5. Bố cục của luận văn
1.2.1.4. Nguồn vốn khác
Bên cạnh các nguồn vốn nêu trên, trong quá trình hoạt động các NHTM còn có thể tạo lập vốn cho mình từ nhiều nguồn khác: Vốn trong thanh toán là số vốn có được do ngân hàng là trung gian thanh toán trong nền kinh tế, vốn ủy thác đầu tư, tài trợ của chính phủ hoặc của các tổ chức trong và ngoài nước cho các chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Ngoài ra ngân hàng còn làm đại lý bán cổ phiếu, trái phiếu cho các doanh nghiệp, cũng như thu hộ lợi tức từ đầu tư chứng khoán cho khách hàng... Những nghiệp vụ này cũng tạo thêm được nguồn vốn cho ngân hàng.
Các nguồn vốn khác của ngân hàng có thể không nhiều, thời gian sử dụng đôi khi rất ngắn, nhưng nguồn vốn này ngân hàng không phải tốn kém chi phí huy động nhưng lại có điều kiện phát triển các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng khác, phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
1.2.2. Vai trò của huy động vốn và một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động huy động vốn
Như đã phân tích ở trên, từ thập niên 60 của thế kỷ trước - khi chế độ lãi suất được thả nổi linh hoạt và sự cạnh tranh khốc liệt giữa các NHTM trong việc tìm kiếm hoạt động đã dần dần hướng các chủ ngân hàng chú ý đến sự dao động của các tài sản nợ, hay nói cách khác là huy động nguồn để hoạt động. Nguồn vốn có vai trò quan trọng trong việc quyết định quy mô kinh doanh, khả năng sinh lời và các rủi ro tiềm tàng với mỗi ngân hàng. Huy động vốn nhằm đáp ứng 4 hoạt động cơ bản của NHTM, đó là:
(1) Huy động vốn để đáp ứng dự trữ bắt buộc; (2) Huy động vốn để cho vay;
(3) Huy động vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản;
(4) Huy động vốn để điều chỉnh kết quả hoạt động kinh doanh. Hoạt động huy động vốn của một ngân hàng được đánh giá là có hiệu quả khi:
* Quy mô, cơ cấu nguồn huy động đủ lớn để tài trợ cho các danh mục tài sản và không ngừng tăng trưởng ổn định.
* Nguồn vốn có chi phí hợp lý
* Cơ cấu nguồn vốn phù hợp với cơ cấu sử dụng vốn
* Quản lý tốt các loại rủi ro liên quan đến hoạt động huy động vốn. Việc đánh giá hiệu quả huy động vốn được thực hiện thông qua xem xét, đánh giá khối lượng, cơ cấu, cấu trúc kỳ hạn, lãi suất, sự ổn định của nguồn vốn và sự phù hợp với sử dụng vốn.
1.2.2.1. Quy mô và cơ cấu huy động vốn
Tăng trưởng nguồn vốn là một trong những mục tiêu đầu tiên và quan trọng của ngân hàng, đặc biệt là tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm. Các vấn đề cần nghiên cứu là:
- Quy mô và tốc độ tăng trưởng
- Cơ cấu nguồn vốn, nhóm nguồn, sự thay đổi cơ cấu
- Kết quả thực hiện so với kế hoạch, với kỳ trước và nhân tố ảnh hưởng - Phân tích triển vọng nguồn, nhóm nguồn trong thời gian tới.
Quy mô là chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động của ngân hàng. Quy mô huy động gia tăng đáp ứng cho hoạt động tài trợ không ngừng tăng trưởng sẽ tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng hoạt động, nâng cao tính thanh khoản và tính ổn định của nguồn vốn.
* Để giúp cho những nghiên cứu trên, giúp cho lãnh đạo Ngân hàng hoạch định các chính sách, chiến lược, chiến thuật … huy động vốn người ta phải: Thống kê đầy đủ và kịp thời về các loại vốn huy động và tốc độ vòng quay của mỗi nguồn, phân tích các nhân tố gắn liền với những thay đổi đó. Từ đó, các nhà quản lý ngân hàng sẽ thấy được đặc tính của thị trường nguồn của ngân hàng. Tiến hành phân đoạn thị trường gắn với quy mô và tốc độ gia tăng của mỗi nguồn tương ứng. Cần chú ý tới các khách hàng lớn, khách hàng truyền thống, khách hàng nhạy cảm với những thay đổi về công nghệ, lãi suất và chất lượng dịch vụ…để có giải pháp cạnh tranh với các ngân hàng khác.
