Hệ số sinh lời [21]

Một phần của tài liệu giải pháp tài chính đối với công ty trách nhiệm hữu hạn poongchin vina (Trang 30 - 32)

- Chức năng phân phối

1.2.2 Hệ số sinh lời [21]

Là thước đo đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là kết quả tổng hợp của hàng loạt biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp. Hệ số sinh lời bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau:

- Khả năng sinh lời của doanh thu (hay tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ROS): Thể hiện tỷ lệ phần trăm lợi nhuận sau thuế thu được trên doanh thu của một thời kỳ nào đó của doanh nghiệp

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu

ROS

=

Lợi nhuận sau thuế

(1.8) Doanh thu thuần

Ý nghĩa : Chỉ tiêu này phản ánh trong một kỳ kinh doanh, mỗi đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trị số của chỉ tiêu này tính ra càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lời của vốn càng cao và hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn.

- Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) (hay tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu): Thể hiện tỷ lệ phần trăm lợi nhuận sau thuế thu được trên vốn chủ sở hữu của một thời kỳ của doanh nghệp. Nó là chỉ tiêu quan trọng tổng quát phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu nói riêng và khả năng sinh lời của toàn bộ vốn của doanh nghiệp nói chung.Nó được biểu thị bởi công thức:

Tỷ suất lợi nhuận trên

nguồn vốn CSH =

Lợi nhuận sau thuế

(1.9) Vốn chủ sở hữu

(Chỉ tiêu này được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.)

Thông thường, nguồn vốn tự có không đủ lớn để tài trợ cho toàn bộ các dự án phát triển chiều sâu và mở rộng của doanh nghiệp. Mặt khác, tăng nguồn vốn chủ sở hữu luôn tạo ra sức ép về tỷ suất lợi nhuận cho người quản lý, vì vậy, doanh nghiệp phải huy động vốn vay. Tuy nhiên, người cho vay lại luôn mong muốn doanh nghiệp duy trì tỷ trọng nguồn vốn tự có đủ lớn để đảm bảo khả năng trả nợ, điều này luôn là một khó khăn đối với doanh nghiệp. Các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp luôn giải quyết mâu thuẫn trên để tìm ra một cơ cấu nguồn vốn tối ưu, đảm bảo một tỷ lệ hợp lý giữa nguồn vốn chủ sở hữu và nợ vay sao cho lợi ích thu được là lớn nhất. Đó là cơ cấu hướng tới sự cân bằng giữa rủi ro và lãi suất, nhờ đó tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp.

- Sức sinh lời của tổng tài sản – ROA (hay tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh hay tỷ suất sinh lời của tài sản), được xác định bằng công thức :

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)

=

Lợi nhuận sau thuế

(1.10)Vốn kinh doanh (hay tài sản) bình Vốn kinh doanh (hay tài sản) bình

quân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

+ Hiệu quả sử dung tổng tài sản: Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ tài sản, các nhà phân tích thường tính ra và so sánh giữa kỳ phân tích với kỳ gốc thông qua các chỉ tiêu “Sức sản xuất”, “Sức sinh lời” và “suất hao phí” của tài sản và dựa vào sự biến động của các chỉ tiêu để đánh giá. Có thể nói đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động của các

doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Nó được xác định bởi các công thức:

+ Sức sản xuất của tổng tài sản (hay hiệu suất sử dụng tổng tài sản):

Hiệu suất sử dụng tổng

tài sản của một kỳ =

Doanh thu thuần

(1.11) Tổng tài sản bình quân trong kỳ của

doanh nghiệp

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này biểu thị trong một kỳ, mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu .

Một phần của tài liệu giải pháp tài chính đối với công ty trách nhiệm hữu hạn poongchin vina (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w