- Chức năng phân phối
1.2 Chỉ tiêu đánh giá hoạt động tài chính trong doanh nghiệp
1.2.1 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh [21].
doanh nào đó là K, thì chỉ tiêu hiệu quả H sẽ là :
Theo dạng hiệu số: Chỉ tiêu được tính bằng cách lấy kết quả đầu ra trừ đi toàn bộ chi phí đầu vào
H = K – C (1.2)
Cách tính này đơn giản nhưng không phản ánh được chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tiềm năng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. ngoài ra theo cách tính này cũng không thể so sánh hiệu quả sản xuất kinh doanh giữa các bộ phận đơn vị trong doanh nghiệp, không thấy được mức tiết kiệm hay lãng phí lao động xã hội.
Theo dạng phân số: chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh được xác định bằng tỷ lệ giữa kết quả thu được và chi phí để đạt được kết quả đó:
H = (1.2.1)
Công thức này phản ánh sức sản xuất hay sức sinh lời của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Cách tính này đã khắc phục được những tồn tại của cách tính trên.
Hoặc H = (1.2.2)
Công thức này phản ánh suất hao phí của các yếu tố đầu vào, tức là để có một đơn vị kết quả đầu ra thì cần hao phí bao nhiê u đơn vị đầu vào.
1.3.2 Hệ số khả năng thanh toán [21]
+ Hệ số khả năng thanh toán hiện thời : là mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán
hiện thời =
Tổng tài sản lưu động
(1.3) Nợ ngắn hạn
+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Là chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp, được xác định bằng tài sản lưu động trừ đi hàng tồn kho và chia cho số nợ ngắn hạn. Ở đây, hàng tồn kho bị trừ ra, bởi lẽ, trong tài sản lưu động, hàng tồn kho được coi là tài sản có tính thanh khoản thấp hơn. Hệ số này được xác định bằng công thức sau:
Khả năng thanh toán
nhanh =
Tài sản lưu động – Hàng tồn kho
(1.4) Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán
tức thời =
Tiền + Các khoản tương đương tiền
(1.5) Nợ ngắn hạn
1.2.1 Hệ số hiệu suất hoạt động [21]+ Số vòng quay hàng tồn kho+ Số vòng quay hàng tồn kho + Số vòng quay hàng tồn kho
Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hiệu suất sử dụng của doanh nghiệp và được xác định bằng công thức:
Số vòng quay hàng tồn
kho =
Giá vốn hàng bán
(1.6) Số hàng tồn kho bình quân trong kỳ
Thông thường, số vòng quay hàng tồn kho cao so với doanh nghiệp trong ngành chỉ ra rằng: Việc tổ chức và quản lý dự trữ của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn được chu kỳ kinh doanh và giảm được lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho. Nếu số vòng quay hàng tồn kho thấp, thường gợi lên doanh nghiệp có thể dự trữ vật tư quá mức dẫn đến tình trạng bị ứ đọng hoặc sản phẩm bị tiêu thụ chậm. Từ đó, có thể dẫn đến dòng tiền vào của doanh nghiệp bị giảm đi và có thể đặt doanh nghiệp vào tình thế khó khăn về tài chính trong tương lai.
thiết để thu được các khoản phải thu (số ngày của một vòng quay các khoản phải thu). Kỳ thu tiền trung bình được xác định theo công thức:
Kỳ thu tiền trung bình
(ngày) =
Số dư bình quân các khoản phải thu
(1.7) Doanh thu bình quân 1 ngày trong kỳ
Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng nhỏ và ngược lại.
1.2.2 Hệ số sinh lời [21]
Là thước đo đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là kết quả tổng hợp của hàng loạt biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp. Hệ số sinh lời bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau:
- Khả năng sinh lời của doanh thu (hay tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ROS): Thể hiện tỷ lệ phần trăm lợi nhuận sau thuế thu được trên doanh thu của một thời kỳ nào đó của doanh nghiệp
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
ROS
=
Lợi nhuận sau thuế
(1.8) Doanh thu thuần
Ý nghĩa : Chỉ tiêu này phản ánh trong một kỳ kinh doanh, mỗi đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trị số của chỉ tiêu này tính ra càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lời của vốn càng cao và hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn.
- Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) (hay tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu): Thể hiện tỷ lệ phần trăm lợi nhuận sau thuế thu được trên vốn chủ sở hữu của một thời kỳ của doanh nghệp. Nó là chỉ tiêu quan trọng tổng quát phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu nói riêng và khả năng sinh lời của toàn bộ vốn của doanh nghiệp nói chung.Nó được biểu thị bởi công thức:
Tỷ suất lợi nhuận trên
nguồn vốn CSH =
Lợi nhuận sau thuế
(1.9) Vốn chủ sở hữu
(Chỉ tiêu này được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.)
