5. Bố cục của luận văn
3.1.5. Số lượng các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Tính đến hết năm 2011 trên địa bàn Bắc Ninh có 24 Chi nhánh (cấp 1) NHTM NN, NHTM CP, NH Chính sách xã hội, chi nhánh QTD TW và 25 Quỹ Tín dụng cơ sở; có 4 PGD NHTM CP thuộc chi nhánh cấp 1 có trụ sở tại Hà Nội. Trong năm 2011 mạng lưới ngân hàng tăng thêm 04 Chi nhánh là NH TMCP Liên Việt, NH TMCP Sài Gòn, NH TMCP Xăng dầu Petrolimex, Ngân hàng Quân đội. Cụ thể:
26 Chi nhánh Ngân hàng thương mại:
03 Phòng Giao dịch của các NHTM có trụ sở tại Hà Nội
Sang năm 2011, có sự gia nhập của các ngân hàng như HD Bank, Tiên Phong Bank, Shinhan Bank (Hàn Quốc),...Như vậy có thể thấy được mức độ cạnh tranh vô cùng gay gắt trong hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Tình hình huy động vốn, tín dụng của các TCTD trên địa bàn:
Tổng dư nợ tín dụng đến hết 2011 đạt 23.096 tỷ đồng, tăng 30,3% so với 2009, trong đó:
+ Dư nợ cho vay VND tăng 28,5%; dư nợ cho vay ngoại tệ tăng 41,7% Đặc biệt trên địa bàn Bắc Ninh, NHNN đã thống nhất các ngân hàng
thực hiện đồng thuận lãi suất huy động VNĐ nên lãi suất được duy trì thống nhất chung trên địa bàn, giữ được ổn định và bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng.
Tiền gửi của tổ chức vẫn chiếm tỷ trọng cao trên 40% trong tổng nguồn vốn huy động, là nguồn vốn thiếu tính ổn định ít nhiều ảnh hưởng đến tính thanh khoản của ngân hàng.
Thói quen sử dụng tiền mặt của người dân còn rất phổ biến.
3.2. Khái quát về Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh
3.2.1. Quá trình thành lập và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh
Nhận thức được tiềm năng phát triển hoạt động ngân hàng trên địa bàn Bắc Ninh, được sự ủng hộ của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và NHNN tỉnh Bắc Ninh, Ban lãnh đạo Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã chính thức quyết định thành lập Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Bắc Ninh theo Quyết định số 555/QĐ.NHNT-TCCB-ĐT ngày 17/11/2003 của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và ngày 29/6/2004.
Trải qua hơn 7 năm hoạt động trên địa bàn, tính đến 31/12/2011 Vietcombank Bắc Ninh đã phát triển mạng lưới hoạt động trên địa bàn tỉnh bao gồm Trụ sở chính tại thành phố Bắc Ninh, 04 Phòng Giao dịch tại các địa bàn: thị xã Từ Sơn, huyện Quế Võ, huyện Yên Phong và huyện Thuận Thành, 22 máy ATM và 20 đơn vị chấp nhận thẻ (POS). Bên cạnh đó trong năm 2010 Vietcombank Bắc Ninh còn hoàn tất việc nâng cấp PGD Bắc Giang trực thuộc Chi nhánh Bắc Ninh thành Chi nhánh Vietcombank Bắc Giang trực thuộc Hội sở chính.
3.2.2. Mô hình tổ chức và hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh
nhánh Bắc Ninh có 92 cán bộ nhân viên.
- Ban Giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh gồm 3 đồng chí:
Giám đốc: Ông Lê Nho Ích Phó Giám đốc: Ông Lê Chí Dũng Phó Giám đốc: Ông Nguyễn Bá Minh
- Mô hình tổ chức của Vietcombank Bắc Ninh bao gồm 11 phòng, tổ nghiệp vụ như sau:
1. Phòng Kế toán: bao gồm Tổ Quản lý nợ và Tổ Tin học 2. Phòng Khách hàng 3. Phòng TTQT&KDDV 4. Phòng Hành chính – Nhân sự 5. Phòng Ngân quỹ
6. Tổ Kiểm tra giám sát tuân thủ 7. Tổ Tổng hợp
8. Phòng Giao dịch Từ Sơn 9. Phòng Giao dịch Quế Võ 10. Phòng Giao dịch Yên Phong 11. Phòng Giao dịch Thuận Thành
3.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm qua của NH TMCP NT Bắc Ninh NT Bắc Ninh
Các hoạt động chủ yếu của Viecombank Bắc Ninh được chia thành các mảng: huy động vốn từ nền kinh tế, cho vay với các tổ chức kinh tế và dân cư, thanh toán xuất nhập khẩu, bảo lãnh, thẻ và các dịch vụ ngân hàng khác. Theo quy định về chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương, các Chi nhánh không được phép huy động vốn từ thị trường liên ngân hàng. Trong quá trình hoạt động của Chi nhánh, số vốn còn thừa hoặc thiếu trong huy động vốn sẽ được gửi hoặc đi vay Hội sở chính.
