7. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Công tác đào tạo và phát triển
* Về mục tiêu, yêu cầu công tác đào tạo, bồi dưỡng:
- Mục tiêu: Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức trong ngành, đáp ứng yêu cầu cải cách hệ thống thuế theo từng giai đoạn.
- Yêu cầu: tất cả công chức thuế phải tích cực tham gia, chủ động học tập đáp ứng yêu cầu của quản lý thuế của ngành.
* Về phân cấp quản lý, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng:
- Tổng cục Thuế quản lý trực tiếp và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo bồi dưỡng sau:
+ Chương trình đào tạo công chức mới vào ngành;
+ Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ các ngạch công chức chuyên ngành thuế, gồm: ngạch kiểm tra viên chính thuế, kiểm tra viên thuế, kiểm tra viên cao đẳng và trung cấp thuế;
+ Chương trình bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nâng cao, chuyên sâu quản lý thuế;
+ Chương trình bồi dưỡng kế toán chuyên sâu và nâng cao, bồi dưỡng tin học nâng cao;
+ Chương trình bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý cấp đội; - Cục Thuế:
+ Trên cơ sở chương trình, tài liệu bồi dưỡng Tổng cục Thuế ban hành, Cục Thuế tập trung tổ chức triển khai bồi dưỡng cho cán bộ, công chức trong ngành các kỹ năng quản lý thuế: Kỹ năng tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế; kỹ năng kê khai kế toán thuế; kỹ năng thanh tra, kiểm tra; kỹ năng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
+ Phối hợp với các cơ sở đào tạo mở các lớp Quản lý nhà nước chương trình chuyên viên, chuyên viên chính cho cán bộ, công chức đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn quy định về thi nâng ngạch và tiêu chuẩn của ngành.
* Nội dung đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn công chức thuế hàng năm:
(1). Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức đáp ứng tiêu chuẩn ngạch công chức: - Về bồi dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước: Để chuẩn hoá đội ngũ công chức thuế nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn ngạch công chức, Cục Thuế là đơn vị trực tiếp liên hệ các cơ sở đào tạo để mở lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên, chuyên viên chính cho CBCC trong ngành.
- Về đào tạo lý luận chính trị: Cục Thuế căn cứ vào chủ trương của Tỉnh uỷ đăng ký số lượng cán bộ đi học cao cấp lý luận chính trị cho công chức ngành Thuế. Đối với các Chi cục Thuế chủ động làm việc với cấp uỷ địa phương gửi công chức thuế tham gia các lớp do địa phương mở chung cho các Sở, ban, ngành tại tỉnh, thành phố.
Đối tượng được cử đi đào tạo cao cấp lý luận chính trị: Lãnh đạo phòng thuộc Cục Thuế, Lãnh đạo Chi cục Thuế.
(2). Đào tạo đại học, sau đại học
* Đào tạo Đại học Luật: Cục Thuế căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ trong công tác quản lý thuế của ngành để cử công chức theo học đại học luật, văn bằng hai chuyên ngành Luật cho công chức thuế, đặc biệt là công chức làm công tác pháp chế để chuẩn bị cho việc thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-
CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế trong hệ thống thuế;
Đào tạo cử nhân Luật được thực hiện theo 2 hình thức: Đào tạo bằng thứ nhất đối với những công chức chưa có trình độ đại học và đào tạo bằng thứ 2 đối với công chức đã có một bằng đại học.
* Đào tạo Đại học chuyên ngành Kinh tế, Tài chính, Kế toán
Để phục vụ công tác chuyên môn của ngành, Cục Thuế chỉ cử đi đào tạo đại học chuyên ngành Kinh tế, Tài chính cho công chức giữ chức vụ lãnh đạo hoặc trong diện quy hoạch chức danh lãnh đạo cấp Đội thuế trở lên và những công chức có năng lực phát triển đối với các địa bàn vùng sâu, vùng xa, miền núi cao, hải đảo...
