1.2.3.1. Tiêu chí đo lường năng lực quản lý điều dưỡng trưởng khoa
Lý do lựa chọn mô hình để đánh giá năng lực của ĐDTK
Trong các cách tiếp cận trên; cách tiếp cận thứ nhất, năng lực quản lý của ĐDTK gồm kiến thức quản lý, kỹ năng quản lý và thái độ quản lý. Theo cách tiếp cận này là cách tiếp cận chung, nên mang tính thiên về vấn đề năng lực hơn là quản lý, mà ĐDTK là người quản lý và là nhà lãnh đạo thực sự, mà trong đề tài thực sự muốn đi sâu nghiên cứu năng lực quản lý. Nên, theo cách tiếp cận này chưa phù hợp lắm.
Cách tiếp cận thứ 2; theo AONE, năng lực của nhà quản lý điều dưỡng bao gồm 5 nhóm yếu tố đó là; giao tiếp và xây dựng các mối quan hệ, có kiến thức về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, khả năng lãnh đạo, có trình độ chuyên môn và khả năng kinh doanh. Theo cách tiếp cận này có lẽ sẽ phù hợp hơn cho các nhà quản lý điều dưỡng cấp cao hay điều dưỡng trưởng bệnh viện.
Cách tiếp cận thứ 3; theo ANA, Năng lực của ĐDTK bao gồm hai nhóm yếu tố là: Năng lực thực hành quản lý và năng lực gắn chuyên môn điều dưỡng và quản lý. Theo như cách tiếp cận này đã trình bày ở trên, thì ANA đi theo quy trình ra quyết định và thực hiện quyết định của nhà quản lý điều dưỡng rất phù hợp với năng lực quản lý của ĐDTK. Như vậy, tác giả sẽ sử dụng cách tiếp cận thứ 3 của ANA làm cơ sở cho việc đánh giá năng lực ĐDTK trong bệnh viện.
Tiêu chí đo lường năng lực quản lý của ĐDTK
Năng lực quản lý của ĐDTK trong bệnh viện đánh giá không chỉ thông qua bằng cấp mà thông qua kết quả cuối cùng của việc thực hiện nhiệm vụ quản lý của họ. Như vậy, kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý của ĐDTK chính là năng lực quản lý của họ. Người ĐDTK có năng lực quản lý phải là người quản lý các hoạt động điều dưỡng của khoa mình phụ trách đạt mục tiêu đề ra một cách tốt nhất.
Đối với dịch vụ điều dưỡng trong bệnh viện phải đảm bảo công tác chăm sóc người bệnh toàn diện, các tiêu chí để đánh giá năng lực quản lý ĐDTK là kết quả đầu ra của việc thực hiện quy trình quản lý đó là lập kế hoạch, tổ chức thực hiện,chỉ đạo việc thực hiện và kiểm tra đánh giá. Ngoài ra, tiêu chí đánh giá phải dựa vào kết quả đầu ra của việc quản lý chuyên môn chăm sóc người bệnh bao gồm: Thời gian nằm viện, tai biến do chăm sóc, số lượng người bệnh ra viện và sự hài lòng của họ, chi phí điều trị, thời gian chờ đợi các dịch vụ chăm sóc… Các tiêu chí này đánh giá trong một thời kỳ, thông thường là một năm.
Như vậy, để đo lường năng lực của một ĐDTK ta có thể so sánh kết quả đạt được của các tiêu chí trên mà khu vực người ĐDTK phụ trách đạt được.
Thông thường đánh giá theo giá trị tuyệt đối hoặc so sánh tương đối theo tỷ lệ % . Gốc để so sánh là:
- So sánh với kết quả đã được lập hoặc được giao. - So sánh với kết quả cùng kỳ của năm trước.
Do đó, tiêu chí đo lường năng lực của ĐDTK trong bệnh viện chính là các tiêu chí gắn với kết quả điều trị và chăm sóc của bệnh viện, đó là:
- Số ngày giường/kế hoạch/thực hiện năm trước
- Chi phí điều trị bình quân/người bệnh/kế hoạch/thực hiện năm trước. - Tỷ lệ tai biến do chăm sóc/kế hoạch/thực hiện năm trước…
Ngoài ra yếu tố năng lực quản lý của ĐDTK còn phụ thuộc các yếu tố khác như trang thiết bị, sự quá tải, môi trường làm việc, các chính sách pháp luật…
Tiêu chí đo lường năng lực quản lý của ĐDTK được thể hiện chi tiết qua các yếu tố sau:
Về lĩnh vực thực hành quản lý bao gồm các khả năng sau:
Khả năng thu thập dữ liệu :là khả năng sử dụng các công cụ thu thập dữ liệu ra sao? khả năng sử dụng máy tính của ĐDTK để xử lý dữ liệu, khả năng thu thập dữ liệu có hệ thống.