Vì vậy trong khuôn khổ đề tài này chỉ nghiên cứu về hoạt động của Vietcombank Bắc Ninh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng trong thời gian từ năm 2006 trở lại đây. Đồng thời do là một đơn vị hạch toán phụ thuộc thuộc hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam nên xét về
góc độ huy động vốn sẽ chỉ bao gồm các nghiệp vụ huy động vốn từ nền kinh tế bao gồm các tổ chức kinh tế và dân cư. Còn việc huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng do Hội sở chính điều tiết, vì vậy cũng sẽ không nằm trong giới hạn nghiên cứu của đề tài này.
- Huy động vốn:
Nếu so sánh với năm bắt đầu hoạt động (2004), vốn huy động quy VND của Vietcombank Bắc Ninh chỉ đạt 95,98 tỷ đồng thì đến cuối năm 2010 con số này đã lên tới 1.208 tỷ đồng, tăng 1.112,02 tỷ đồng (tăng 1.158%) so với 31/12/2004.
Bảng sau đây thể hiện rất rõ sự tăng trưởng huy động vốn của Vietcombank Bắc Ninh qua các năm.
Bảng 3.1: Tỷ trọng huy động vốn của VCB Bắc Ninh 2007-2011
Đơn vị: triệu đồng
2007 2008 2009 2010 2011
Tổng huy động vốn từ nền kinh
tế của Vietcombank Bắc Ninh 352.645 591.725 1.001.759 1.207.532 1.638.650 Tỷ trọng VCB Bắc Ninh so với
Tổng vốn huy động từ thị trường 1 của toàn hệ thống VCB (%)
0,16 0,37 0,59 0,58 0.62
Tỷ trọng VCB BN so với Tổng nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn Bắc Ninh (%)
5,96 6,72 9,11 8,45 8.87
(Nguồn: Báo cáo HĐKD của NHNT VN & NHNT CN Bắc Ninh, số liệu thống kê NHNN Bắc Ninh các năm 2007-2011)
Với địa bàn Bắc Ninh, như đã phân tích tuy diện tích và dân cư hạn chế nhưng số lượng các ngân hàng tập trung rất lớn, địa bàn nằm gần Hà Nội nên mức độ cạnh tranh cũng rất gay gắt. Vietcombank có mặt ở địa bàn Bắc Ninh khá muộn, thương hiệu Vietcombank được người dân biết đến không nhiều như các thương hiệu Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Công thương, Ngân
hàng Đầu tư – đã có mặt trên địa bàn Bắc Ninh trên 10 năm. Do đó thị phần huy động vốn của Vietcombank Bắc Ninh trên địa bàn tuy có tăng trưởng hàng năm nhưng cũng không được cao, ở mức dưới 10%.
- Sử dụng vốn.
Hoạt động tín dụng là mảng quan trọng nhất đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng. Nhận thức được vấn đề này, Ban Giám đốc Chi nhánh đã chỉ đạo Phòng Khách hàng tập trung tăng dư nợ trên cơ sở đảm bảo chất lượng tín dụng bằng biện pháp sàng lọc các đối tượng khách hàng có tình hình tài chính tốt, hoạt động kinh doanh hiệu quả để cho vay vốn lưu động đồng thời tích cực tiếp cận, tìm kiếm các dự án trung dài hạn có hiệu quả, có triển vọng, các dự án đồng tài trợ để cho vay nhằm tăng dư nợ, tăng tỷ trọng cho vay trung dài hạn trong tổng dư nợ cho vay, góp phần tăng trưởng ổn định tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Thêm vào đó, thực hiện chủ chương của Chính phủ về khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), VCB Bắc Ninh đã nhằm tập trung mở rộng tín dụng đối với đối tượng khách hàng này, tỷ trọng cho vay đối với SME luôn chiếm trên 50%.