Thông thường, nguồn vốn tự có không đủ lớn để tài trợ cho toàn bộ các dự án phát triển chiều sâu và mở rộng của doanh nghiệp. Mặt khác, tăng nguồn vốn chủ sở hữu luôn tạo ra sức ép về tỷ suất lợi nhuận cho người quản lý, vì vậy, doanh nghiệp phải huy động vốn vay. Tuy nhiên, người cho vay lại luôn mong muốn doanh nghiệp duy trì tỷ trọng nguồn vốn tự có đủ lớn để đảm bảo khả năng trả nợ, điều này luôn là một khó khăn đối với doanh nghiệp. Các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp luôn giải quyết mâu thuẫn trên để tìm ra một cơ cấu nguồn vốn tối ưu, đảm bảo một tỷ lệ hợp lý giữa nguồn vốn chủ sở hữu và nợ vay sao cho lợi ích thu được là lớn nhất. Đó là cơ cấu hướng tới sự cân bằng giữa rủi ro và lãi suất, nhờ đó tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp.
- Sức sinh lời của tổng tài sản – ROA (hay tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh hay tỷ suất sinh lời của tài sản), được xác định bằng công thức :
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)
=
Lợi nhuận sau thuế
(1.10)Vốn kinh doanh (hay tài sản) bình Vốn kinh doanh (hay tài sản) bình
quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
+ Hiệu quả sử dung tổng tài sản: Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ tài sản, các nhà phân tích thường tính ra và so sánh giữa kỳ phân tích với kỳ gốc thông qua các chỉ tiêu “Sức sản xuất”, “Sức sinh lời” và “suất hao phí” của tài sản và dựa vào sự biến động của các chỉ tiêu để đánh giá. Có thể nói đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả hoạt động của các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Nó được xác định bởi các công thức:
+ Sức sản xuất của tổng tài sản (hay hiệu suất sử dụng tổng tài sản):
Hiệu suất sử dụng tổng
tài sản của một kỳ =
Doanh thu thuần
(1.11) Tổng tài sản bình quân trong kỳ của
doanh nghiệp
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này biểu thị trong một kỳ, mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu .
1.2.3 Hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh [21]
Nó được phản ánh qua chi tiêu sức sản xuất của chi phí kinh doanh (hay hiệu suất sử dụng chi phí kinh doanh) và sức sinh lời của chi phí kinh doanh (hay tỷ suất lợi nhuận trên chi phí kinh doanh). Được thể hiện bởi 2 công thức sau:
+ Sức sản xuất của chi phí kinh doanh :
Sức sản xuất của chi phí kinh doanh =
Doanh thu thuần
(1.12) Tổng chi phí kinh doanh
Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ doanh nghiệp bỏ ra một đồng chi phí kinh doanh thu được bao nhiêu đồng doanh thu.
+ Sức sinh lời của chi phí kinh doanh :
Sức sinh lời của chi
phí kinh doanh =
Lợi nhuận sau thuế
(1.12.1) Tổng chi phí kinh doanh
Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ doanh nghiệp bỏ ra một đồng chi phí kinh doanh được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
1.2.6 Hiệu quả sử dụng lao động
kinh tế. Vì vậy sử dụng yếu tố lao động có hiệu quả góp phần quan trọng tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu biểu thị trực tiếp, bao trùm cho hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp là chỉ tiêu năng suất lao động, ngoài ra hiệu quả sử dụng lao động còn được biểu thị qua chỉ tiêu suất hao phí lao động và mức sinh lời bình quân của lao động.
+ Năng suất lao động: Năng suất lao động đặc trưng cho hiệu quả sử dụng lao động, là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuỳ thuộc vào đơn vị tính của khối lượng sản phẩm, chỉ tiêu năng suất lao động của doanh nghiệp có thể tính theo đơn vị hiện vật hoặc giá trị. Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, bài viết chỉ đề cập đến năng suất lao động tính theo giá trị.
Chỉ tiêu này được tính theo công thức[21]
Năng suất lao động
bình quân trong kỳ =
Khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ
(1.13) Số lượng lao động bình quân
trong kỳ. Hoặc
Năng suất lao động
bình quân trong kỳ =
Doanh thu thuần
(1.14) Số lượng lao động bình quân
trong kỳ.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh lượng (giá trị) sản phẩm mà một lao động tạo ra trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng, năm)
+ Suất hao phí lao động : Suất hao phí lao động được tính theo công thức: Suất hao phí lao
động =
Số lượng lao động bình quân trong kỳ.
(1.13.1) Khối lượng sản phẩm sản
xuất trong kỳ
sản phẩm.
+ Mức sinh lời bình quân của lao động: Nó được xác định bởi công thức: Lợi nhuận bình quân
trên 1 lao động trong kỳ
=
Lợi nhuận sau thuế
(1.13.2) Số lượng lao động bình quân
trong kỳ.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết mỗi lao động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trong một kỳ kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp
Tài chính là một công cụ quan trọng để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Việc tổ chức tài chính trong các doanh nghiệp đều dựa trên những cơ sở chung nhất định. Tuy nhiên, tài chính của các doanh nghiệp khác nhau cũng có những đặc điểm khác nhau, do chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Sau đây tác giả chỉ xem xét tới hai nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới tài chính doanh nghiệp đó là sự ảnh hưởng từ đặc điểm kinh tế -kỹ thuật của ngành kinh doanh và môi trường kinh doanh.