* Lập kế hoạch cho công tác huy động cho phù hợp với mục tiêu thời gian tới. Kế hoạch nguồn được xây dựng cho từng giai đoạn cụ thể, bao gồm gia tăng quy mô của mỗi nguồn, khả năng thay đổi cơ cấu nguồn và tìm kiếm nguồn mới.
1.2.2.2. Phân tích cấu trúc kỳ hạn của nguồn vốn và sự phù hợp với sử dụng vốn
Để phục vụ cho công tác quản lý nguồn vốn, NHTM sử dụng mô hình cấu trúc kỳ hạn của nguồn vốn. Các nguồn vốn của NHTM tại một thời điểm nào đó được phân chia thành các nhóm khác nhau tuỳ thuộc vào ngày đến hạn dự kiến của chúng. Từ đó có thể dự báo một cách tương đối về quy mô nguồn vốn đến hạn (có thể bị rút ra) trong khoảng thời gian tương ứng như: trả theo yêu cầu, 1-30 ngày, 1-3 tháng, 3-6 tháng, 6-12 tháng, hơn 12 tháng. Báo cáo
về cấu trúc kỳ hạn là công cụ quan trọng được sử dụng để phân tích, so sánh biến động cơ cấu kỳ hạn tại các thời điểm khác nhau, phân tích sự tương thích giữa nguồn vốn và sử dụng nguồn, quản lý rủi ro lãi suất. Tính ổn định của nguồn vốn được phản ánh qua kỳ hạn danh nghĩa của nguồn. Các kỳ hạn danh nghĩa càng dài thì lãi suất càng cao. Nhìn chung, khi đã lựa chọn gửi tiền theo mục đích tiết kiệm thì những người gửi tiền đều cố gắng duy trì kỳ hạn danh nghĩa đó để hưởng lãi suất ở mức cao nhất. Nếu môi trường kinh tế vĩ mô không ổn định (lạm phát cao, tỷ giá biến động theo hướng không có lợi cho người gửi tiền nội tệ, thu nhập dân cư thấp, thị trường tài chính kém phát triển…) thì việc thu hút những nguồn vốn có kỳ hạn dài rất khó khăn.
Tuy nhiên, có những khoản tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng đến hạn nhưng vẫn tiếp tục duy trì với kỳ hạn đó. Trên thực tế, đây được coi là những khoản tiền gửi trung và dài hạn. Kỳ hạn thực tế của nguồn tiền là thời gian mà khoản tiền đó liên tục tồn tại trong ngân hàng. Giống như kỳ hạn danh nghĩa, một số nguyên nhân khác gây ảnh hưởng tới kỳ hạn thực tế của ngân hàng là: nhu cầu chi tiêu đột xuất, lãi suất cạnh tranh của các ngân hàng khác, lãi suất giữa các nguồn tiền khác nhau và tỷ giá hối đoái... sẽ gây ra sự dịch chuyển tiền từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, từ kỳ hạn này sang kỳ hạn khác và thay đổi cơ cấu ngoại tệ và nội tệ ngay trong chính mỗi ngân hàng. Các nhà quản lý ngân hàng phải tổng hợp các số liệu thống kê để thấy biến động của mỗi nguồn, nhóm nguồn, tìm số dư thấp nhất trong quý, trong 1 năm và nhiều năm và các nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi số dư của nguồn, từ đó đo được kỳ hạn thực tế của nguồn, mỗi nguồn.
Nhìn chung, dựa vào các báo cáo về cấu trúc, kỳ hạn của nguồn huy động để nhà quản lý ngân hàng phân tích, so sánh biến động cơ cấu kỳ hạn tại các thời điểm khác nhau, sự tương hợp giữa các nguồn vốn và sử dụng vốn để đánh giá hiệu suất sử dụng vốn và giúp cho việc tạo ra khe hở lãi suất tích cực để quản lý rủi ro lãi suất. Các nguồn vốn huy động được phân chia vào tài sản
của ngân hàng như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng khác, cho vay, mua chứng khoán…dưới sự phù hợp với cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn. Thông thường các ngân hàng vẫn sử dụng một phần nguồn vốn có kỳ hạn ngắn để đầu tư vào các tài sản có thời hạn dài hơn nhưng chỉ ở một tỷ lệ nhất định vì phải chịu sức ép về khả năng thanh toán. Nhưng nếu sử dụng vốn dài hạn để cho vay ngắn hạn thì lãi thu được không đủ bù đắp chi phí huy động vốn. Do đó, qua mô hình cấu trúc kỳ hạn ngân hàng tiến hành điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn và danh mục tài sản để nâng cao hiệu suất sử dụng vốn tăng doanh lợi, duy trì khả năng thanh toán (nếu thiếu dự trữ), đầu tư thêm tài sản sinh lời (nếu thừa vốn) hoặc chuẩn bị tái đầu tư cho một số tài sản sắp đến hạn.
