Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Bắc Ninh (Trang 71 - 73)

5. Bố cục của luận văn

3.3.4.Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền

Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền được thể hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 3.12: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền và tỷ trọng so với tổng huy động vốn của VCB Bắc Ninh

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu HĐV

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) VNĐ 248.042 70,34 329.138 55,62 696.977 69,58 900.505 74,57 1.270.003 77.53 KKH 56.196 15,94 74.455 12,58 139.006 13,88 238.065 19,72 492.780 30.03 Có kỳ hạn 191.846 54,40 254.683 43,04 557.971 55,70 662.440 54,86 778.223 47.19 ngoại tệ quy VNĐ 104.603 29,66 262.587 44,38 304.781 30,42 307.027 25,43 368.037 22.47 KKH 36.839 10,45 42.987 7,26 138.893 13,86 138.269 11,45 142.576 8.67 Có kỳ hạn 67.764 19,22 219.600 37,11 165.889 16,56 168.758 13,98 225.461 13.74

Tỷ trọng nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ giảm đáng kể và thay vào đó là vốn huy động bằng VND đã dần chiếm ưu thế trong tổng nguồn huy động đặc biệt là vào năm 2009, 2010 do một số nguyên nhân sau đây:

- Lãi suất huy động VND tăng cao hơn rất nhiều so với lãi suất huy động bằng ngoại tệ nên khách hàng có xu hướng chuyển từ ngoại tệ sang VND để gửi có kỳ hạn.

- Lãi suất USD trong nước liên tục sụt giảm do tình hình khủng hoảng tài chính trên thế giới, Fed thường xuyên cắt giảm lãi suất kéo theo việc giảm lãi suất huy động của một loạt các loại ngoại tệ. Lãi suất trên thị trường quốc tế của các ngoại tệ này hầu như bằng không nên lãi suất huy động ngoại tệ trong nước cũng giảm đáng kể dẫn đến tiền gửi bằng ngoại tệ không hấp dẫn như bằng đồng Việt Nam. Từ đầu năm 2010, NHNN đã có quy định trần lãi suất tiền gửi USD đối với các tổ chức kinh tế là 1% dẫn đến nhiều doanh nghiệp không chuyển USD về tài khoản để gửi như trước kia do mặt bằng lãi suất là như nhau, Chi nhánh không có được sự cạnh tranh về lãi suất.

- Các doanh nghiệp FDI lớn như Công ty DK UIL, Tập đoàn Foxconn... đã triển khai xong giai đoạn đầu tư cơ sở hạ tầng nên đã sử dụng hết vốn đầu tư ban đầu và bắt đầu nhận doanh thu trong nước bằng VNĐ nên nguồn vốn VNĐ tăng mạnh, đến cuối năm 2010 chiếm tỷ trọng 75% tổng vốn huy động.

- Trong vòng 10 tháng kể từ 11/2009 đến 8/2010, NHNN đã phải thực hiện 3 lần điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng, tăng tổng cộng 11,17% lên mức 18.932 VND/USD. Tỷ giá trần được niêm yết là 19.500 VND/USD nhưng tỷ giá trên thị trường tự do lên cao nhất ở mức 21.500 VND/USD. Sự chênh lệch khá lớn này (vào khoảng 10%) cho thấy áp lực tiếp tục phá giá VNĐ trong thời gian tới là rất lớn. So với các nước trong khu vực tiền VNĐ đang bị mất giá mạnh ngay cả khi tính theo tỷ giá chéo chính thức. Cụ thể, VNĐ mất giá hơn 20% so với đồng Yên của Nhật Bản, hơn 17% so với đồng tiền của Thái Lan và Malaysia, gần 8% so với đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc. Nguyên

nhân chủ yếu gây ra sự mất giá tiền VNĐ là tài khoản vãng lai của Việt Nam luôn bị thâm hụt rất lớn (do nền kinh tế nhập siêu với mức thâm hụt 10-12% GDP), lòng tin vào đồng nội tệ suy giảm do sự thiếu ổn định của chính sách tỷ giá và lạm phát cao triền miên và tình trạng đô la hóa gia tăng (tâm lý đầu cơ ngoại tệ, sử dụng trong thanh toán và tín dụng ngoại tệ tăng mạnh do chênh lệch lãi suất giữa USD và VND)

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Bắc Ninh (Trang 71 - 73)