Phân tích lợi ích từ việc có huy động vốn tại ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Bắc Ninh (Trang 29 - 30)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2.3.Phân tích lợi ích từ việc có huy động vốn tại ngân hàng

- Đối với khách hàng là ngƣời gửi tiền tại ngân hàng:

Đối với khách hàng, huy động vốn của ngân hàng cung cấp cho khách hàng thêm một kênh tiết kiệm và đầu tư sinh lời từ chính tiền của mình. Ngoài ra người gửi tiền còn có thể cất giữ tiền ở một nơi an toàn và tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi, cũng như được cung cấp dịch vụ thanh toán qua ngân hàng.

Người gửi tiền tại ngân hàng sau một thời gian nhất định sẽ được hưởng một khoản lãi suất tương ứng với số tiền gửi và thời hạn thực gửi.

Ví dụ: một khách hàng có số tiền 100.000.000 VND gửi có thời hạn 01 năm, lãi suất ngân hàng 12%/năm. Sau 01 năm số tiền của họ là: 112.000.000 VND (bao gồm 100 triệu tiền gốc và 12 triệu tiền lãi).

Công thức tính tiền lãi:

Số tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất x Thời gian thực gửi / 360 ngày. Nếu khách hàng không gửi tiền tại ngân hàng mà họ giữ tại nhà, trong két sắt thì sau 01 năm số tiền của họ vẫn là 100 triệu (không sinh lời).

- Đối với ngƣời đƣợc sử dụng vốn vay từ ngân hàng:

Huy động vốn của ngân hàng giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận được với các dịch vụ khác nhau của ngân hàng đặc biệt là dịch vụ cho vay

giúp khách hàng của mình có vốn hỗ trợ, phục vụ cho sản xuất kinh doanh của mình cũng như có cơ hội tiếp cận với tiêu dùng.

Người đi vay sử dụng đồng vốn vay được từ ngân hàng để sử dụng vào các mục địch cụ thể:

Ví dụ: người dân vay vốn về nhà để chăn nuôi gia súc gia cầm, xây nhà mua ô tô…

Với các doanh nghiệp khi có đồng vốn họ có thể kinh doanh các mặt hàng để sinh lời hay sản xuất các sản phẩm để cung cấp ra thị trường, xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị để phục vụ sản xuất ….

- Đối với ngân hàng:

Nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Không có nghiệp vụ huy động vốn, ngân hàng thương mại sẽ không có nguồn vốn tài trợ cho các hoạt động của mình.

Có khách hàng đến gửi tiền, họ có đồng vốn để cho vay, phần lợi nhuận là phần trênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động sau khi trừ đi các khoản chi phí cho hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Bắc Ninh (Trang 29 - 30)