- Chức năng phân phối
3.2.1. Giải pháp quản lý và sử dụng vốn kinh doanh
- Tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu, giảm tỷ trọng các khoản nợ
Trong giai đoạn 2009-2011, nợ phải trả tuy đã giảm dần nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn . Nguyên nhân là do phải thu từ khách hàng bị kéo dài,trong khi nhu cầu về vốn dùng lại càng tăng cao, hệ quả là doanh nghiệp phải đi vay bên ngoài (phần lớn là ngân hàng). Do vậy, Công ty cần gia tăng vốn tự có bằng cách tăng quỹ phát triển sản xuất kinh doanh,
cải thiện khả năng thanh toán.
- Lập kế hoạch nguồn vốn lưu động
Mục tiêu chính sách kinh doanh của doanh nghiệp trong từng giai đoạn nhất định là khác nhau, song đều tập chung lại ở mục tiêu tài chính là tối đa lợi ích của chủ sở hữu - tức là tối đa tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trong phạm vi mức độ rủi ro cho phép. Chính vì thế, xây dựng và thiết lập một cơ cấu tài chính tối ưu sẽ đảm bảo cho mức độ rủi ro tài chính của Công ty là nhỏ và Công ty sẽ giảm thiểu nguy cơ bị phá sản. Hiện tại nhiều hình thức huy động vốn mà pháp luật cho phép vẫn chưa được Công ty khai thác hết hoặc khai thác chưa có hiệu quả. Việc huy động vốn của Công ty hiện nay chủ yếu từ nguồn vay các ngân hàng thương mại. Trong định hướng mới, Công ty có thể áp dụng một số chính sách huy động vốn như:
+ Huy động nguồn vốn mới bằng cách thanh toán chậm cho nhà cung cấp : Mua chịu là một hình thức đã phổ biến trong kinh doanh. Để tận dụng tốt nguồn tài trợ này, Công ty cần chú ý mua chịu của những nhà cung cấp lớn, tiềm lực tài chính mạnh và Công ty cần tận dụng tối đa thời hạn thiếu chịu. Tức là nếu muốn được hưởng chiết khấu thì Công ty nên thanh toán vào ngày cuối cùng của thời hạn chiết khấu, còn nếu không đủ khả năng thì nên để đến ngày hết hạn hoá đơn mới thanh toán là có lợi nhất. Tuy nhiên, Công ty cũng nên tránh việc trì hoãn thanh toán các khoản tiền mua trả chậm vượt quá thời hạn phải trả bởi việc đó có thể gây ra những tác động tiêu cực như làm tổn hại đến uy tín, vị thế và các mối quan hệ của Công ty. Hơn thế nữa, Công ty còn phải gánh chịu chi phí lãi vay rất cao (bị phạt do chậm thanh toán là 150%, lãi phạt tính tại năm 2011).
+ Huy động vốn bằng lợi nhuận giữ lại của Công ty – là nguồn vốn hình thành từ lợi nhuận của Công ty sau mỗi kỳ kinh doanh có lãi. Nguồn này có ý nghĩa rất lớn vì chỉ khi nào Công ty làm ăn có lãi thì mới bổ sung được cho
nguồn vốn. Để tăng lợi nhuận giữ lại, Công ty cần tăng mọi nguồn thu và giảm thiểu các chi phí không cần thiết. Biện pháp chính ở đây là Công ty phải tính toán, lựa chọn, thiết lập được phương án kinh doanh cũng như phương án đầu tư có tính khả thi cao. Đồng thời Công ty phải lựa chọn được cơ cấu sản phẩm hợp lý để phân phối sao cho Công ty vừa đảm bảo được chi phí sản xuất cộng thêm chi phí tài chính như lãi suất ngân hàng mà vẫn có lãi.
+ Huy động vốn nhàn rỗi từ cán bộ công nhân viên : Hiện nay, số lượng cán bộ công nhân viên đang công tác tại Công ty lên đến 500 người, trong đó có rất nhiều người có tiền nhàn rỗi gửi tại các ngân hàng. Nếu Công ty trực tiếp đứng ra huy động nguồn vốn này với lãi suất trả cho cán bộ công nhân viên cao hơn lãi suất họ nhận được từ ngân hàng, trong khi mức lãi này vẫn thấp hơn mức Công ty phải trả cho ngân hàng khi đi vay, thì việc huy động này sẽ có lợi cho cả Công ty và người lao động. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Công ty nên tập trung hơn nữa tới nguồn huy động này.
Tóm lại : Nếu Công ty áp dụng và thực hiện tốt các biện pháp sử dụng vốn nêu trên Công ty sẽ có khả năng sử dụng hiệu quả các nguồn vốn nhằm đem lại lợi ích thiết thực, sản phẩm có khả năng tiêu thụ tốt, quá trình phân phối diễn ra liên tục từ đó đảm bảo vốn luân chuyển đều đặn, tạo điều kiện bảo toàn và phát triển vốn, nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính của Công ty.