Khả năng phân tích vấn đề: là khả năng sử dụng các mô hình phù hợp để phân tích, khả năng rút ra các vấn đề còn tồn tại, khả năng thúc đẩy giữa các nguồn lực y tế để giả quyết vấn đề.
Khả năng xác định mục tiêu: là khả năng xác định được các kết quả cần đạt được từ việc nhận biết các vấn đề còn tồn tại, vấn đề gây tranh cãi. Có khả năng phát triển các mục tiêu hướng tới việc nâng cao không ngừng chất lượng chăm sóc sức khỏe.
Khả năng lập kế hoạch để đạt mục tiêu: là khả năng phát triển các kế hoạch trong đó đưa ra các giải pháp và công cụ phù hợp để đạt mục tiêu. Khả năng sử dụng kế hoạch để truyền đạt mục tiêu.
Khả năng thực hiện kế hoạch: là khả năng thực hiện kế hoạch một cách an toàn đúng tiến độ. Khả năng thúc đẩy hệ thống truyền thông mở và minh bạch. Khả năng thiết kế, triển khai, đánh giá các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho việc triển khai kế hoạch. Khả năng thúc đẩy các chương trình giáo dục sức khỏe cho khách hàng. Khả năng tư vấn để tác động vào quá trình thực hiện kế hoạch.
Khả năng đánh giá sự thực hiện kế hoạch: là khả năng đánh giá đúng kết quả đạt được với việc sử dụng các công cụ đánh giá phù hợp. Khả năng truyền đạt kết quả đánh giá đến lãnh đạo một cách thích hợp. Khả năng sử dụng kết quả đánh giá để tăng cường sự hoàn thiện và đổi mới các hoạt động điều dưỡng.
Về lĩnh vực chuyên môn điều dưỡng và quản lý
Khả năng về chuyên môn: là khả năng thực hành lâm sàng, khả năng thiết kế các mô hình chăm sóc sức khỏe, khả năng về kinh tế trong y tế, khả năng thực hành dựa vào bằng chứng, khả năng đảm bảo an toàn cho người bệnh. Khả năng chống nhiễm khuẩn bệnh viện.
Khả năng học hỏi và sáng tạo không ngừng: là khả năng lập kế hoạch học tập cho bản thân, khả năng không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Khả năng đưa ra các sáng kiến cải tiến chất lượng dịch vụ điều dưỡng.
Khả năng đánh giá và tự đánh giá: là khả năng gắn sự tự đánh giá bản thân với các tiêu chuẩn cơ bản. Khả năng thu thập các phản hồi từ các nguồn không chính thức. Khả năng đánh giá cấp dưới một cách hợp lý.
Khả năng nghiên cứa khoa học và ứng dụng các kết quả nghiên cứu:
Khả năng áp dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. Khả năng chủ động tham gia các hoạt động nghiên cứu. Khả năng thu thập thông tin, chia sẻ nghiên cứu với đồng nghiệp, khả năng kết hợp nghiên cứu với học tập.
Khả năng phối hợp và phát triển đồng nghiệp: Khả năng phát triển mối quan hệ với đồng nghiệp . Khả năng chia sẻ các kiến thức, kỹ năng với đồng nghiệp và cung cấp phản hồi liên quan đến điều dưỡng. Khả năng tăng cường chuyên môn và thực hành điều dưỡng, khuyến khích sự sáng tạo của nhân viên. Khả năng tạo ra môi trường làm việc hiệu quả và nâng cao sự phối hợp trong tổ chức.
Khả năng cộng tác với các bên liên quan: là khả năng giao tiếp hiệu quả và gây dựng các mối quan hệ với đồng nghiệp. Khả năng cộng tác với các bên liên quan. Khả năng áp dụng các kỹ thuật đàm phán với khách hàng và đồng nghiệp. Khả năng quản lý xung đột trong tổ chức.