Các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của công ty
- Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp thường được thực hiện trong một số hoặc một số ngành kinh doanh nhất định. Mỗi ngành kinh doanh có những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật có ảnh hưởng không nhỏ tới việc tổ chức tài chính của doanh nghiệp.
- Những doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ thì vốn lưu động chiếm tỷ trọng cao hơn, tốc độ chu chuyển của vốn lưu động cũng cao hơn.
- Những doanh nghiệp sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ ngắn hạn thì nhu cầu vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm thường không có
biến động lớn, doanh nghiệp cũng thường xuyên thu được tiền bán hàng, nhờ đó có thể dễ dàng bảo đảm cân đối giữa thu và chi bằng tiền, cũng như đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu kinh doanh. Ngược lại, những doanh nghiệp sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài, phải ứng ra lượng vốn lưu động lớn hơn.
- Như công ty Poongchin Vina hoạt động trong những ngành sản xuất có tính thời vụ thì nhu cầu về vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm chênh lệch nhau rất lớn, giữa thu và chi bằng tiền thường có sự không ăn khớp nhau về thời gian. Đó là điều phải tính đến trong việc tổ chức tài chính, nhằm bảo đảm vốn kịp thời, đầy đủ cho hoạt động của doanh nghiệp cũng như bảo đảm cân đối giữa thu và chi bằng tiền.
Môi trường kinh doanh
Doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh nhất định. Môi trường kinh doanh bao gồm tất cả những điều kiện bên trong và bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp: Môi trường kinh tế - tài chính, môi trường chính trị, môi trường luật pháp, môi trường công nghệ, môi trường văn hoá – xã hội...Dưới đây, xem xét tác động của môi trường kinh tế tài chính đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
-Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế: Nếu cơ sở hạ tầng phát triển (hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước...) thì sẽ giảm bớt được nhu cầu vốn đầu tư của doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trong kinh doanh.
-Tình trạng của nền kinh tế : Một nền kinh tế đang trong quá trình tăng trưởng thì có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư phát triển, từ đó đòi hỏi doanh nghiệp phải tích cực áp dụng các biện pháp huy động vốn để đáp ứng yêu cầu đầu tư. ngược lại, nền kinh tế đang trong tình trạng suy thoái thì
doanh nghiệp khó có thể tìm được cơ hội tốt để đầu tư.
-Lãi suất thị trường : Lãi suất thị trường là yếu tố tác động rất lớn đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Lãi suất thị trường ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư, đến chi phí sử dụng vốn và cơ hội huy động vốn của doanh nghiệp. Mặt khác, lãi suất thị trường còn ảnh hưởng gián tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi lãi suất thị trường tăng cao, thì người ta có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn tiêu dùng, điều đó làm hạn chế việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
- Lạm phát : Khi nền kinh tế có lạm phát ở mức độ cao thì việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp gặp khó khăn khiến cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp căng thẳng. Nếu doanh nghiệp không áp dụng các biện pháp tích cực thì có thể còn bị thất thoát vốn kinh doanh. Lạm phát cũng làm cho nhu cầu vốn kinh doanh tăng lên và tình hình tài chính doanh nghiệp không ổn định.
- Chính sách kinh tế và tài chính của nhà nước đối với doanh nghiệp: Như các chính sách khuyến khích đầu tư; chính sách thuế; chính sách xuất khẩu, nhập khẩu, chế độ khấu hao tài sản cố định... đây là yếu tố tác động lớn đến các vấn đề tài chính của doanh nghiệp.
- Mức độ cạnh tranh : Nếu doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề, lĩnh vực có mức cạnh tranh cao đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn cho việc đổi mới thiết bị, công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm, cho quảng cáo, tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm..
Thị trường tài chính và hệ thống các trung gian tài chính: Hoạt động các doanh nghiệp gắn liền với thị trường tài chính, nơi mà doanh nghiệp có thể huy động gia tăng vốn, đồng thời có thể đầu tư các khoản tài chính tạm thời nhàn rỗi để tăng thêm mức sinh lời của vốn hoặc có thể dễ dàng hơn thực hiện đầu tư dài hạn gián tiếp.
Hoạt động của các trung gian tài chính cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Sự phát triển lớn mạnh của các trung gian tài chính sẽ cung cấp các dịch vụ tài chính ngày càng phong phú, đa dạng hơn cho các doanh nghiệp, như phát triển các ngân hàng thương mại đã làm đa dạng hoá các hình thức thanh toán như thanh toán qua chuyển khoản, thẻ tín dụng và chuyển tiền điện tử... sự cạnh tranh lành mạnh giữa các trung gian tài