Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng các điều dưỡng trưởng khoa và cán bộ kế cận

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại bệnh viện việt đức (Trang 76 - 80)

- Quản lý kinh tế

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA CÁC ĐDTK TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC

3.2.3. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng các điều dưỡng trưởng khoa và cán bộ kế cận

cán bộ kế cận

ĐDTK là người làm quản lý, là người đứng đầu các điều dưỡng và chịu trách nhiệm về các kết quả làm việc của các điều dưỡng. Do vậy, ĐDTK cần phải được đào tạo bài bản mới có thể đảm đương được công việc. Các ĐDTK tại bệnh viện Việt Đức được bổ nhiệm từ các điều dưỡng nguồn của các khoa lâm sàng và cận lâm sàng. Các điều dưỡng này được đào tạo từ các trường đại học và cao đẳng. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu công việc của người làm quản lý trong tương lai, các

điều dưỡng cần phải được đào tạo, bổ sung kiến thức quản lý, kiến thức chuyên môn nghiệp vu, các kỹ năng lãnh đạo thong qua công tác đào tạo. Công tác đào tạo cho các nhà quản lý kế cận cũng được bệnh viện quan tâm và có chương trình đào tạo hàng năm. Tuy nhiên, cần có kế hoạch hành động cụ thể, phải hoàn thiện và đổi mới về phương pháp đào tạo để đáp ứng yêu cầu công việc trong giai đoạn mới. Cụ thể như sau:

3.2.3.1. Đổi mới phương pháp xây dựng kế hoạch đào tạo

Việc đào tạo cho đội ngũ ĐDTK tại bệnh viện Việt Đức hàng năm được thực hiện theo các quy định của nhà nước và BYT về thời gian tham dự các khóa học ngắn hạn về quản lý, đồng thời dựa trên các quy định về chứng chỉ mà ĐDTK phải đạt được. Thông thường, kinh phí đào tạo hàng năm rất thấp so với tổng chi phí hoạt động của bệnh viện và hiệu quả công tác đào tạo chưa cao. Nhược điểm của phương pháp này là:

- Thiếu sự đánh giá năng lực hiện tại, nên không biết họ tốt năng lực nào, năng lực nào còn hạn chế. Do đó, việc đào tạo không tập trung được nhưng điểm yếu của từng năng lực các ĐDTK.

- Gây lãng phí về tài chính và thời gian của chính các ĐDTK, vì đào tạo những điều họ đã qua đạo tạo.

- Kế hoạch thường bị động, chắp vá do không có kế hoạch dài hạn chi tiết và cụ thể. Ngoài ra còn phụ thuộc vào chương trình đào tạo của các bệnh viện lân cận.

Việc xác định nhu cầu đào tạo được thực hiện như sau: Bước 1. Đánh giá năng lực quản lý hiện tại của các ĐDTK

Từ khung năng lực quản lý đã được xây dựng. Các chuyên viên đào tạo sử dụng phiếu điều tra theo các mẫu đã thiết kế để tiến hành điều tra, đánh giá thực trạng năng lực quản lý của từng ĐDTK theo phương pháp đánh giá 360 độ. Phiếu điều tra được gửi cho các lãnh đạo cấp trên, các nhân viên, bản thân các ĐDTK và các bác sỹ trực tiếp làm việc với họ. Ngoài ra, các chuyên viên đào tạo còn phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo bệnh viện, các điều dưỡng có thành tích xuất sắc và một số chuyên gia quản lý trong bệnh viện để đánh giá năng lực hiện tại của mỗi ĐDTK.

Từ kết quả điều tra, các phiếu được tổng hợp và sử dụng phần mềm excel để đưa ra kết quả điều tra về năng lực của từng ĐDTK.

Bước 2. Xác định yêu cầu của từng tiêu chí trong khung năng lực

Cũng từ khung năng lực, chuyên viên đào tạo thiết kế phiếu điều tra để tiến hành phỏng vấn lãnh đạo và những điều dưỡng có thành tích xuất sắc để xác định yêu cầu về năng lực cần đáp ứng trong thời gian tới.

Bước 3. Xác định nhu cầu đào tạo

Từ cơ sở thực trạng năng lực quản lý của từng ĐDTK, và yêu cầu về năng lực cần đạt được, từ đó xác định khoảng cách giữa năng lực quản lý hiện tại với yêu cầu về năng lực cần đạt được. Trên cơ sở khoảng cách này các chuyên viên đào tạo dễ dàng nhận ra nhu cầu đào tạo của năng lực nào cấp thiết để lên kế hoạch đào tạo nhằm đáp ứng các yêu cầu về năng lực kỳ vọng.

