- Chức năng phân phối
3.2.5 Tăng cường công tác quản lý lao động
Lao động là một trong ba yếu tố không thể thiếu của quá trình sản xuất. Quản lý lao động tốt góp phần không nhỏ vào thành đạt và phát triển của công ty. Để quản lý lao động tốt cần phải :
- Căn cứ vào nhu cầu công tác ở Công ty để tuyển dụng và bố trí lao động hợp lý, phù hợp với trình độ và khả năng của từng người. Mạnh dạn đào tạo cán bộ đủ năng lực và trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới.
- Quản lý thời gian lao động chặt chẽ , làm việc đúng giờ giấc, rèn luyện ý thức kỷ luật lao động.
- Tạo cho người lao động những điều kiện thuận lợi nhất để làm việc, điều này liên quan đến các vấn đề cải tiến những điều kiện vệ sinh lao động nơi làm việc...tổ chức các phòng ban gọn nhẹ, phân định chức năng quyền lực rõ ràng.
- Về vấn đề quản lý quỹ tiền lương : Tiền lương là biểu hiện bằng tiền bộ phận sản phẩm xã hội mà người lao động được doanh nghiệp (người sử dụng lao động )trả để bù đắp hao phí sức lao động mà họ đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhằm tái sản xuất sức lao động và phát triển thêm đời sống vật chất lẫn tinh thần cho người lao động.
Đối với doanh nghiệp, tiền lương được sử dụng là đòn bẩy kích thích sự phát triển của doanh nghiệp, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi. Do đó cần chấp hành tốt chính sách, chế độ quản lý quỹ tiền lương, quỹ bảo hiểm xã hội...
Hệ thống lương thưởng được coi là hợp lý và hiệu quả khi nó đảm bảo các yêu cầu sau :
+Hệ thống lương phải trở thành đòn bẩy kinh tế, công bằng và thoả đáng việc xác định mức lương cho từng vị trí làm việc phải căn cứ vào bản thân công việc và các yếu tố liên quan đến nhân viên thực hiện công việc đó.
+Chế độ thưởng phải có ý nghĩa động viên, khuyến khích người lao động. Tiền thưởng phải đựợc quy định cụ thể, gắn với kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty và theo mức độ đóng góp của từng lao động.
Để có một hệ thống lương thưởng hiệu quả, công bằng và hợp lý, Công ty cần thực hiện các nội dung sau :
+ Tiến hành đánh giá, xem xét lại giá trị của các công việc. Công ty đã xây dựng được bản mô tả công việc theo từng vị trí làm việc. Công ty cần dựa trên bản mô tả công việc này để xác định yêu cầu chuyên môn (trình độ học vấn, kinh nghiệm, kiến thức/kỹ năng, trách nhiệm, thể lực/điều kiện làm việc) và tiêu chuẩn thực hiện công việc (mức độ hoàn thành công việc về số lượng, thời gian, chất lượng, thâm niên, kinh nghiệm, mức độ trung thành, tiềm năng...). Các tiêu chuẩn này phải phù hợp với đặc trưng công việc ; nhạy cảm để phân biệt được giữa người làm tốt và chưa tốt, tin cậy, chính xác, đúng thực tế và nhất quán, đơn gian, dễ hiểu và dễ sử dụng ; phải được sự chấp nhận và ủng hộ của người lao động.
+ Đánh giá thực hiện công việc của người lao động định kỳ một năm hai lần dựa trên tiêu chuẩn thực hiện công việc và mức độ hoàn thành công việc của từng cá nhân. Cần đánh giá một cách toàn diện, công bằng, công khai, có phản hồi thông tin cho người lao động để họ thấy mức độ thực hiện công việc của mình, những gì đã làm được và chưa được, từ đó giúp họ hiểu và làm việc tốt hơn.
+ Sử dụng kết quả đánh giá công việc và đánh giá mức độ hoàn thành công việc làm cơ sở để xác định mức lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ
cho từng lao động.
Tóm lại: Một hệ thống thù lao hiệu quả sẽ thực sự là đòn bẩy thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, giúp Công ty duy trì một đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ cao và ý thức kỷ luật tốt. Hệ thống thù lao công bằng và hợp lý sẽ tạo được hoà khí cởi mở, hợp tác, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa những người lao động vì sự phát triển của Công ty và vì lợi ích của bản thân họ.