Khả năng quản lý hiệu quả các nguồn lực: là khả năng đánh giá nhu cầu chăm sóc sức khỏe của khách hàng và các nguồn lực có thể huy động để đạt mục tiêu. Khả năng ủng hộ sử dụng các nguồn lực công nghệ giúp tăng cường chất lượng điều dưỡng. Khả năng giám sát ghi chép hồ sơ bệnh án theo quy định của BYT. Khả năng quản lý sử dụng hiệu quả các thiết bị y tế. Khả năng thiết lập môi trường làm việc an tan và quản lý hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin.
Khả năng lãnh đạo: là khả năng đưa ra tầm nhìn và mục tiêu cụ thể cho tổ chức, khả năng sáng tạo và linh hoạt với sự thay đổi. Khả năng xây dựng và duy trì các nhóm làm việc hiệu quả.
Khả năng tuân thủ các nguyên tắc đạo đức trong quyết định: là khả năng quyết định và hành động dựa trên nguyên tắc y đức. Khả năng thực hiện 12 điều y đức. Khả năng xử lý các hành vi trái đạo đạo đức.
Khả năng tuân thủ pháp luật: là khả năng hiểu biết luật pháp, khả năng thực hành theo luật bảo vệ sức khỏe nhân dân, các quy định của BYT và bệnh viện.
1.2.3.2. Các yếu tố cấu thành năng lực quản lý điều dưỡng trưởng khoa
Từ các cách tiếp cận về năng lực quản lý của ĐDTK, và theo ý kiến của các chuyên gia BYT, lãnh đạo bệnh viện tác giả đã lựa chọn mô hình đánh giá theo cách tiếp cận thứ ba (cách tiếp cận theo Hiệp Hội Điều Dưỡng Mỹ ANA) thì năng lực quản lý của ĐDTK được cấu thành bởi hai nhóm yếu tố sau đó là: Nhóm các yếu tố về năng lực thực hành quản lý và nhóm các yếu tố năng lực gắn liền chuyên môn và quản lý.
Nhóm các yếu tố năng lực thực hành quản lý
Nhóm các yếu tố về năng lực thực hành quản lý là nhóm các yếu tố thể hiện quá trình ra quyết định của nhà quản lý bao gồm: Thu thập dữ liệu, phân tích vấn đề thực tế và xu hướng, xác định mục tiêu, lập kế hoạch để đạt mục tiêu, triển khai kế hoạch và đánh giá sự thực hiện kế hoạch.
Thu thập dữ liệu: người ĐDTK muốn có cơ sở để phân tích và lập kế hoạch cho tổ chức mình cần thu thập dữ liệu một cách hệ thống, năng lực này cần đạt được các tiêu chí sau:
- Thu thập dữ liệu hệ thống và liên tục
- Kết nối các điều dưỡng viên và các bên có liên quan khác để tạo nên nguồn dữ liệu tổng hợp có mối liên hệ chặt chẽ giữa tổng thể và bộ phận, hệ thống và môi trường..
- Sử dụng các công cụ thu thập dữ liệu dựa vào bằng chứng.
về các mô hình phân tích các vấn đề để đưa ra các kế hoạch cho tổ chức mình một cách tốt nhất. Năng lực này bao gồm các tiêu chí sau:
- Rút ra các vấn đề còn tồn tại, vấn đề gây tranh cãi và xu hướng vận hành từ việc phân tích dữ liệu.
- Sử dụng các mô hình và các công cụ phù hợp để phân tích vấn đề.
- Hợp thức hóa các vấn đề và xu hướng với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và các nhà đầu tư khi có thể và phù hợp.
- Thúc đẩy sự thống nhất giữa các nguồn lực y tế, con người và tài chính để phục vụ cho giải quyết vấn đề.
Xác định mục tiêu: Đó là người ĐDTK phải xác định được đầu ra, để từ đó mới xây dựng được các kế hoạch cụ thể để đạt các mục tiêu. Yếu tố này cần có các tiêu chí sau:
- Rút ra các đầu ra, kết quả cần đạt được từ việc nhận diện các vấn đề còn tồn tại, vấn đề gây tranh cãi và xu hướng.
- Phát triển các mục tiêu hướng tới việc nâng cao không ngừng chất lượng chăm sóc sức khỏe.
Lập kế hoạch để đạt mục tiêu: Lập kế hoạch là nhiệm vụ rất quan trọng của người ĐDTK, sau khi phân tích các vấn đề và xác định mục tiêu là phải đưa ra các giải pháp để đạt mục tiêu. Yếu tố này bao gồm các tiêu chí:
- Phát triển các kế hoạch trong đó đưa ra các giải pháp và công cụ phù hợp để đạt mục tiêu.
