7. Kết cấu của luận văn
2.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Chỉ tiêu về số lượng lao động.
- Chỉ tiêu về trình độ, độ tuổi, giới tính. - Chỉ tiêu về đào tạo và phát triển
- Chỉ tiêu về lương và phúc lợi
- Chỉ tiêu về mối quan hệ công việc (với cấp trên và với đồng nghiệp) - Chỉ tiêu về điều kiện làm việc
- Chỉ tiêu về tính chất công việc
- Các chỉ số bình quân, min, max về các chỉ tiêu nghiên cứu như lương, phúc lợi, đào tạo và phát triển, điều kiện làm việc, tính chất công việc, quan hệ với cấp trên và đồng nghiệp và mức độ thỏa mãn công việc.
Chƣơng 3
NHỮNG YẾU TỐ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÁN BỘ TẠI CHI CỤC THUẾ THUỘC CỤC THUẾ VĨNH PHÚC 3.1. Giới thiệu về Chi cục Thuế
3.1.1. Giới thiệu khái quát về Chi cục Thuế Trực thuộc Cục Thuế
Các Chi cục Thuế thuộc Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập từ ngày 01/01/1997 cùng với sự tái lập của tỉnh Vĩnh Phúc theo Quyết định số 1132/QĐ - BTC ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của Ngân sách nhà nước trên địa bàn các Huyên, Thành phố, Thị xã thuộc
tỉnh Vĩnh Phúc mà Cục Thuế Tỉnh Vĩnh Phúc giao.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của ngành Thuế Vĩnh Phúc bao gồm 14 Phòng chức năng, 09 Chi cục thuế huyện, thị xã, thành phố với 585 CBCC. Trong đó có 448 cán bộ hiện đang làm việc tại các Chi cục Thuế. Hình thức hoạt động của các Chi cục thuế thuộc Cục thuế Tỉnh Vĩnh Phúc được hoạt động trong hệ thống ngành Thuế thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Chức năng thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nlước được giao.
Chi cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Cục thuế Tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm có các Chi cục Thuế trực thuộc như sau:
1. Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Yên 2. Chi cục Thuế Huyện Bình Xuyên 3. Chi cục Thuế Thị xã Phúc Yên 4. Chi cục Thuế Huyên Tam Đảo 5. Chi cục Thuế Huyên Vĩnh Tường 6. Chi cục Thuế Huyên Tam Dương 7. Chi cục Thuế Huyên Yên Lạc 8. Chi cục Thuế Huyên Sông Lô 9. Chi cục Thuế Huyên Lập Thạch
3.1.2. Bộ máy tổ chức điều hành của các Chi cục thuế thuộc Cục thuế Tỉnh Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc
Cơ cấu tổ chức của Ngành Thuế Vĩnh Phúc bao gồm Văn phòng cục và các Chi cục Thuế. Cục trưởng là người cao nhất, có quyền quyết định và điều hành các hoạt động của ngành thuế trên toàn tỉnh Vĩnh Phúc. Tại mỗi Chi cục Thuế tại các huyện, thành phố, thị xã điều hành và chịu trách nhiệm trực tiếp là Chi cục Trưởng. Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về toàn bộ hoạt động của đơn vị. Dưới Chi cục Trưởng là Phó Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách. Tiếp đến là Các đội trưởng phụ trách các đội thuế và chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng về trách nhiệm quyền hạn của mình được phân công, giúp việc cho đội trưởng là các phó đội trưởng, chịu trách nhiệm trước Đội trưởng về quyền hạn và chức năng trong lĩnh vực được phân công, cuối cùng là nhân viên, nhân viên là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ, thực thi mệnh lệnh của cấp trên mình
Hiện nay, tổ chức của các Chi cục Thuế thực hiện theo Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/03/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế;
Các Chi cục Thuế huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Cục thuế Tỉnh Vĩnh Phúc gồm có các bộ phận như sau:
1) Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế; 2) Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học; 3) Đội Kiểm tra thuế;
4) Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế; 5) Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán;
6) Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - ấn chỉ; 7) Đội Trước bạ và thu khác;
8) Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân; 9) Một số Đội thuế liên xã, phường.
Riêng Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên, do địa bàn hoạt động lớn, số doanh nghiệp đóng trên địa bàn nhiều, số thu thuế vào ngân sách lớn hơn các Chi cục Thuế trên địa bàn Tỉnh, nên để phù hợp với mô hình quản lý, thuế Cục Thuế đã thành lập 02 đội Kiểm tra: Đội Kiểm tra thuế số 1 và Đội Kiểm tra thuế số 2 .