Kết quả, dư nợ cho vay nền kinh tế của VCB Bắc Ninh tăng trưởng khá mạnh. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ quy VND qua các năm 2008, 2009 và 2010 so với năm trước tương ứng là 14,59%; 36,13%; và 21,37%. Dư nợ của VCB Bắc Ninh phân theo thời hạn khoản vay qua các năm được thể hiện ở số liệu bảng dưới đây:
Bảng 3.2: Dƣ nợ phân theo thời hạn của qua các năm 2007 - 2011 Đơn vị: triệu đồng Dƣ nợ CV Số dƣ 31/12/07 Số dƣ 31/12/08 Số dƣ 31/12/09 Số dƣ 31/12/10 Số dƣ 31/12/11 933.885 1.070.123 1.456.750 1.768.091 1.973.000 1. CV ngắn hạn 271.967 323.842 431.725 673.126 902.350 2. Trung-dài hạn 313.107 370.488 638.112 722.932 689.830 3. Đồng tài trợ 348.811 375.793 386.913 372.033 380.820
(Nguồn: Báo cáo tài chính của VCB Bắc Ninh năm 2007-2011)
Dư nợ phân theo thời gian từ 2007-2011
0 500 1000 1500 2000 2500 1 2 3 4 5 3. Đồng tài trợ 2. Trung-dài hạn 1. CV ngắn hạn
Hình 3.1. Biểu đồ dư nợ phân theo thời gian từ 2007 - 2011
Với khối lượng vốn huy động khiêm tốn trong khi dư nợ cho vay nền kinh tế tăng trưởng mạnh hàng năm nên để bổ sung vốn cho vay thiếu hụt VCB Bắc Ninh thường xuyên phải sử dụng nguồn vốn vay Hội sở chính theo lãi suất vay gửi nội bộ. Đây là một trong những hạn chế của Chi nhánh do kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều của lãi suất vay gửi nội bộ trong từng thời kỳ.
Bảng 3.3: Tỷ trọng vốn huy động so với vốn cho vay
Đơn vị: Số tiền: triệu đồng, Tỷ trọng: %
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2010 2011
Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ Cho vay 933.885 100 1.070.123 100 933.885 100 1.456.750 100 1973.000 100
Huy
động vốn 352.645 24,6 591.725 55,3 352.645 24,6 1.001.759 68,8 1.638.650 83,0
(Nguồn: Báo cáo tài chính VCB Bắc Ninh 2007-2011)
Hình 3.2. Đồ thị tỷ trọng vốn huy động so với vốn cho vay
Xét về hoạt động tín dụng trên địa bàn: Trong những năm gần đây, đặc trưng của hoạt động tín dụng là các ngân hàng đều phải tuân thủ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng theo Quy định của Ngân hàng Nhà nước và chỉ tiêu giao kế hoạch của Hội sở chính. Tuy mới có mặt trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được 6 năm nhưng VCB Bắc Ninh đã khẳng định được vị thế của mình, chiếm 8% thị phần trên địa bàn với chất lượng tín dụng vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh. Nợ xấu của VCB Bắc Ninh năm 2010 là 0,44% thấp hơn nhiều so với tỷ lệ của các Ngân hàng trong tỉnh là 4,58%.
Điểm mạnh về hoạt động tín dụng của VCB Bắc Ninh: i) là một trong những NHTM có lãi suất cho vay thấp nhất trong các ngân hàng nên có điều kiện cạnh tranh chất lượng khách hàng vay, ii) chất lượng khách hàng tốt; iii) phê duyệt cho vay của ngân hàng kỹ lưỡng, tuân thủ đúng quy trình và quan trọng nhất là phương án kinh doanh có hiệu quả kết hợp với tài sản bảo đảm.
Để đánh giá đúng kết quả của ngân hàng Ngoại thương Bắc Ninh, cần phải xem xét kết quả hoạt động của tất cả các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh như sau:
Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn Bắc Ninh đến hết 2011 đạt 23.096 tỷ đồng, tăng 30,3% so với 2010, trong đó:
+ Dư nợ cho vay VND tăng 28,5%; dư nợ cho vay ngoại tệ tăng 41,7% + Theo thị phần hoạt động: Khối NHTM NN đạt 16.399,2 tỷ đồng chiếm 71% tăng 26,2% so với cuối năm 2010; Khối NHTM CP đạt 4.894,4 tỷ đồng chiếm 21,2% tăng 49,7% so với năm 2010; Hệ thống QTD đạt 613 tỷ đồng chiếm 2,7% tăng 22,7% so với cuối năm 2009; NH Chính sách xã hội đạt 1.189,7 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 5,2% tăng 8,2% so với cuối năm 2010.
Chất lượng tín dụng: Đến 31/12/2011 tổng nợ xấu của các TCTD là 1.054 tỷ đồng, chiếm 4,58% tổng dư nợ, tăng 506,1 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu tăng 1,44% so với 31/12/2010.