1.2.2.3. Phân tích lợi ích từ việc có huy động vốn tại ngân hàng
- Đối với khách hàng là ngƣời gửi tiền tại ngân hàng:
Đối với khách hàng, huy động vốn của ngân hàng cung cấp cho khách hàng thêm một kênh tiết kiệm và đầu tư sinh lời từ chính tiền của mình. Ngoài ra người gửi tiền còn có thể cất giữ tiền ở một nơi an toàn và tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi, cũng như được cung cấp dịch vụ thanh toán qua ngân hàng.
Người gửi tiền tại ngân hàng sau một thời gian nhất định sẽ được hưởng một khoản lãi suất tương ứng với số tiền gửi và thời hạn thực gửi.
Ví dụ: một khách hàng có số tiền 100.000.000 VND gửi có thời hạn 01 năm, lãi suất ngân hàng 12%/năm. Sau 01 năm số tiền của họ là: 112.000.000 VND (bao gồm 100 triệu tiền gốc và 12 triệu tiền lãi).
Công thức tính tiền lãi:
Số tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất x Thời gian thực gửi / 360 ngày. Nếu khách hàng không gửi tiền tại ngân hàng mà họ giữ tại nhà, trong két sắt thì sau 01 năm số tiền của họ vẫn là 100 triệu (không sinh lời).
- Đối với ngƣời đƣợc sử dụng vốn vay từ ngân hàng:
Huy động vốn của ngân hàng giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận được với các dịch vụ khác nhau của ngân hàng đặc biệt là dịch vụ cho vay
giúp khách hàng của mình có vốn hỗ trợ, phục vụ cho sản xuất kinh doanh của mình cũng như có cơ hội tiếp cận với tiêu dùng.
Người đi vay sử dụng đồng vốn vay được từ ngân hàng để sử dụng vào các mục địch cụ thể:
Ví dụ: người dân vay vốn về nhà để chăn nuôi gia súc gia cầm, xây nhà mua ô tô…
Với các doanh nghiệp khi có đồng vốn họ có thể kinh doanh các mặt hàng để sinh lời hay sản xuất các sản phẩm để cung cấp ra thị trường, xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị để phục vụ sản xuất ….
- Đối với ngân hàng:
Nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Không có nghiệp vụ huy động vốn, ngân hàng thương mại sẽ không có nguồn vốn tài trợ cho các hoạt động của mình.
Có khách hàng đến gửi tiền, họ có đồng vốn để cho vay, phần lợi nhuận là phần trênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động sau khi trừ đi các khoản chi phí cho hoạt động ngân hàng.
1.2.2.4. Chi phí huy động vốn
Thành phần cơ bản của chi phí huy động vốn của các ngân hàng thể hiện ở khoản chi phí trả lãi (trả lãi cho tiền gửi và tiền vay), cùng với khoản chi phí không dưới dạng lãi suất (chi phí phi lãi) mà ngân hàng phải bỏ ra để huy động vốn.
Công tác huy động vốn của ngân hàng được đánh giá có chất lượng và hiệu quả cao về phương diện chi phí khi nó đạt được những lợi ích cơ bản sau:
+ Tìm kiếm được nguồn có chi phí thấp nhất để đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư trong khi vẫn thoả mãn các yêu cầu tương xứng giữa huy động và sử dụng về các phương diện qui mô, thời hạn, tính ổn định.
Theo nguyên lý chung, những nguồn có chi phí biên thấp nhất sẽ là nguồn có ưu thế nhất về phương diện chi phí.
+ Tăng được lợi nhuận cho ngân hàng mà không nhất thiết phải chấp nhận những rủi ro cao do sức ép tăng chi phí vốn. Lợi nhuận của ngân hàng về cơ bản sẽ bằng tổng thu nhập trừ đi chi phí và thuế, do đó việc tăng lợi nhuận bằng cách tăng thu nhập (thông qua việc đầu tư vào tài sản sinh lời cao tương ứng với rủi ro cao) sẽ mạo hiểm hơn là cách quản lý hiệu quả chi phí vốn.
