Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Bắc Ninh (Trang 41 - 42)

5. Bố cục của luận văn

2.2.1.Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

Phép biện chứng duy vật là một học thuyết khoa học, và cũng như bất kỳ một học thuyết khoa học, nó có tính hệ thống chặt chẽ. Với tính cách là một hệ thống, phép biện chứng có nội dung rất phong phú và đa dạng, có nhiều yếu tố, nhiều cấp độ và nhiều chiều. Điều đó không phải ngẫu nhiên, vì nó phản ánh ngày càng sâu rộng thế giới hiện thực. Theo nghĩa ấy, Lê-nin viết: “Phép biện chứng với tính cách là nhận thức sinh động, nhiều mặt (số các mặt không ngừng tăng lên mãi mãi) bao hàm vô số khía cạnh trong cách tiếp cận, đi gần tới hiện thực (với một hệ thống triết học đi từ mỗi khía cạnh mà phát triển thành một toàn thể)”.

Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận và phương pháp. Hệ thống các nguyên lý, quy luật, phạm trù của nó không chỉ phản ánh đúng hoạt động của thế giới tự nhiên, xã hội, tư duy và là công cụ sắc bén nhận thức thế giới khách quan của con người, mà còn chỉ ra được những cách thức để định hướng đúng hoạt động cụ thể nhằm mang lại hiệu quả, năng suất cao trong thực tiễn. Khi đánh giá các mối quan hệ, làm các công tác dự báo và kiểm tra các giả thiết từ học thuyết kinh tế, các nhà nghiên cứu thường sử dụng số liệu theo dạng chuỗi thời gian - các sự kiện quan sát

được sắp xếp theo trình tự thời gian - để nghiên cứu các biến số kinh tế - nghiên cứu động.

Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi bất kỳ nghiên cứu kinh tế nào cũng phải nghiên cứu toàn diện, các hiện tượng, sự vật… có quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại. Nghiên cứu trong điều kiện lịch sử cụ thể, không gian và thời gian. Vì lẽ đó các nhà kinh tế thường lượng hoá các biểu hiện của hiện tượng, sự vật …, lấy hàm số thích hợp với hiện tượng sự vật và nghiên cứu chúng trong khoảng thời gian dài để nghiên cứu mặt chất của sự vật và hiện tượng.

Do đó các nghiên cứu lượng hoá các yếu tố huy động nguồn vốn của NHTM qua thời gian là sự áp dụng khoa học nhất bởi nó có tính biện chứng và lịch sử.

Bằng thực tế hoạt động của NH Ngoại thương Bắc Ninh nhờ quá trình quan sát, làm việc thực tế, các tổng kết đánh giá chuyên đề trên cơ sở các quy định của Nhà nước, ngành, địa phương, số liệu các báo cáo thống kê, báo cáo cân đối kế toán của ngân hàng qua một số năm. Nghiên cứu mặt lượng để nghiên cứu chất lượng hoạt động huy động vốn của NH Ngoại thương Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Bắc Ninh (Trang 41 - 42)