Uy tín của ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Bắc Ninh (Trang 39 - 107)

5. Bố cục của luận văn

1.3.2.4.Uy tín của ngân hàng

Uy tín này được tạo dựng qua nhiều năm hoạt động hiệu quả. Có thể nói rằng, ngân hàng kinh doanh dựa trên chữ “tín”. Chính vì thế, uy tín đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của ngân hàng.

1.4. Một số bài học rút ra từ các NHTM trong nƣớc về hoạt động huy động vốn

Bài học 1: Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) Bắc Ninh tại thời điểm cuối năm 2010 khi chỉ tiêu huy động vốn đang là áp lực tới mọi ngân hàng trên địa bàn. Tại địa bàn xã Đồng Nguyên - Thị xã Từ Sơn có tiền đền bù giải

phóng mặt bằng với số tiền lớn, Ngân hàng Nhà Hà Nội đã đến địa phương nhằm huy động lượng tiền từ dân cư nhận tiền đền bù đất. Do thiếu vốn để huy động được tiền từ dân, ngân hàng Nhà đã không ngại trả thêm ngoài 2% tiền trênh lệch đã ghi trên sổ tiết kiệm của khách hàng. Sau khi bị Ngân hàng Nhà nước Bắc Ninh kiểm tra và phát hiện sai phạm vượt trần lãi suất do Ngân hàng Nhà nước quy định. Ngân hàng Nhà đã bị lập biên bản và phạt vi phạm hành chính. Bài học ở đây là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên cùng địa bàn, chúng ta có nhiều cách để huy động được nhiều tiền từ dân cư, công ty nhưng không được vi phạm các Quy định của Nhà nước về kinh doanh ngân hàng.

Bài học 2: Ngân hàng Nam việt Bắc Ninh năm 2009 cho công ty Yuto 100% vốn Đài Loan sản xuất hạt nhựa tại KCN Quê võ Bắc Ninh vay xây nhà xưởng 40 tỷ thời gian trả nợ vốn vay là 10 năm, mỗi năm trả gốc 04 tỷ và lãi trả cuối kỳ. Nhưng nguồn cho vay của Ngân hàng Nam Việt cho khách hàng công ty Yuto vay là từ huy động vốn ngắn hạn từ 01 tháng – 03 tháng, sau thời gian 03 tháng đã phải trả tiền cho khách hàng gửi tiết kiệm mà vẫn chưa thu hồi lại được vốn từ công ty Yuto trên (mới thu được lãi hàng tháng) nên đã mất khả năng thanh khoản tức thời do chưa có khoản vốn khác thay thế trong 07 tháng tới. Đây là bài học về sử dụng vốn ngắn hạn và dài hạn kém hiệu quả.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Câu hỏi nghiên cứu

Thực trạng công tác huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Bắc Ninh qua các năm 2007 – 2011?

Khó khăn vướng mắc trong công tác huy động vốn tại VCB Bắc Ninh ? Đề xuất của cá nhân về một số giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn tại chi nhánh cho các năm tiếp theo, định hướng 2012 – 2020 ?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

Phép biện chứng duy vật là một học thuyết khoa học, và cũng như bất kỳ một học thuyết khoa học, nó có tính hệ thống chặt chẽ. Với tính cách là một hệ thống, phép biện chứng có nội dung rất phong phú và đa dạng, có nhiều yếu tố, nhiều cấp độ và nhiều chiều. Điều đó không phải ngẫu nhiên, vì nó phản ánh ngày càng sâu rộng thế giới hiện thực. Theo nghĩa ấy, Lê-nin viết: “Phép biện chứng với tính cách là nhận thức sinh động, nhiều mặt (số các mặt không ngừng tăng lên mãi mãi) bao hàm vô số khía cạnh trong cách tiếp cận, đi gần tới hiện thực (với một hệ thống triết học đi từ mỗi khía cạnh mà phát triển thành một toàn thể)”.

Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận và phương pháp. Hệ thống các nguyên lý, quy luật, phạm trù của nó không chỉ phản ánh đúng hoạt động của thế giới tự nhiên, xã hội, tư duy và là công cụ sắc bén nhận thức thế giới khách quan của con người, mà còn chỉ ra được những cách thức để định hướng đúng hoạt động cụ thể nhằm mang lại hiệu quả, năng suất cao trong thực tiễn. Khi đánh giá các mối quan hệ, làm các công tác dự báo và kiểm tra các giả thiết từ học thuyết kinh tế, các nhà nghiên cứu thường sử dụng số liệu theo dạng chuỗi thời gian - các sự kiện quan sát

được sắp xếp theo trình tự thời gian - để nghiên cứu các biến số kinh tế - nghiên cứu động.

Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi bất kỳ nghiên cứu kinh tế nào cũng phải nghiên cứu toàn diện, các hiện tượng, sự vật… có quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại. Nghiên cứu trong điều kiện lịch sử cụ thể, không gian và thời gian. Vì lẽ đó các nhà kinh tế thường lượng hoá các biểu hiện của hiện tượng, sự vật …, lấy hàm số thích hợp với hiện tượng sự vật và nghiên cứu chúng trong khoảng thời gian dài để nghiên cứu mặt chất của sự vật và hiện tượng.

Do đó các nghiên cứu lượng hoá các yếu tố huy động nguồn vốn của NHTM qua thời gian là sự áp dụng khoa học nhất bởi nó có tính biện chứng và lịch sử.

Bằng thực tế hoạt động của NH Ngoại thương Bắc Ninh nhờ quá trình quan sát, làm việc thực tế, các tổng kết đánh giá chuyên đề trên cơ sở các quy định của Nhà nước, ngành, địa phương, số liệu các báo cáo thống kê, báo cáo cân đối kế toán của ngân hàng qua một số năm. Nghiên cứu mặt lượng để nghiên cứu chất lượng hoạt động huy động vốn của NH Ngoại thương Bắc Ninh.

2.2.2. Phương pháp thống kê, toán thống kê và phân tích số liệu thống kê

* Các phương pháp thống kê kinh tế - xã hội và toán kinh thống kê giúp chúng ta nghiên cứu mặt lượng của các hiện tượng kinh tế - xã hội trong quan hệ chặt chẽ với mặt chất.

* Thống kê và phân tích số liệu thống kê dựa trên cơ sở các số liệu hiện có tại NH Ngoại thương Bắc Ninh, thực hiện phân chia huy động vốn, nguồn vốn tại thời điểm 31/12 các năm 2007-2011 theo các tiêu chí thành phần kinh tế, kỳ hạn... và so sánh tăng giảm tuyệt đối, tương đối giữa các thời điểm…. sẽ giúp cho đề tài này làm sáng tỏ mặt chất của hoạt động huy động vốn của một NHTM.

2.2.3. Phương pháp đánh giá dựa trên các lý luận kinh tế cơ bản của lĩnh vực Ngân hàng – Tài chính lĩnh vực Ngân hàng – Tài chính

Dựa trên các lý luận và các chỉ tiêu đánh giá thường dùng của lĩnh vực Ngân hàng - tài chính để đánh giá các số liệu thống kê được. Các lý luận được dùng là những lý luận cơ bản nhất về NHTM và chất lượng huy động vốn và quản lý vốn của NHTM, từ đó áp dụng và xem xét cả về định tính và định lượng chất lượng hoạt động huy động vốn và quản lý vốn của NH Ngoại thương Bắc Ninh.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

Sử dụng các phương pháp Phân tích thống kê kinh tế, tổng hợp, so sánh, sơ đồ biểu mẫu và tư duy lôgic được sử dụng để làm rõ nội dung nghiên cứu mà đề tài đặt ra.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới nhiều hình thức; hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Quản lý ngồn vốn là nghiên cứu các loại tiền được truyền tải về ngân hàng theo các kênh khác nhau, nhằm thực hiện một mục tiêu kinh doanh của ngân hàng đã đề ra. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu huy động vốn của NHTM gồm có các chỉ tiêu sau đây:

2.3.1 Tổng vốn huy động từ dân cư, tổ chức

Tiền gửi từ các tổ chức kinh tế: bao gồm tiền gửi thanh toán, tiền gửi giao dịch, tiền gửi không kỳ hạn, ký quỹ, bảo lãnh thư tín dụng … tiền gửi có kỳ hạn, kì phiếu, tín phiếu, trái phiếu, tiền gửi uỷ thác đầu tư... mà tổ chức kinh tế gửi tại ngân hàng, số tiền này được hưởng một số tiền lãi nhất định sau kỳ hạn gửi (lãi suất cao hơn gửi không kỳ hạn ví dụ: 9%/năm với kỳ hạn 01 tháng , 10%/năm với kỳ hạn 12 tháng tuỳ theo công bố lãi suất của ngân hàng từng thời kỳ.