* Đào tạo Sau đại học
- Đối tượng đào tạo Sau đại học: đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 24 Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ- CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức và thuộc các đối tượng sau:
- Tại Cục Thuế là Lãnh đạo Cục Thuế, Lãnh đạo phòng thuộc Cục Thuế, Lãnh đạo Chi cục Thuế và cán bộ quy hoạch cho các chức danh Lãnh đạo Cục, Lãnh đạo phòng thuộc Cục Thuế, Lãnh đạo Chi cục Thuế.
Riêng đối với công chức trẻ, tốt nghiệp Đại học chính quy loại Khá, Giỏi, có trình độ ngoại ngữ tốt, có năng lực triển vọng phát triển, có bản cam kết phục vụ lâu dài cho ngành, đủ điều kiện dự tuyển các khoá đào tạo Sau đại học ở nước ngoài thì thời gian công tác trong ngành Thuế ít nhất là 1 năm.
- Chuyên ngành đào tạo: Cán bộ đi học phải tập trung vào các chuyên ngành thiết thực với công việc của ngành Thuế, Tài chính như Kinh tế, Tài chính, Kế toán, Kiểm toán, … phù hợp với lĩnh vực công tác đang đảm nhiệm.
* Đối với các công chức không thuộc đối tượng được cơ quan cử đi đào tạo đại học (văn bằng 2), sau đại học: nếu trúng tuyển và bố trí học ngoài giờ hành chính, có kết quả học tập tốt, chuyên ngành học thiết thực với công việc chuyên môn đang đảm nhận, có cam kết phục vụ lâu dài trong ngành thuế và được Cục thuế cho phép đi học, Cục Thuế xem xét, hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo tuỳ theo kết quả học tập của công chức, khả năng tài chính và điều kiện hoạt động thực tế theo quy chế nội bộ của đơn vị.
(3). Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
* Về bồi dưỡng các kỹ năng quản lý thuế: Cục thuế tiếp tục tăng cường bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng, quy trình quản lý thuế cho công chức theo các chức năng, lĩnh vực công tác: Kỹ năng Tuyên truyền pháp luật thuế, Kỹ năng Hỗ trợ người nộp thuế, Kỹ năng Quản lý kê khai và kế toán thuế, Kỹ năng kiểm tra hoàn thuế, Kỹ năng kiểm tra tại trụ sở NNT, Kỹ năng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế... theo nội dung, chương trình Tổng cục Thuế ban hành thống nhất trong toàn ngành.
* Bồi dưỡng kiến thức kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ: Cục Thuế tiếp tục tổ chức bồi dưỡng kiến thức về kế toán cho những công chức thuế đang công tác tại các bộ phận chức năng quản lý thuế tại các Chi cục thuế chưa được đào tạo về kế toán hoặc đã được đào tạo quá lâu cần được cập nhật lại kiến thức (tập trung cho cán bộ làm công tác kiểm tra thuế).
(4). Về bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ
* Đào tạo, bồi dưỡng tin học
Bồi dưỡng các chương trình Ứng dụng quản lý thuế: Ngoài các lớp do Tổng cục Thuế tổ chức; Cục Thuế chủ động tổ chức bồi dưỡng cho công chức thuộc đơn vị các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thuế như: ứng dụng KIOSK thông tin thuế, ứng dụng hỗ trợ kê khai áp dụng mã vạch hai chiều, kê khai qua mạng; ứng dụng quản lý thuế nhà đất, ứng dụng quản lý thuế thu nhập cá nhân; ứng dụng phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành... Đảm bảo 100% công chức quản lý thuế được bồi dưỡng các chương trình ứng dụng quản lý thuế theo từng chức năng quản lý.
* Bồi dưỡng ngoại ngữ
Cục Thuế tạo điều kiện cho cán bộ, công chức học tập, nâng cao trình độ ngoại ngữ để đủ điều kiện tham dự các khoá học ở nước ngoài. Công chức có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế IELTS tối thiểu đạt 5.0 (hoặc chứng chỉ TOFEL tương đương) sẽ được hỗ trợ học phí.
(5). Ngoài ra thường xuyên kịp thời tổ chức tập huấn các quy trình, chế độ chính sách thuế mới khi có sửa đổi, bổ sung...