3.2.4. Các hoạt động dịch vụ khác
Bên cạnh hai hoạt động chủ chốt là huy động vốn và cho vay, các mảng hoạt động dịch vụ khác như: chuyển tiền, thanh toán xuất nhập khẩu, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh thẻ... của Chi nhánh đều đạt được kết quả tương đối tốt và ổn định. Đặc biệt với lợi thế ngân hàng có nhiều khách hàng là doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp xuất khẩu nên Chi nhánh luôn cố gắng đảm bảo tốt nhất nguồn cung ngoại tệ cho các doanh nghiệp nhập khẩu, bên cạnh đó với mức phí thanh toán hợp lý, chất lượng thanh toán vượt trội so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn nên hoạt động thanh toán xuất nhập
khẩu của Chi nhánh được duy trì phát triển rất tốt. Đặc biệt trong năm 2010, mặc dù tình hình tỷ giá ngoại tệ biến động lớn, nhiều ngân hàng không có đủ ngoại tệ đáp ứng cho khách hàng nhưng thanh toán xuất nhập khẩu của Chi nhánh vẫn đạt tăng trưởng rất khả quan, đến hết tháng 12/2010 đạt 141,294 nghìn USD, đạt 125,04% kế hoạch năm 2010.
Bảng 3.4: Kết quả một số hoạt động dịch vụ khác của VCB Bắc Ninh Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1.Thanh toán xuất nhập khẩu Triệu USD 38 94 128 141 217 - Nhập khẩu 15 45 67 81 132 - Xuất khẩu 23 49 61 60 85
2. Kinh doanh thẻ Chiếc
- Thẻ ghi nợ nội địa 10.562 16.244 17.411 31.521 48.445
- Thẻ ghi nợ quốc tế 0 415 525 603 455
- Thẻ tín dụng 50 103 185 308 363
(Nguồn: Báo cáo tài chính VCB Bắc Ninh 2007-2011)
3.2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Bắc Ninh
Qua những số liệu phân tích ở trên có thể thấy được hoạt động của VCB Bắc Ninh được duy trì tăng trưởng tương đối ổn định qua các năm. Điều đó được thể hiện ở kết quả kinh doanh có lãi, năm sau cao hơn năm trước, đóng góp vào lợi nhuận chung của toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương.
Qua bảng 3.5 ta có thể nhận thấy thu nhập từ lãi cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu của VCB Bắc Ninh –tỷ lệ này hàng năm thường xuyên khoảng 80%. Thu từ các dịch vụ khác cũng được tăng dần hàng năm chứng tỏ hiệu quả hoạt động và phát triển của các dịch vụ ngân hàng. Năm 2010, Chi nhánh có bước tăng trưởng nhảy vọt về thu nhập 48,9 tỷ đồng tăng 133,4% so với năm 2009, chiếm tỷ trọng 0,9% toàn hệ thống. Nguyên nhân
chính là do Chi nhánh đã thành công trong việc khởi kiện và bán đấu giá tài sản đối với Công ty Cổ phần Mực in và hóa chất Thái Bình Dương (nợ nhóm 5), thu hồi được khoản nợ đã trích lập dự phòng 14,3 tỷ đồng.
Bảng 3.5: Kết quả kinh doanh của VCB Bắc Ninh
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011
Thu lãi cho vay 49.097 77.828 112.229 168.869 183.070 Thu lãi tiền gửi tại HSC 7.335 16.234 8.209 25.348 27.528 Lãi từ kinh doanh
ngoại tệ 852 4.484 2.954 3.819 4.230
Thu dịch vụ ngân hàng 1.143 2.196 5.774 7.350 8.836
Thu khác 1.098 55 72 14.647 12.131
Tổng thu 59.525 100.797 129.238 220.033 335.959
Trả lãi tiền gửi 8.777 28.098 32.989 60.324 83.108 Trả lãi tiền vay 20.417 33.328 50.739 71.144 89.630 Chi phí cho nhân viên 3.869 3.451 7.611 13.844 24.754 Chi dịch vụ ngân hàng 205 1.688 2.040 13.396 18.507
Chi khác 9.666 19.844 14.889 12.384 39.`392
Tổng chi 42.934 86.409 108.268 171.092 265.589
Thu nhập trƣớc thuế 16.591 14.388 20.970 48.941 70.370
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của VCB Bắc Ninh năm 2007-2011)
3.3. Thực trạng quản lý huy động vốn của VCB Bắc Ninh
Để có thể đánh giá, nhận định về công tác huy động vốn của VCB Bắc Ninh từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn tại VCB Bắc Ninh trong thời gian tới, chúng ta cùng phân tích thực trạng huy động vốn tại VCB Bắc Ninh qua các năm.
3.3.1. Về quy mô và cơ cấu huy động vốn
Bảng 3.6: Tỷ trọng huy động vốn trong tổng nguồn vốn
Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Vốn huy động 352.645 591.725 1.001.759 1.207.532 1.638.250 Tổng nguồn vốn 958.406 1.135.124 1.514.654 1.824.658 1.973.650 Tỷ trọng vốn huy động (%) 36,79 52,13 66,14 66,18 83.02
(Nguồn: Báo cáo tài chính VCB Bắc Ninh năm 2007-2011)
Hình 3.3. Biểu đồ tỷ trọng huy động vốn trong tổng nguồn vốn