3.2. Tình hình nhân sự và các hoạt độngtạo động lực làm việc cho cán bộ tại Chi cục Thuế thuộc Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc tại Chi cục Thuế thuộc Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc
3.2.1. Tình hình nhân sự
Hiện nay, biên chế hành chính được giao năm 2013 là 448 người. Đến thời điểm 31/12/2012 số biên chế có mặt là 448 người.
Trong đó:
- Công chức tại Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên: 83 người. - Công chức các Chi cục Thuế Huyện Bình Xuyên: 45 người. - Công chức các Chi cục Thuế Thị xã Phúc Yên: 62 người - Công chức các Chi cục Thuế Huyện Tam Đảo: 44 người - Công chức các Chi cục Thuế Huyện Lập Thạch: 43 người - Công chức các Chi cục Thuế Huyện Sông Lô : 28 người
- Công chức các Chi cục Thuế Huyện Yên Lạc: 44 người - Công chức các Chi cục Thuế Huyện Vĩnh Tường: 53 người - Công chức các Chi cục Thuế Huyện Tam Dương: 46 người
Bảng 3.1: Số lƣợng công chức hiện đang làm việc tại các đơn vị
TT Tên đơn vị Tổng số Trong đó Đội trƣởng và đội phó Cán bộ
I Chi cục Thuế TP Vĩnh Yên 83 27 52
2 Lãnh đạo 4
3 Đội Hành chính-Nhân sự-Tài vụ-Ấn Chỉ 11 2 9
4 Đội Kê khai và kế toán thuế và Tin học 9 2 7
5 Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế 3 2 1
6 Đội Kiểm tra thuế số 1 và Kiểm tra nội bộ 10 3 7
7 Đội Kiểm tra thuế số 2 10 2 8
8 Đội Trước bạ và thu khác 6 2 4
9 Đội Nghiệp vụ dự toán 3 2 1
10 Đội Tuyên Truyền và Hỗ trợ người nộp thuế 3 1 2
11 Đội Thuế TNCN 3 1 2
12 Các đội thuế xã, phường (Gồm 6 đội thuế ) 21 10 11
II Chi cục Thuế Huyện Bình Xuyên 45 21 21
1 Lãnh đạo 3
2 Đội Hành chính-Nhân sự-Tài vụ-Ấn Chỉ 5 2 3
3 Đội Kê khai và kế toán thuế và Tin học 5 2 3
4 Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế 3 1 2
5 Đội Kiểm tra thuế số Kiểm tra nội bộ 5 2 3
6 Đội Trước bạ và thu khác 4 2 2
7 Đội Nghiệp vụ dự toán 3 2 1
8 Đội Tuyên Truyền và Hỗ trợ người nộp thuế 3 2 1
9 Đội Thuế TNCN 3 2 1
10 Các đội thuế xã, phường(Gồm 3 đội thuế) 11 6 5
III Chi cục Thuế Thị xã Phúc Yên 62 22 37
1 Lãnh đạo 3
2 Đội Hành chính-Nhân sự-Tài vụ-Ấn Chỉ 8 2 6
3 Đội Kê khai và kế toán thuế và Tin học 6 2 4
4 Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế 4 2 2
5 Đội Kiểm tra thuế và Kiểm tra nội bộ 7 2 5
6 Đội Trước bạ và thu khác 5 2 3
7 Đội Nghiệp vụ dự toán 4 1 3
8 Đội Tuyên Truyền và Hỗ trợ người nộp thuế 4 2 2
9 Đội Thuế TNCN 4 2 2
TT Tên đơn vị Tổng số Trong đó Đội trƣởng và đội phó Cán bộ
IV Chi cục Thuế Huyện Tam Đảo 44 19 23
1 Lãnh đạo 2
2 Đội Hành chính-Nhân sự-Tài vụ-Ấn Chỉ 5 2 3
3 Đội Kê khai và kế toán thuế và Tin học 5 2 3
4 Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế 2 1 1
5 Đội Kiểm tra thuế và Kiểm tra nội bộ 4 2 2
6 Đội Trước bạ và thu khác 4 2 2
7 Đội Nghiệp vụ dự toán 3 2 1
8 Đội Tuyên Truyền và Hỗ trợ người nộp thuế 4 2 2
9 Đội Thuế TNCN 3 1 2
10 Các đội thuế xã, phường( 3đội thuế) 12 5 7
V Chi cục Thuế Huyện Vĩnh Tƣờng 53 20 30
1 Lãnh đạo 3
2 Đội Hành chính-Nhân sự-Tài vụ-Ấn Chỉ 6 2 4
3 Đội Kê khai và kế toán thuế và Tin học 6 2 4
4 Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế 3 1 2
5 Đội Kiểm tra thuế và Kiểm tra nội bộ 7 3 4
6 Đội Trước bạ và thu khác 4 2 2
7 Đội Nghiệp vụ dự toán 3 2 1
8 Đội Tuyên Truyền và Hỗ trợ người nộp thuế 3 1 2
9 Đội Thuế TNCN 3 1 2
10 Các đội thuế xã, phường( 4đội thuế) 15 6 9
VI Chi cục Thuế Huyện Yên Lạc 44 18 24
1 Lãnh đạo 2
2 Đội Hành chính-Nhân sự-Tài vụ-Ấn Chỉ 5 2 3
3 Đội Kê khai và kế toán thuế và Tin học 6 2 4
4 Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế 2 1 1
5 Đội Kiểm tra thuế và Kiểm tra nội bộ 4 2 2
6 Đội Trước bạ và thu khác 5 2 3
7 Đội Nghiệp vụ dự toán 3 2 1
8 Đội Tuyên Truyền và Hỗ trợ người nộp thuế 3 1 2
9 Đội Thuế TNCN 2 1 1
10 Các đội thuế xã, phường( 4 đội thuế) 12 5 7
VII Chi cục Thuế Huyện Tam Dƣơng 46 17 26
1 Lãnh đạo 3
2 Đội Hành chính-Nhân sự-Tài vụ-Ấn Chỉ 6 2 4
3 Đội Kê khai và kế toán thuế và Tin học 5 2 3
4 Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế 3 1 2
5 Đội Kiểm tra thuế và Kiểm tra nội bộ 5 2 3
TT Tên đơn vị Tổng số Trong đó Đội trƣởng và đội phó Cán bộ
7 Đội Nghiệp vụ dự toán 2 1 1
8 Đội Tuyên Truyền và Hỗ trợ người nộp thuế 3 1 2
9 Đội Thuế TNCN 2 1 1
10 Các đội thuế xã, phường( 4 đội thuế) 13 5 8
VIII Chi cục Thuế Huyện Lập Thạch 43 17 23
1 Lãnh đạo 3
2 Đội Hành chính-Nhân sự-Tài vụ-Ấn Chỉ 5 2 3
3 Đội Kê khai và kế toán thuế và Tin học 4 2 2
4 Đội Tuyên Truyền và Hỗ trợ người nộp thuế 4 1 3
5 Đội Kiểm tra thuế, Kiểm tra nội bộ và cưỡng
chế nợ 6 2 4
6 Đội Trước bạ - TNCN và thu khác 5 2 3
7 Đội Nghiệp vụ dự toán 3 2 1
8 Các đội thuế xã, phường( 4 đội thuế) 13 6 7
IX Chi cục Thuế Huyện Sông Lô 28 11 15
1 Lãnh đạo 2
2 Đội Hành chính-Nhân sự-Tài vụ-Ấn Chỉ 4 1 3
3 Đội Kê khai và kế toán thuế và Tin học 3 1 2
4 Đội Tuyên Truyền và Hỗ trợ người nộp thuế 2 1 1
5 Đội Kiểm tra thuế, Kiểm tra nội bộ và cưỡng
chế nợ 4 2 2
6 Đội Trước bạ - TNCN và thu khác 3 1 2
7 Đội Nghiệp vụ dự toán 3 2 1
8 Các đội thuế xã, phường( 2 đội thuế) 7 3 4
3.2.2. Công tác tuyển dụng và tuyển chọn
Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc là đơn vị trực thuộc Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính, đối với công tác tuyển dụng công chức hàng năm thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính. Khi Bộ Tài chính có quyết định về việc phê duyệt Đề án thi tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế (có chỉ tiêu thi tuyển dụng công chức vào các Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế theo từng ngạch công chức) và quyết định thành lập hội đồng tuyền dụng, sau đó Hội đồng triển khai thực hiện việc Thông báo thi tuyển dụng công chức, thu nhận hồ sơ và lập danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi tuyển, thông báo danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi tuyển, thành lập Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi
và tổ chức kỳ thi tuyển, thông báo kết quả thi tuyển dụng. Căn cứ vào kết quả thi tuyển dụng được Bộ Tài chính công nhận, Tổng cục Thuế ra quyết định công nhận thí sinh trúng tuyển đến các Cục Thuế để Cục trưởng Cục thuế địa phương thực hiện việc tuyển dụng theo quy định và theo cấp quản lý cán bộ, phân bổ về các Chi cục Thuế theo nhu cầu của từng đơn vị.