Những nguồn vốn có thời hạn ngắn thường có chi phí thấp và tính ổn định thấp, những khoản tiền gửi dài hạn có chi phí cao hơn nhưng lại ổn định hơn. Để hoạch định chiến lược kinh doanh cho mỗi giai đoạn, NHTM phải tính toán, phân tích chi phí phải trả cho mỗi nguồn huy động để từ đó có sách lược huy động vốn phù hợp với mục tiêu mở rộng kinh doanh đồng thời đảm bảo tài sản được định giá bù đắp được chi phí nguồn vốn và không ảnh hưởng đến khả năng thanh toán. Lãi suất thực tế mà ngân hàng phải trả cho nguồn vốn còn tùy thuộc vào số lần trả lãi, thời điểm trả lãi (trả lãi ngay khi gửi hay trả lãi khi đến hạn) và lãi suất cố định hay thả nổi. Việc tính chi phí cho từng loại nguồn vốn huy động cụ thể cho phép các nhà quản lý trả lời câu hỏi: nguồn nào rẻ hơn, nên vận dụng lãi suất như thế nào và thu nhập từ tài sản tăng thêm có bù đắp được chi phí cho nguồn vốn tăng thêm. Từ đó, NHTM quyết định lựa chọn cơ cấu nguồn vốn của mình và có các giải pháp huy động vốn thích hợp.
Lãi suất ngân hàng quy định trả cho từng nguồn (nhóm nguồn) không chỉ bao gồm chi phí của nó, chi phí thực hiện cho vốn và các chi phí khác như kiểm ngân, phí dịch vụ, phí bảo hiểm tiền gửi tính trên số được sử dụng để đầu tư vào tài sản sinh lời.
Để đánh giá hiệu quả của các phương pháp này ngân hàng căn cứ vào NEC (Net effective cost: lãi suất hiệu quả của mỗi nguồn tiền).
NEC = = Lãi thực phải trả khách hàng Gốc thực ngân hàng sử dụng
NEC càng nhỏ thì ngân hàng càng có lợi. NEC phụ thuộc vào cách trả gốc và lãi. Cách trả lãi khác nhau thì NEC khác nhau.
Nếu trả gốc và lãi luôn một lần thì NEC = i (lãi suất danh nghĩa) Nếu trả lãi trước NEC = i / 1 – i
Nếu trả lãi n lần trong kỳ, NEC = (1 + i/n)^n –1
Nguồn vốn của ngân hàng không chỉ đa dạng về loại hình, đối tượng gửi mà các thành phần của nó có thời hạn rất khác nhau vì thế phản ứng với sự thay đổi lãi suất cũng khác nhau. Đó là Mức độ nhạy cảm của nguồn huy động với lãi suất.
Nguồn tiền gửi trên tài khoản giao dịch nhìn chung ít nhạy cảm với lãi suất hơn vì mục đích của khách hàng gửi tiền chủ yếu mua các dịch vụ của ngân hàng, không phải để hưởng lãi, nên họ đánh đổi thu nhập lấy tính lỏng trong tài sản của họ.
Ngược lại, tiền gửi tiết kiệm của dân cư là nguồn có phản ứng mạnh nhất với mỗi sự thay đổi của lãi suất. Vì vậy ngân hàng dựa vào phân tích độ nhạy cảm của từng nguồn (nhóm nguồn) với lãi suất cụ thể để ấn định hệ thống lãi suất phù hợp với từng giai đoạn. Với hệ thống lãi suất này các ngân hàng có thể tăng qui mô huy động vốn trong cạnh tranh đồng thời điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo kế hoạch kinh doanh của mình.
1.2.2.5. Quản lý rủi ro liên quan đến huy động vốn
Rủi ro lãi suất xảy ra do tính không ổn định của thu nhập lãi ròng và giá trị vốn của chủ liên quan đến những thay đổi về tỷ lệ lãi suất. Các nhà quản lý ngân hàng nhiều khi đầu cơ trên những biến động của lãi suất bằng cách sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay hay đầu tư chứng khoán dài hạn với kỳ vọng lãi suất hạ. Khi đó, ngân hàng bán những chứng khoán có giá trị cao hơn đó để hưởng các khoản thu nhập cao hơn thị trường. Những diễn biến rất khó
biết trước của lãi suất làm ảnh hưởng đến thu nhập ròng từ lãi tùy thuộc vào đặc điểm của nguồn và danh mục tài sản. Do đó, NHTM phải có chiến lược quản lý rủi ro lãi suất. Mô hình phân tích rủi ro lãi suất thường được áp dụng là phân tích khoảng cách hay phân tích khe hở (GAP analyis). Theo phương