Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Bắc Ninh (Trang 67 - 71)

5. Bố cục của luận văn

3.3.3. Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn

Trong việc phân loại và quản lý nguồn vốn huy động, VCB Bắc Ninh phân chia nguồn vốn huy động thành 3 loại kỳ hạn: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn nhỏ hơn 12 tháng và tiền gửi có kỳ hạn 12 tháng trở lên.

Số liệu huy động vốn phân theo kỳ hạn được thể hiện chi tiết theo bảng số liệu dưới đây:

Bảng 3.11: Vốn huy động phân theo kỳ hạn

Đơn vị: triệu đồng, % Chỉ tiêu 31/12/07 31/12/08 31/12/09 31/12/10 31/12/11 Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) KKH 93.035 26,38 117.442 19,85 289.256 28,87 411.619 34,09 492.780 30.08 CKH <12 tháng 180.700 51,24 347.829 58,78 515.753 51,48 743.937 61,61 946.362 57.77 CKH > 12 78.910 22,38 126.454 21,37 196.750 19,64 51.976 4,3 199.108 12.15 Tổng 352.645 100.00 591.725 100.00 1.001.759 100.00 1.207.532 100.00 1.638.250 100.00

- Tiền gửi không kỳ hạn:

Tại VCB Bắc Ninh, tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu là tiền gửi thanh toán, ngoài ra còn có các hình thức khác như: tiền gửi ký quỹ (ký quỹ thanh toán thẻ, ký quỹ mở L/C, ký quỹ bảo lãnh,...), tiền gửi chuyên dùng, tiền quản lý giữ hộ, tiết kiệm không kỳ hạn... Đây là nguồn vốn có chi phí rẻ, mang lại khá nhiều lợi thế cho Chi nhánh nhưng biến động nhanh và rất lớn. Tuy nhiên, nguồn tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu là tiền gửi của các tổ chức kinh tế (chiếm >75% tổng tiền gửi không kỳ hạn của Chi nhánh Bắc Ninh), còn tiền gửi của dân cư chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn.

Một mặt, với công nghệ hiện đại, lợi thế trong hoạt động thanh toán đặc biệt là thanh toán quốc tế và biểu phí các dịch vụ khá cạnh tranh so với các ngân hàng khác trên địa bàn nên VCB Bắc Ninh đã thu hút được số lượng lớn khách hàng mở tài khoản tiền gửi, đặc biệt là tài khoản tiền gửi thanh toán.

Tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh năm 2007 là 26,38%, sang năm 2008 giảm xuống mức 19,85% là do tình hình mất cân đối cung – cầu USD đặc biệt căng thẳng kể từ tháng 4/2008 đã dẫn đến tình trạng một số ngân hàng TMCP bất chấp các quy định của NHNN thực hiện các nghiệp vụ phái sinh hay bằng các hình thức khác nhằm lách trần tỷ giá quy định của NHNN đã hợp thức hóa được chứng từ cho cả bên bán và bên mua có nhu cầu mua bán vượt trần tỷ giá. Do đó, một số lượng khách hàng xuất, nhập khẩu đã chuyển sang hoạt động tại các ngân hàng này để thực hiện được mục đích trên đã làm cho số dư tiền gửi trên các tài khoản tiền gửi thanh toán giảm.

Trong hai năm 2009 và 2010, tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn đã tăng mạnh ở mức 28,87% và 34,09% tương ứng với mức tăng về số tuyệt đối là 160.457 triệu đồng và 98.435 triệu đồng do Chi nhánh đã phát triển thêm được một số khách hàng FDI lớn, đặc biệt là Công ty TNHH Samsung Electronic Việt Nam và các vệ tinh của Samsung. Các công ty này chủ yếu sử

dụng tài khoản tiền gửi không kỳ hạn để thanh toán trong nước, chuyển trả tiền lương cho công nhân và không có thói quen chuyển sang tiền gửi có kỳ hạn.

- Tiền gửi có kỳ hạn:

Thông thường, các tổ chức kinh tế thường gửi các kỳ hạn ngắn (< 12 tháng) do nhu cầu vốn trong hoạt động kinh doanh, việc gửi có kỳ hạn chỉ là tận dụng nguồn vốn tạm thời nhà rỗi trong khi mục đích chính của đại bộ phận dân cư là gửi tiền nhằm mục đích lãi suất. Chính vì vậy, việc quyết định kỳ hạn gửi của dân cư phụ thuộc rất nhiều và biến động trên các thị trường chứng khoán, vàng... và vào sản phẩm cũng như xu hướng lãi suất trên thị trường. Tại những thời điểm lãi suất cao và kỳ vọng lãi suất giảm, dân cư có xu hướng gửi các kỳ hạn dài còn ngược lại, khi kỳ vọng lãi suất tăng lên thì người dân có xu hướng gửi các kỳ hạn ngắn. Việc quyết định kỳ hạn gửi của dân cư còn chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các chương trình khuyến mại, các sản phẩm tiền gửi cung ứng từng thời kỳ.