Bước 4. Xây dựng kế hoạch đào tạo

Trên cơ sở nhu cầu đào tạo đã được phân tích và xác định ở trên và nguồn kinh phí,chuyên viên đào tạo xây dựng kế hoạch cho từng ĐDTK, đồng thời tổng hợp, xây dựng kế hoạch chung cho các ĐDTK trong toàn bệnh viện. Kế hoạch đào tạo gồm 2 loại. Kế hoạch đào tạo 5 năm và kế hoạch đào tạo hàng năm. Các kế hoạch này phải được xây dựng cho phù hợp với kế hoạch đào tạo tổng thể của BYT và của bệnh viện. Quan trọng nhất là chương trình phân theo các nhóm ĐDTK còn thiếu kiến thức và kỹ năng quản quản lý, kiến thức chuyên môn để đào tạo.

3.2.3.2. Hoàn thiện phương pháp đào tạo nâng cao kiến thức và kỹ năng của ĐDTK

Việc đào tạo các kiến thức và kỹ năng quản lý cho các cán bộ nguồn phần lớn tập trung vào các chủ nhiệm khoa và phó chủ nhiệm khoa, các trưởng phó phòng chức năng, chưa có chương trình đào tạo về quản lý riêng cho ĐDTK.

Để việc nâng cao năng lực quản lý của các ĐDTK có hiệu quả, sau khi xây dựng chương trình, kế hoach đào tạo cần theo các phương pháp sau:

- Phương pháp kích thích sự tích cực: Phương pháp này kích thích tính chủ động của học viên. Chuyên viên đào tạo có thể sử dụng phương pháp hỏi học viên

và giải đáp sau phần trả lời của họ. Phương pháp này tạo nên sự tương tác giữa giảng viên và học viên. Mỗi ý kiến của người học sẽ là một phần làm cho nội dung cần trình bày thêm rõ ràng, điều này tạo nên sự hưng phấn và lôi cuốn học viên khác tập trung vào các vấn đề cần giải quyết. Câu hỏi đưa ra vừa mang tính kích tích trí não vừa mang tính thiết thực. Tránh những câu hỏi mang tính đánh đố hoặc hời hợt làm cho học viên không có hứng thú trả lời hoặc trả lời mang tính đối phó. Giảng viên phải tạo không khí sôi nổi, kích thích mọi người cùng làm việc. Phương pháp này có ưu điểm phát huy được tính chủ động của người học, và giúp họ hiểu sâu và nhớ lâu và dễ áp dụng vào thực tiễn quản lý.

- Phương pháp làm việc nhóm: Phương pháp này được đánh giá rất cao trong các phương pháp giảng dạy. Đây là phương pháp yêu cầu các học viên cùng tham gia thảo luận giải quyết vấn đề được đưa ra. Phương pháp này có ưu điểm tạo thói quen giải quyết công việc theo tập thể. Là nội dung cần đào tạo cho cán bộ quản lý trong bệnh viện, trong đó có ĐDTK. Phương pháp làm việc nhóm phát huy tối đa tinh thần làm việc tập thể, tất cả các thành viên đều được đóng góp ý tưởng của mình cho việc giải quyết vấn đề.

- Phương pháp giải quyết tình huống: Giảng viên đưa ra tình huống có thật trong thực tế, các tình huống điển hình phù hợp với nội dung của bài giảng. Từ các tình huống đó, giảng viên để cho các học viên giải quyết, sau đó giảng viên cho ý kiến nhận xét. Trên cơ sở đó, giảng viên phân tích tình huống một cách cụ thể và đưa ra phương án giải quyết. Phương pháp này làm cho học viên áp dụng ngay trong thực tế nếu có tình huống giống hoặc tương tự xảy ra.

Các giảng viên cũng phải được lựa chọn cho phù hợp với chương trình. Đặc biệt, các chương trình quản lý nâng cao, đòi hỏi nhiều kỹ năng khó cần mời các chuyên gia và những người có nhiều kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy. Có như vậy, chương trình đào tạo mới hiệu quả.

3.2.3.3. Xây dựng chương trình, nội dung, các chuyên đề đào tạo phù hợp

Trong chương 2, chúng ta đã điều tra, phân tích, đưa ra kết quả và nhận thấy cả hai lĩnh vực về thực hành quản lý và tiêu chuẩn chuyên môn đều chưa đạt yêu

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực quản lý của điều dưỡng trưởng khoa tại bệnh viện việt đức (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w