Những yếu tố thường gặp ảnh hưởng đến hoạt động tài chính Công ty trách nhiệm

Một phần của tài liệu giải pháp tài chính đối với công ty trách nhiệm hữu hạn poongchin vina (Trang 52 - 55)

- Chức năng phân phối

2.2.Những yếu tố thường gặp ảnh hưởng đến hoạt động tài chính Công ty trách nhiệm

ty trách nhiệm hữu hạn Poongchin Vina.

2.2.1. Thu vào-chi ra

Các luồng tiền vào doanh nghiệp và các luồng tiền ra khỏi doanh nghiệp diễn ra một cách thường xuyên liên tục. Trên thực tế, tại những thời điểm nhất định có thể xảy ra, hiện tượng lượng tiền vào doanh nghiệp nhỏ hơn lượng tiền ra khỏi doanh nghiệp đến hạn. Khi đó, tình trạng mất cân đối về dòng tiền đã xẩy ra. Sự mất cân đối này tiềm ẩn một rủi ro lớn đối với hoạt động kinh doanh. Do thiếu tiền, việc mua nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu... phục vụ cho sản xuất kinh doanh có thể bị dừng lại, dẫn đến ngừng sản xuất, kinh doanh; tiền lương của công nhân và các khoản vay (nếu có) không được trả đúng hạn ảnh hưởng lớn tới uy tín của doanh nghiệp, v.v...

Sự mất cân đối dòng tiền được chia thành: mất cân đối tạm thời và mất cân đối dài hạn. Có thể nói, ở bất kỳ doanh nghiệp nào cũng xảy ra mất cân đối tạm thời do việc thu hồi các khoản nợ phải thu không đúng kế hoạch; việc góp vốn không được thực hiện đúng cam kết... Mất cân đối tạm thời về dòng

Tổng giám đốc P. HC-NS Giám đốc sản xuất P. KD Xưởng sản xuất P. sản xuất P. XNK P. TC-KT P. Thiết kế mẫu Trợ lý BGĐ

tiền có thể khắc phục được bằng nhiều biện pháp và hậu quả thường không lớn. Mất cân đối dài hạn xảy ra do những nguyên nhân quan trọng như: phần định phí trong tổng chi phí của doanh nghiệp quá lớn; vốn lưu động tự có quá ít; nợ khó đòi tăng lên; doanh thu chưa bù đắp đủ các khoản chi phí thường xuyên, v.v… Khi lạm phát xảy ra trong nền kinh tế, do tác động dây chuyền giữa các doanh nghiệp, số nợ phải thu, đặc biệt là nợ phải thu khó đòi tăng lên, mất cân đối tạm thời rất dễ chuyển thành mất cân đối dài hạn. Mất cân đối dài hạn về dòng tiền có thể làm cho doanh nghiệp bị phá sản.

Trong thời gần đây, Công ty gặp khó khăn về hàng tồn kho ; các khoản nợ phải thu không đúng kế hoạch, các khoản phải thu dài hạn, khó đòi… là nguyên nhân chính dẫn đến Công ty thiếu vốn lưu động và phải vay vốn ngắn hạn từ ngân hàng với lãi suất cao. Nếu tình trạng tài chính này của Công ty chỉ tạm thời thì có thể khắc phục được. Nhưng nếu tình trạng mất cân đối này chuyển thành dài dạn thì Công ty cần phải có biện pháp khắc phục ngay. Hiện tại, Công ty đã khắc phục tình trạng nợ dài hạn trên bằng cách sẽ chiết khấu 5% cho khách hàng trên tổng số tiền trả trong một khoảng thời gian nhất định ; hoặc giảm giá cho mặt hàng sắp tới, hoặc khuyến mãi lớn cho những khách hàng trả tiền trước…để thu được nhiều vốn lưu động, giảm luồng vốn vay từ các ngân hàng thương mại . Riêng mặt hàng tồn kho khắc phục bằng cách : Hàng hoá sản xuất sẽ được chia thành 2 loại, loại cao cấp và loại thứ cấp nhằm đáp ứng mọi thu nhập của người tiêu dùng. Tránh tình trạng chỉ sản xuất hàng cao cấp như các năm trước, giá quá cao, cộng với lạm phát cũng tăng khiến chi tiêu của người tiêu dùng bị thu hẹp lại, điều này làm giảm nhu cầu mua sắm các sản phẩm cao cấp như sản phẩm của Công ty. Năm 2011 & 2012 Công ty đưa ra chiến lược, ngoài sản xuất các mặt hàng cao cấp, Công ty còn sản xuất các mặt hàng thứ cấp nhằm phục vụ cho những người tiêu dùng có mức thu nhập trung bình hoặc thậm chí có những sản phẩm đáp ứng