Tiền gửi từ cá nhân; bao gồm tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tiết kiệm, các loại giấy tờ do ngân hàng được phát hành như: kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu... mà các các nhân gửi tại ngân hàng.

Tổng nguồn vốn = Vốn chủ sở hữu + Tiền gửi cá nhân + Tiền gửi tổ chức + Vốn đi vay + Vốn ủy thác đầu tư...

2.3.2. Vốn đi vay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là các khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của ngân hàng thương mại như đảm bảo tính thanh khoản tạm thời, đảm bảo dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán…Các nguồn vốn vay có thể vay từ ngân hàng nhà nước, vay các tổ chức tín dụng khác, vay trên thị trường vốn, đặc biệt là vay từ hội sở chính có mức lãi suất thấp hơn và thủ tục thuận tiện nhanh hơn.

Vốn đi vay = Vốn vay từ Hội sở chính + Vốn vay các TCTD khác + Vốn vay Ngân hàng Nhà nước

2.3.3. Kỳ hạn vốn

Vốn không kỳ hạn: bao gồm tiền của các doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào ngân hàng nhờ ngân hàng giữ hoặc thanh toán hộ (thường có lãi suất thấp 2%/năm hoặc bằng không.

Tiền gửi có kỳ hạn : bao gồm các khoản tiết kiệm từ dân cư, uỷ thác đầu tư, các khoản gửi có kỳ hạn 01 tuần, 02 tuần, 1 tháng , 2 tháng… các khoản tiền gửi này sau kỳ hạn gửi sẽ được hưởng một khoản tiền lãi tương ứng với số tiền thực gửi và mức lãi suất của ngân hàng tại thời điểm công bố, kỳ hạn có thể tính ngắn hạn dưới 12 tháng hoặc dài hạn trên 12 tháng. Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn thường cao hơn không kỳ hạn, hiện tại Ngân hàng Ngoại thương Bắc Ninh đang áp dụng là 9%/năm đối với loại có kỳ hạn từ 01 tháng đến 12 tháng và 10%/năm đối với loại tiền gửi > 12 tháng.

Tổng vốn = Tiền gửi không kỳ hạn + Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng + Tiền gửi trên 12 tháng

2.3.4. Loại tiền huy động

Loại tiền huy động bao gồm Việt Nam đồng, và các loại ngoại tệ khác quy VND (ví dụ: Đô la Mĩ, Đô la Úc, Bảng Anh, Euro, Bạt Thái, Woon Hàn, Yên Nhật…) mà ngân hàng được phép huy động.

Tổng huy động = Tiền VND + Các loại ngoại tệ khác quy VND

2.3.5. Huy động vốn so với cho vay

Huy động vốn so với cho vay là tổng số vốn huy động từ dân cư, tổ chức so với tổng số tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định thường được tính bình quân theo tuần, tháng, quý, năm. Mối tương quan giữa huy động và cho vay còn thể hiện tính hiệu quả trong việc sử dụng một đồng vốn huy động. Tỷ lệ huy động vốn so với cho vay thể hiện một đồng vốn cho vay có bao nhiêu phần trăm vốn huy động trong đó.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƢƠNG BẮC NINH

3.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh ảnh hƣởng đến hoạt động huy động vốn của các NHTM

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc đồng nằng Sông Hồng và giáp ranh giữa vùng đồng bằng sông Hồng và vùng trung du Bắc bộ, cách thủ đô Hà Nội 31 km về phía đông bắc. Phía tây và tây nam giáp thủ đô Hà Nội, phía bắc và đông giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông và đông nam giáp tỉnh Hải Dương, phía nam giáp tỉnh Hưng Yên. Bắc Ninh là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, gần sân bay Quốc tế Nội Bài, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Bắc Ninh có các trục đường giao thông lớn quan trọng chạy qua, nối liền tỉnh với các Trung tâm kinh tế, văn hoá và thương mại của phía Bắc Việt Nam: Đường Quốc lộ 1A; Đường Quốc lộ 1B mới; Đường Quốc lộ 18 (Quốc lộ 18 sau khi cải tạo sẽ là đường giao thông rất thuận tiện đi sân bay Quốc tế Nội Bài và đi cảng biển nước sâu Cái Lân Quảng Ninh); Đường Quốc lộ 38; Tuyến đường sắt xuyên Việt đi Trung Quốc.

Về mặt hành chính: Bắc Ninh bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện:

3.1.1. Tình hình dân cư

Dân số năm 2010 đạt 1.035,4 nghìn người tăng 8,7 nghìn người so với năm 2009. Năm 2011 dân số đạt 1.043,4 nghìn người. Trong đó tỷ lệ dân cư thành thị là 25,95%.

Năm 2010: Thu nhập bình quân toàn tỉnh đạt 1,7 triệu đồng/người/tháng, địa bàn nông thôn đạt 1,37 triệu đồng/người/tháng, địa bàn thành thị đạt 2,4 triệu đồng/người/tháng.

Năm 2011: Thu nhập bình quân toàn tỉnh đạt 2,1 triệu đồng/người/tháng, địa bàn nông thôn đạt 1,68 triệu đồng/người/tháng, địa

bàn thành thị đạt 2,85 triệu đồng/người/tháng.

3.1.2. Tình hình các doanh nghiệp

Tính đến hết năm 2011, có tổng số 4.018 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.

Cơ cấu kinh tế của tình tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng tiếp tục gia tăng; nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh, kinh tế cá thể và tư nhân giảm tỷ trọng. Cụ thể:

Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu:

Sản phẩm ĐVT Thực hiện năm 2010 Thực hiện năm 2011 2011 so với 2010 (%)

Sữa tươi, sữa chua Nghìn lít 27.043 63.092 233,3

Bột lúa mỳ Tấn 64.707 95.248 147,2

Thức ăn gia súc Tấn 453.813 482.857 106,4

Bia các loại Nghìn lít 39.200 45.315 115,6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thuốc lá có đầu lọc Nghìn bao 84.822 69.045 81,4

Giấy các loại Tấn 255.071 279.303 109,5

Quần áo các loại Nghìn cái 26.295 30.344 115,4

3.1.3. Số liệu kinh tế vĩ mô của địa phương

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2011 đạt 9.696,8 tỷ đồng tăng 17,86% so với năm 2010 (vượt 0,86% so kế hoạch). Đây là tốc độ tăng cao nhất từ trước đến nay. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 4,5%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 24,86% và khu vực dịch vụ (gồm cả thuế nhập khẩu) tăng 16,37%.

Tổng thu ngân sách Nhà nước đạt 5.332,4 tỷ đồng vượt 52,4% kế hoạch năm và tăng 40,7% so với năm 2010.

3.1.4. Chủ trương đường lối phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Ninh

Thực hiện định hướng nêu trên, chúng ta có thể thấy được sự thay đổi rõ rệt trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Theo thống kê, Bắc Ninh đứng thứ 14 toàn

quốc, thứ 2 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong việc thu hút các doanh nghiệp FDI đến đầu tư. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố, là tỉnh dẫn đầu khu vực đồng bằng sông Hồng và khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ về môi trường kinh doanh. Toàn tỉnh đã có 289 đơn vị FDI đến đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án thứ cấp và các dự án kinh doanh hạ tầng KCN là 3.171,8 triệu USD. Đặc biệt, Bắc Ninh đã hội tụ được nhiều Tập đoàn có danh tiếng trên thế giới như: Canon, Sumitomo đến từ Nhật Bản; Samsung, Orion đến từ Hàn Quốc; Foxcom, Mictac đến từ Đài Loan; Tyco Electronics đến từ Hoa Kỳ; ABB đến từ Thụy Điển… và gần đây nhất là Tập đoàn Nokia đến từ Phần Lan. Hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài đều đánh giá rất cao tiềm năng và môi trường đầu tư ở Bắc Ninh.

3.1.5. Số lượng các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Tính đến hết năm 2011 trên địa bàn Bắc Ninh có 24 Chi nhánh (cấp 1) NHTM NN, NHTM CP, NH Chính sách xã hội, chi nhánh QTD TW và 25 Quỹ Tín dụng cơ sở; có 4 PGD NHTM CP thuộc chi nhánh cấp 1 có trụ sở tại Hà Nội. Trong năm 2011 mạng lưới ngân hàng tăng thêm 04 Chi nhánh là NH TMCP Liên Việt, NH TMCP Sài Gòn, NH TMCP Xăng dầu Petrolimex,

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Bắc Ninh (Trang 39 - 107)