- Sự dụng kế hoạch để truyền đạt mục tiêu, phương hướng đến các điều dưỡng viên và các bên có liên quan khác.
- Thúc đẩy sự thống nhất các nguồn lực về y tế, con người và tài chính để mở rộng và hoàn thiện quá trình lập kế hoạch.
Triển khai kế hoạch: Sau khi đã lên kế hoạch, ĐDTK cần triển khai kế hoạch như đã định, để thực hiện kế hoạch như đã định một cách hiệu quả cần có các tiêu chí sau:
- Thực hiện kế hoạch một cách an toàn, đúng tiến độ.
- Phối hợp với các hoạt động liên quan, các nguồn lực con người, vật chất, tài chính để đảm bảo sự thống nhất trong dịch vụ chăm sóc sức khoẻ.
- Đóng góp vào việc thiết kế, triển khai và đánh giá các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần thiết cho viêc triển khai kế hoạch.
- Thúc đẩy các chương trình giáo dục sức khỏe cho khách hàng.
- Cung cấp sự tư vấn để tác động vào quá trình thực hiện kế hoạch, tăng cường năng lực và tác động đến sự thay đổi trong quá trình thực hiện kế hoạch.
Từ phân tích trên tác giả đưa ra khung năng lực của ĐDTK trông bệnh viện như sau:
Đánh giá sự thực hiện kế hoạch: Muốn biết được quá trình thực hiện kế hoạch có đạt được mục tiêu và hiệu quả không, người ĐDTK cần phải đánh giá quá trình đó và dựa trên các tiêu chí sau:
- Đánh giá đúng kết quả đạt được với việc sử dụng các công cụ đánh giá phù hợp.
- Truyền đạt kết quả đánh giá đến lãnh đạo, điều dưỡng trưởng bệnh viện, điều dưỡng viên một cách thích hợp.
- Sử dụng kết quả đánh giá để tăng cường sự hoàn thiện, đổi mới hoạt động của các điều dưỡng viên và bộ phận.
Nhóm các yếu tố gắn liền với chuyên môn điều dưỡng và quản lý
Trình độ chuyên môn đạt chuẩn: Người ĐDTK phải là người có trình độ chuyên môn và chất lượng thực hành đạt chuẩn, cần đạt được và duy trì các chứng chỉ chuyên môn, các chứng chỉ thực hành lâm sàng. Thể hiện khả năng chỉ ra các ứng dụng thực tiễn các quy trình điều dưỡng bằng các hành động có trách nhiệm. Yếu tố này cần đạt được các tiêu chí sau:
- Thực hành lâm sàng
- Thiết kế các mô hình chăm sóc sức khỏe người bệnh - Kinh tế y tế
- Thực hành dựa vào bằng chứng - Đảm bảo an toàn cho người bệnh - Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện - Quản lý rủi ro trong điều dưỡng
Học hỏi và sáng tạo không ngừng: Người ĐDTK có năng lực phải luôn không ngừng học hỏi và phát triển bản thân. Học hỏi là quá trình lắng nghe, thu thập thông tin để đúc kết thành kiến thức và kỹ năng cho mình thông qua các hoạt động thực tiễn. Sáng tạo là quá trình đổi mới, sáng kiến cải tiến những phương thức,
những quy trình, những kiến thức đã cũ và từ đó làm cho công việc quản lý của ĐDTK đạt hiệu quả hơn. Yếu tố này bao gồm các tiêu chí sau:
- Lập kế hoạch học tập cho bản thân
- Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý
- Đưa ra các sáng kiến cải thiện chất lượng dịch vụ điều dưỡng và quản lý
Đánh giá và tự đánh giá: Đánh giá và tự đánh giá là yếu tố rất cần thiết để ĐDTK trong hoạt động quản lý. Đánh giá bao gồm đánh giá bản thân và đánh giá đồng nghiệp. Đánh giá bản thân là sự tự đánh giá và đánh giá phản hồi từ đồng nghiệp dựa trên các tiêu chuẩn, và các quy tắc đã định. Bên cạnh đó, người ĐDTK cũng phải biết đánh giá nhân viên một cách hợp lý. Yếu tố này bao gồm các tiêu chí sau: