7. Kết cấu của luận văn
4.1.1 Mục tiêu tổng quát
Để xây dựng chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 đảm bảo hệ thống chính sách thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu quả, công tác quản lý thuế, phí và lệ phí thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản: thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học phù hợp với thông lệ quốc tế; nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính; ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao.
Nhiệm vụ của cơ quan thuế và định hướng phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, đáp ứng yêu cầu quản lý thuế hiện đại theo nguyên tắc tập trung thống nhất.
Tạo ra một nguồn nhân lực đủ về số lượng; có cơ cấu phù hợp với nhiệm vụ quản lý thuế; có trình độ chuyên môn cao, đẩy mạnh phân cấp quản lý cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thuế chuyên nghiệp, chuyên sâu, trung thực, trong sạch, tăng cường kiểm tra, giám sát thực thi công vụ của cán bộ, công chức thuế đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành thuế.
4.1.2. Mục tiêu cụ thể
Theo yêu cầu từ nay đến hết năm 2015 từ Cục Thuế tỉnh Vĩnh phúc đến các Chi cục Thuế phải đẩy mạnh thực hiện cơ cấu nguồn nhân lực theo hướng tập trung nguồn nhân lực cho các địa bàn trọng điểm, giảm tỷ trọng công chức quản lý hộ kinh doanh, tăng cường công chức cho bộ phận quản lý
doanh nghiệp, tăng cường công chức cho bộ phận thực hiện chức năng quản lý thuế, ổn định và giảm công chức ở bộ phận gián tiếp. Phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ công chức thuế có trình độ đại học trở lên đạt tối thiểu 80%, tỷ lệ công chức làm công tác kiểm tra đạt 30%; ổn định biên chế gián tiếp để tăng cường công chức cho bộ phận trực tiếp quản lý thuế.
- Trước mắt trong năm 2014, các Chi cục Thuế thuộc Cục Thuế Tỉnh Vĩnh Phúc cần đạt được kết quả như sau:
+ Tỷ lệ công chức có trình độ đại học trở lên chiếm khoảng 77% + Tỷ lệ công chức làm công tác kiểm tra đạt khoảng 26-28%;
+ Tỷ lệ công chức làm công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đạt khoảng 7%;
+ Tỷ lệ công chức ở văn phòng Chi cục so với tổng số công chức của Chi Cục Thuế đạt khoảng 70- 75 %.
+ Giữ nguyên số lượng công chức làm công việc quản lý gián tiếp tại các Đội Hành chính nhân sự tài vụ ấn chỉ, Nghiệp vụ dự toán,... (trừ trường hợp cần thiết phải bổ sung để thay thế công chức nghỉ hưu, chuyển công tác,...);
+ Giảm 5% tỷ trọng công chức quản lý hộ kinh doanh so với thời điểm 31/12/2013.
4.2. Các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý nguồn lực để nâng
cao động lực các Chi cục Thuế t
Căn cứ vào kết quả phân tích và nghiên cứu mô hình ở chương 3, tôi đề xuất một số giải pháp sau: