triển kinh doanh. Tuy nhiên hiệu suất sử dụng tài sản của công ty vẫn là cao hơn

48

rất nhiều so với mức trung bình ngành. Điều này phản ánh năng lực quản lý, sử dụng tài sản của công ty là rất tốt.

2.3.2.4. Hiệu suất sử dụng tài sản

Hiệu suất sử dụng tài sản bao gồm ba chỉ số: Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn, Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn, Hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Việc phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cho thấy khả năng quản lý và hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty, qua đó góp phần khắc phục những nhược điểm trong quản lý tài sản tại Công ty.

Bảng 2.11. Hiệu suất sử dụng tài sản

(Đơn vị:lần )

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2011 - 2012 2012 -2013

Hiệu suất sử dụng TSNH 37,98 9,34 6,68 (28,64) (2,66)

Hiệu suất sử dụng TSDH 2,55 3,18 3,27 0,63 0,09

Hiệu suất sử dụng tổng TS 2,40 2,37 2,20 (0,03) (0,17)

(Nguồn: Dựa trên BCTC công ty TNHH và DV Khanh Tuyến)

Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn:

Tài sản ngắn hạn bao gồm: tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác. Hiệu suất sử dụng tài sản năm 2011 – 2013 ngày càng giảm chứng tỏ mỗi đồng đầu tư vào tài sản ngắn hạn tại Công ty qua các kỳ kinh doanh tạo được ít doanh thu hơn. Chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu tài sản, tuy tài sản ngắn hạn tăng dần trong vòng 3 năm nhưng doanh thu tăng chậm 16,19% so với năm 2011 và giảm 7,96% còn 8.805.231.280 đồng trong năm 2013 khiến cho hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn giảm nhanh từ 37,98 lần xuống còn 9,34 lần so với năm 2011. Năm 2013 thì hiệu suất chỉ còn 6,68 lần, giảm 28,48% so với năm trước. Qua sự biến động của hệ số hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty càng ngày càng giảm, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả.

Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn:

Tài sản dài hạn của Công ty chỉ gồm tài sản cố định, khoản mục tài sản dài hạn khác bằng 0 trong các năm 2011 – 2013. Từ số liệu của báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán ta có được kết quả phân tích bảng 2.15 cho thấy hiệu suất tài sản dài hạn sự chuyển biến tích cực qua các năm. Việc đầu tư vào tài sản cố định của Công ty ngày càng thu được nhiều doanh thu hơn. Năm 2011, Công ty có hiệu suất sử dụng tài sản cố định là 2,55 lần, nghĩa là mỗi đồng đầu tư vào tài sản cố định thu được 2,55 đồng doanh thu. Do Công ty dùng chính sách giảm tỷ trọng tài sản cố định xuống còn

49

3.012.711.541 đồng trong năm 2012 với mức giảm 6,71%; trong khi đó doanh thu thuần từ bán hàng tăng lên 16,19% nâng hiệu quả sử dụng tài sản cố định lên 0,63 lần ở mức 3,18 lần. Năm 2013, Ban giám đốc thấy cần đầu tư vào tài sản ngắn hạn nhiều hơn để phục vụ cho mục tiêu kinh doanh của Công ty nên giảm tỷ trọng tài sản dài hạn xuống 10,72% còn 2.689.857.934 đồng. Doanh thu thuần năm này cũng giảm 7,96%; giảm chậm hơn tốc độ giảm của tài sản cố định, do đó hiệu suất tài sản vẫn tăng 0,09 lần lên mức 3,27 lần. Ta có thể khẳng định được rằng việc đầu tư vào tài sản cố định là khả quan và hiệu quả, Công ty cần phát huy hơn nữa để nâng cao doanh thu, cải thiện tình hình tài chính Công ty.

Hiệu quả sử dụng tổng tài sản:

Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy mỗi đồng đầu tư vào tài sản tại Công ty có thể tạo ra hơn 1 đồng doanh thu. Điều này có nghĩa là hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty là khá tốt. Tuy nhiên qua các năm 2011 – 2013 ta lại thấy hiệu suất giảm dần trong quá trình hoạt động kinh doanh chứng tỏ tình hình kinh doanh của Công ty đang gặp khó khăn, cần hướng giải quyết để cải thiện tình trạng này. Cụ thể là năm 2011 tổng tài sản là 3.446.066.666 đồng , đạt hiệu suất sử dụng tài sản là 2,4 lần., nghĩa là mỗi đồng đầu tư vào tài sản thu được 2,4 đồng doanh thu. Năm 2012, tổng tài sản tăng lên 17,15%; doanh thu tăng 16,19%; tốc độ tăng doanh thu chậm hơn tốc độ tăng tài sản do đó hiệu suất giảm 0,03 lần xuống còn 2,37 đồng. Năm 2013 Công ty đầu tư cho tài sản ít hơn 0,74% đồng thời doanh thu thuần cũng giảm 7,96% nên hiệu suất sử dụng tài sản giảm còn 2,2 lần. Với sự biến động không tốt của hiệu suất sử dụng tài sản thì Công ty cần có kế hoạch điều chỉnh lại cơ cấu tỷ trọng tài sản ngắn hạn và dài hạn của Công ty để khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty trong thời điểm hiện tại và phát triển trong tương lai.

Một phần của tài liệu tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và dịch vụ khanh tuyến - thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 59)