Các điều kiện đăng ký tuyển dụng, điều kiện về văn bằng chứng chỉ, hồ sơ tuyển dụng do Bộ Tài chính quy định trong Đề án tổ chức thi tuyển dụng công chức Tổng cục Thuế. Căn cứ vào quy định theo phân cấp về công tác tuyển dụng như hiện nay, Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc là đơn vị hàng năm đăng ký chỉ tiêu tuyển dụng với Tổng cục Thuế, căn cứ chỉ tiêu tuyển dụng được phê duyệt Cục Thuế thực hiện việc thông báo tuyển dụng và tiếp nhận hồ sơ tuyển dụng theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế.
3.2.3. Công tác đào tạo và phát triển
* Về mục tiêu, yêu cầu công tác đào tạo, bồi dưỡng:
- Mục tiêu: Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức trong ngành, đáp ứng yêu cầu cải cách hệ thống thuế theo từng giai đoạn.
- Yêu cầu: tất cả công chức thuế phải tích cực tham gia, chủ động học tập đáp ứng yêu cầu của quản lý thuế của ngành.
* Về phân cấp quản lý, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng:
- Tổng cục Thuế quản lý trực tiếp và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo bồi dưỡng sau:
+ Chương trình đào tạo công chức mới vào ngành;
+ Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành thuế, gồm: ngạch kiểm tra viên chính thuế, kiểm tra viên thuế, kiểm tra viên cao đẳng và trung cấp thuế;
+ Chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nâng cao, chuyên sâu quản lý thuế;
+ Chương trình bồi dưỡng kế toán chuyên sâu và nâng cao, bồi dưỡng tin học nâng cao;
+ Chương trình bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý cấp đội; - Cục Thuế:
+ Trên cơ sở chương trình, tài liệu bồi dưỡng Tổng cục Thuế ban hành, Cục Thuế tập trung tổ chức triển khai bồi dưỡng cho cán bộ, công chức trong ngành các kỹ năng quản lý thuế: Kỹ năng tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế; kỹ năng kê khai kế toán thuế; kỹ năng thanh tra, kiểm tra; kỹ năng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
+ Phối hợp với các cơ sở đào tạo mở các lớp Quản lý nhà nước chương trình chuyên viên, chuyên viên chính cho cán bộ, công chức đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn quy định về thi nâng ngạch và tiêu chuẩn của ngành.
* Nội dung đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn công chức thuế hàng năm:
(1). Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức đáp ứng tiêu chuẩn ngạch công chức: - Về bồi dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước: Để chuẩn hoá đội ngũ công chức thuế nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn ngạch công chức, Cục Thuế là đơn vị trực tiếp liên hệ các cơ sở đào tạo để mở lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chính cho CBCC trong ngành.
- Về đào tạo lý luận chính trị: Cục Thuế căn cứ vào chủ trương của Tỉnh uỷ đăng ký số lượng cán bộ đi học cao cấp lý luận chính trị cho công chức ngành Thuế. Đối với các Chi cục Thuế chủ động làm việc với cấp uỷ địa phương gửi công chức thuế tham gia các lớp do địa phương mở chung cho các Sở, ban, ngành tại tỉnh, thành phố.
Đối tượng được cử đi đào tạo cao cấp lý luận chính trị: Lãnh đạo phòng thuộc Cục Thuế, Lãnh đạo Chi cục Thuế.
(2). Đào tạo đại học, sau đại học
* Đào tạo Đại học Luật: Cục Thuế căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ trong công tác quản lý thuế của ngành để cử công chức theo học đại học luật, văn bằng hai chuyên ngành Luật cho công chức thuế, đặc biệt là công chức làm công tác pháp chế để chuẩn bị cho việc thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-
CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn