Cơ cấu huy động vốn phân theo đối tượng

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Bắc Ninh (Trang 61 - 67)

5. Bố cục của luận văn

3.3.2. Cơ cấu huy động vốn phân theo đối tượng

Nếu phân theo đối tượng khách hàng, huy động vốn của VCB Bắc Ninh bao gồm huy động từ các tổ chức kinh tế và huy động từ dân cư. Số liệu cụ thể về tình hình tăng trưởng từng nguồn được thể hiện thông qua bảng sau:

Bảng 3.8: Huy động vốn phân theo đối tƣợng khách hàng

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số dư +/- (%) So với 2006 Số dư +/- (%) So với 2007 Số dư +/- (%) So với 2008 Số dư +/- (%) So với 2009 Số dư +/- (%) So với 2010 Tiền gửi tổ chức 194.667 89,5 385.850 98,2 632.340 63,8 780.487 23,4 1130.614 44.9 Tiền gửi dân cư 157.978 40,6 205.875 30,3 369.419 79,4 427.045 15,6 508.636 19.1 Tổng vốn huy động từ nền kinh tế 352.645 78,5 591.725 67,8 1.001.759 69,3 1.207.532 20,5 1638.250 35.7

(Nguồn: Báo cáo tài chính của VCB Bắc Ninh năm 2007-2011)

- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế:

Do lợi thế về quy mô, uy tín đặc biệt là thế mạnh về thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ cũng như trình độ quản lý cao nên VCB Bắc Ninh đã ngày càng thu hút thêm được các khách hàng tổ chức mở tài khoản tiền gửi, thanh toán, đặc biệt năm 2009 và 2010 có một số doanh nghiệp FDI mới đầu tư vào Bắc Ninh đã mở tài khoản tại Chi nhánh có được nguồn vốn ngoại tệ lớn. Do đó, một mặt, VCB Bắc Ninh luôn đạt được mức tăng trưởng khá lớn về số lượng tài khoản tiền gửi của các tổ chức, vốn huy động và nguồn thu từ các dịch vụ ngân hàng cũng không ngừng tăng trưởng.

Bảng 3.9: Tiền gửi của TCKT phân theo kỳ hạn

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Tiền gửi TCKT

Tổng Tiền gửi KKH Tiền gửi có kỳ hạn Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng Số dƣ Tỷ trọng Năm 2007 194.667 100% 70.055 36% 124.612 64% Năm 2008 385.850 100% 90.492 23,5% 295.358 76,5% Năm 2009 632.340 100% 207.016 32,7% 425.324 67,3% Năm 2010 780.487 100% 302.251 38,7% 478.236 61,3% Năm 2011 1130.470 100% 492.780 43.6% 637.690 56.4%

(Nguồn: Báo cáo tài chính VCB Bắc Ninh năm 2007 - 2011)

Hình 3.4. Biểu đồ tiền gửi của TCKT phân theo kỳ hạn

Qua bảng trên, ta có thể nhận thấy tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế tại VCB Bắc Ninh duy trì khá ổn định theo tỷ lệ khoảng 35%-65%, loại trừ năm 2008 biến động mạnh.

Điều này phản ánh rất rõ nét thực trạng do vào cuối năm 2008 và năm 2009, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến nền kinh tế trong nước nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước nói riêng. Ngành ngân hàng - tài chính cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ các hệ lụy của cuộc khủng hoảng này. Tỷ giá và lãi suất huy động biến động liên tục theo nhiều hướng ngược chiều nhau, đặc biệt năm 2008, với tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế cao (19.98%), tín dụng ngân hàng tăng nóng đã lôi các ngân hàng vào cuộc đua tăng lãi suất mà có thời điểm, lãi suất huy động của một số ngân hàng lên đến kịch trần lãi suất do ngân hàng nhà nước quy định (thời điểm cao nhất là 21%/năm). Cùng với cuộc đua lãi suất này đã xuất hiện một nghịch lý làm biến dạng đường cong lãi suất ngân hàng, đó là việc lãi suất huy động các kỳ hạn ngắn (< 6 tháng) cao hơn rất nhiều so với kỳ hạn dài. Đặc biệt phát sinh các kỳ hạn cực ngắn như 3 ngày, 1 tuần, 2 tuần, hay thậm chí có ngân hàng còn niêm yết lãi suất qua đêm áp dụng cho tài khoản tiền gửi thanh toán dựa trên số dư của tài khoản này.

Đến đầu năm 2009, cùng với việc NHNN quy định lãi suất cơ bản giảm dần, lãi suất huy động cũng giảm dần nhưng đến cuối năm 2009 thì hiện tượng này lại xuất hiện do các ngân hàng đã tăng trưởng tín dụng cao hơn rất nhiều so với định hướng của NHNN, dẫn đến tình trạng căng thẳng về thanh khoản của không chỉ các ngân hàng cổ phần mà còn lan sang cả các NHTM nhà nước. Và một lần nữa, kết hợp với việc NHNN quy định trần lãi suất huy động của các TCTD là 10.5%/năm thì đường cong lãi suất lại biến dạng thành một đường thẳng nẳm ngang với việc niêm yết lãi suất ở tất cả các kỳ hạn đều bằng nhau và kịch trần do NHNN quy định – tất cả các kỳ hạn đều được niêm yết ở mức 10.49%/năm, thậm chí 10.499%/năm.

Chính cuộc đua lãi suất này cùng với việc đưa vào niêm yết các kỳ hạn tiền gửi ngắn kết hợp với tình hình kinh doanh khó khăn nên các tổ chức đã

tận dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình để gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng, làm cho số dư tiền gửi thanh toán giảm trong khi tiền gửi có kỳ hạn tăng lên đáng kể, có thể nói là đột biến vào cuối năm 2008. Tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng 76,5% trong tổng vốn huy động từ tổ chức kinh tế.

Tiền gửi của các TCKT tăng với tốc độ nhanh hơn của dân cư dẫn đến tỷ trọng tiền gửi của TCKT trong tổng vốn huy động ngày càng lớn. Nếu như cuối năm 2007, tiền gửi của các TCKT chỉ chiếm 55,2% tổng vốn huy động thì con số này đã tăng qua các năm 2008, 2009, 2010 với tỷ trọng tương ứng là: 65,21%, 63,12% và 64,63% tổng vốn huy động.

- Tiền gửi của dân cƣ:

Tiền gửi của dân cư tại VCB Bắc Ninh bao gồm: + Tài khoản tiền gửi thanh toán (Current Account); + Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn (Fixed Deposit);

+ Tiền gửi tiết kiệm (Saving Account): Tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi....

Tiền gửi của dân cư tuy giảm dần về tỷ trọng trong tổng vốn huy động với các tỷ lệ tương ứng qua các năm 2007, 2008, 2009 và 2010 là 44,8%, 34,79%; 36,88% và 35,37% nhưng về số tuyệt đối vẫn được duy trì tăng trưởng ổn định.

Tỷ lệ tăng trưởng tiền gửi của dân cư năm sau so với năm trước của các năm 2008, 2009 và 2010 lần lượt là: 30,32%; 79,44% và 15,6% tương ứng với số dư tuyệt đối tăng trưởng lần lượt là: 47.897 triệu đồng, 163.544 triệu đồng và 57.626 triệu đồng.

Bảng 3.10: Tiền gửi của dân cƣ phân theo kỳ hạn

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Tiền gửi của dân cƣ

Tổng Tiền gửi KKH Tiền gửi có kỳ hạn Số dƣ trọng Tỷ Số dƣ trọng Tỷ Số dƣ Tỷ trọng Năm 2007 157.978 100% 22.980 14,5% 134.998 85,5% Năm 2008 205.875 100% 26.950 13.1% 178.925 86,9% Năm 2009 369.419 100% 70.883 19,2% 298.536 80,8% Năm 2010 427.045 100% 74.083 17,3% 352.962 82,7% Năm 2011 508.530 100% 80.240 15.8% 428.290 84.2%

(Nguồn: Báo cáo tài chính VCB Bắc Ninh năm 2007-2011)

Hình 3.5. Biểu đồ tiền gửi của dân cư phân theo kỳ hạn

Vào thời điểm cuối năm 2007, đầu 2008, các ngân hàng TMCP phát triển vượt bậc trên thị trường tài chính ngân hàng đã làm cho mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt đặc biệt là trên thị trường bán lẻ. Hầu hết các ngân hàng TMCP và các ngân hàng nước ngoài có ưu thế trên thị trường cả về sản

phẩm, lãi suất lẫn tác phong phục vụ khách hàng. Đặc biệt Bắc Ninh là một địa bàn nhỏ bé song đã tập trung hầu hết các NHTM lớn, trong đó có các Ngân hàng huy động tiết kiệm rất tốt như: Techcombank, Sacombank... Trong khi đó, Vietcombank lại trong quá trình tập trung chuẩn bị cho việc cổ phần hóa nên mặc dù đã đánh giá được tầm quan trọng của việc chiếm lĩnh thị trường bán lẻ, nhưng chưa tập trung đầu tư thích đáng cho mảng này dẫn đến các sản phẩm, dịch vụ của mảng ngân hàng bán lẻ kém sức cạnh tranh so với của các ngân hàng TMCP, đặc biệt trong lĩnh vực thu hút tiền gửi.

Lãi suất huy động của Vietcombank thường xuyên thấp hơn khá nhiều so với các mức lãi suất cùng kỳ hạn của các ngân hàng TMCP. Sản phẩm tiền gửi mặc dù đã đa dạng hơn trước (có thêm sản phẩm tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ, linh hoạt lãi thưởng, gửi tiết kiệm tặng bảo hiểm xe máy, bậc thang lãi thưởng, các kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi theo từng thời kỳ) nhưng cũng chưa có tính năng nổi trội hơn so với các ngân hàng khác. Đặc biệt, các sản phẩm mang tính chất kết hợp với các dịch vụ khác chưa có, ví dụ: các sản phẩm tiền gửi kết hợp bảo hiểm, tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm mang tính chất niên kim...

Năm 2009, nắm bắt được nguy cơ sụt giảm mạnh nếu không kịp thời có những điều chỉnh trong công tác huy động vốn, Vietcombank đã đặc biệt chú trọng đến việc phát triển các sản phẩm bán lẻ. Tại Chi nhánh Bắc Ninh, Ban Giám đốc Chi nhánh đã phân công bộ phận chủ động theo dõi những diễn biến trên thị trường tiền gửi, phản ánh kịp thời nhằm đưa ra các sản phẩm phù hợp hơn với nhu cầu của người gửi tiền. Đồng thời, trên cơ sở định hướng của HSC, các quy định của NHNN, Chi nhánh thường xuyên nắm bắt và điều chỉnh kịp thời lãi suất theo tín hiệu thị trường; mức lãi suất niêm yết của Chi nhánh đã rút ngắn được khoảng cách với các ngân hàng TMCP, có thời điểm bằng và cao hơn các ngân hàng TMCP khác nên tiền gửi của dân cư đã tăng lên đáng kể. Vốn huy động từ dân cư quy VND đến cuối năm 2009 đạt 369.419 triệu đồng, tăng 163.544 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2008. Một yếu tố nữa cũng góp phần làm vốn huy động từ dân cư quy VND tăng lên là việc NHNN

điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân thị trường liên ngân hàng lên 5.36% kể từ ngày 15/11/09 nên vốn huy động quy VND tăng lên do yếu tố tỷ giá là 433 tỷ đồng.

Góp phần vào kết quả trên còn một phần không nhỏ là do việc cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng thông qua triển khai “Bộ tiêu chuẩn phục vụ khách hàng” trong đó quy định chi tiết và hướng dẫn cụ thể các chuẩn mực giao dịch viên cần thực hiện trong quá trình giao tiếp với khách hàng. Qua đó cũng nâng cao được ý thức của giao dịch viên trong việc xây dựng hình ảnh và uy tín VCB mà cụ thể hơn là tăng cường mối quan hệ với khách hàng, thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Bắc Ninh (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)