Tiền gửi có kỳ hạn tại Chi nhánh chủ yếu là có kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống, tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên chủ yếu là của cá nhân hoặc huy động chứng chỉ tiền gửi, loại tiền gửi này các có xu hướng khá ổn định qua các năm 2007, 2008, 2009 với tỷ trọng lần lượt là 22,38%; 21,37%; 19,64%. Tuy nhiên riêng năm 2010 tỷ trọng của tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên chỉ còn 4,3% nguyên nhân do tình hình kinh tế cuối năm 2010 có nhiều bất ổn, VND mất giá, lãi suất, tỷ giá biến động không thể dự báo trước được, khách hàng ưu tiên lựa chọn gửi những kỳ hạn ngắn để phòng tránh rủi ro. Suốt cả năm 2010 lãi suất diễn biến theo đà tăng mạnh, đặc biệt trong những tháng cuối năm với mức lãi suất huy động phổ biến 14-16%, lãi suất cho vay chạm 19-20%. Cuộc chiến lãi suất gây không ít trở ngại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đáng chú ý, cuộc chạy đua lãi suất này bắt đầu từ khi NHNN bất ngờ cho phép các NHTM được áp dụng lãi suất thỏa thuận, mặc dù một thời gian dài trước đó đã phải dùng nhiều biện pháp

hạ mặt bằng lãi suất. Sau sự cố Techcombank với mức lãi suất huy động “3 ngày vàng” lên tới 17%, NHNN buộc phải quy định mức trần lãi suất huy động không vượt quá 14% bao gồm mọi hình thức khuyến mãi, tặng quà... Tuy nhiên thực tế đây chỉ là biện pháp can thiệp bằng hành chính và các ngân hàng chưa chắc đã tuân thủ nghiêm ngặt quy định này.

Những yếu tố chính đẩy lãi suất trong năm vừa qua tăng cao, vượt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp là do: Tình trạng lạm phát cao vượt mọi dự kiến (kế hoạch năm là 8% trong khi thực tế là 11,5%) khiến cho người dân có tâm lý không muốn giữ tiền mặt mà chuyển sang các tài sản khác có tính an toan cao hơn như USD, vàng, bất động sản để giữ giá trị tài sản của mình một cách hợp lý nhất, điều này khiến cho ngân hàng gặp khó khăn trong công tác huy động vốn, buộc các ngân hàng phải đẩy lãi suất lên cao để thu hút người gửi tiết kiệm. Trong bối cảnh đó NHNN lại thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt bằng quyết định điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn từ 8% lên 9%, triển khai áp dụng Thông tư 13 với 3 điểm quan trọng là nâng hệ số an toàn vốn tối thiểu CAR từ 8% lên 9%, quy định tổng cho vay không vượt quá 80% tổng huy động vốn của NHTM, đồng thời nâng hệ số rủi ro đối với các khoản đầu tư bất động sản và chứng khoán từ 100% lên 250%. Chính vì vậy các ngân hàng buộc phải hạn chế cho vay và tăng cường huy động bằng việc tăng chạy đua lãi suất nhằm đáp ứng được những quy định trên.

Riêng trên địa bàn Bắc Ninh từ cuối năm 2009, NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Ninh là đơn vị đầu tiên trong cả nước đã có văn bản quy định các TCTD trên địa bàn phải thực hiện mặt bằng lãi suất huy động. Theo đó, NHNN tỉnh Bắc Ninh sẽ lấy lãi suất huy động phổ biến cao nhất của các kỳ hạn chủ yếu như 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 24 tháng, 36 tháng của các TCTD trên địa bàn làm mặt bằng lãi suất huy động vốn và được thông báo định kỳ đến các TCTD trên địa bàn để làm căn cứ xác định lãi suất huy động vốn cụ

thể tại từng đơn vị trên nguyên tắc lãi suất huy động của các TCTD không vượt quá lãi suất huy động phổ biến cao nhất cùng kỳ hạn trong mặt bằng lãi suất đã được NHNN thông báo. Thanh tra giám sát NHNN tỉnh thường xuyên kiểm tra và xử phạt các đơn vị vi phạm, công bố tên TCTD vi phạm quy định tới toàn thể các TCTD trên địa bàn. Vietcombank Bắc Ninh luôn thực hiện các quy định của NHNN nghiêm túc do đó chính do sự quản lý nghiêm ngặt đó của NHNN tỉnh Bắc Ninh mà Chi nhánh đã để mất một số khách hàng do nhiều NH TMCP khác trên địa bàn vẫn tìm mọi cách để lách quy định như chi hoa hồng môi giới, chi lãi suất công thêm bằng tiền mặt, tặng quà khuyến mại...

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Bắc Ninh (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)