những khách hàng có mức thu nhập thấp nhưng vẫn luôn đảm bảo chất lượng, an toàn cho khách hàng.. Chiến lược này cho thấy, sản phẩm của Công ty rất đa dạng cho từng nhu cầu của khách hàng. Tăng nhập nguyên vật liệu trong nước, hạn chế nhập từ nước ngoài cũng đã làm giảm chi phí đầu vào, giá vốn giảm, giá thành giảm …sẽ dẫn đến giá bán sản phẩm cũng giảm, làm tổng cầu sẽ tăng lên và doanh thu tăng, Công ty có thể đạt được lợi nhuận như kế hoạch. Chiến lược này của Công ty có thể sẽ làm giảm đáng kể tổng chi phí và hàng tồn kho trong những năm tới.

2.2.2 Lãi suất tiền vay

Để phục vụ kinh doanh, đầu tư, hầu như tất cả các doanh nghiệp đều phải sử dụng vốn vay. Do đó, lãi suất tiền vay - chi phí sử dụng vốn - trở thành bộ phận cấu thành quan trọng trong chi phí sản xuất kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp. Khi lập kế hoạch kinh doanh và dự án đầu tư, lãi suất tiền vay đã được dự tính. Song, có rất nhiều nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp tác động đến lãi suất tiền vay. Khi lạm phát xảy ra, lãi suất tiền vay tăng đột biến. Do đó, những tính toán, dự kiến trong kế hoạch kinh doanh, đầu tư bị đảo lộn. Một rủi ro lớn đã xảy ra và ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh. Lượng tiền vay càng lớn, tác động tiêu cực của rủi ro này càng nghiêm trọng và có thể dẫn đến tình trạng phá sản doanh nghiệp nếu nó tồn tại trong một thời kỳ dài.

2.2.3 Sức mua của thị trường.

Sức mua của thị trường là nhân tố quyết định khả năng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp và do đó, nó cũng quyết định dòng tiền vào doanh nghiệp. Song, sức mua của thị trường lại phụ thuộc vào khả năng thanh toán. Khi lạm phát, giá cả hàng hóa trên thị trường tăng cao, thu nhập của người lao động và các tầng lớp dân cư không tăng hoặc tăng chậm hơn chỉ số lạm phát và tất yếu dẫn đến sức mua giảm. Quan trọng hơn nữa, cơ cấu tiêu dùng cũng thay đổi.

Phần lớn khả năng thanh toán tập trung cho những nhu cầu thiết yếu. Vì vậy, sẽ có không ít mặt hàng lượng tiêu thụ sẽ giảm đi đáng kể. Khi đó, rủi ro về sức mua của thị trường đã xảy ra. Nó thể hiện qua số lượng hàng hóa tiêu thụ được giảm, giá bán không bù đắp được chi phí sản xuất, kinh doanh.

Trên thị trường hiện cũng có những thương hiệu chăn ga gối đệm trong và ngoài nước được nhiều người biết đến như : Everon, Sông Hồng, Thanh Bình, Vigatexco, Blue Sky, các sản phẩm của Trung Quốc và Thái Lan ngày càng nhiều tại thị trường Việt Nam...Do đó, việc cạnh tranh trên thị trường khá gay gắt. Tuy nhiên với gần 10 năm kinh nghiệm trên thị trường Việt Nam và hơn 20 năm kinh nghiệm tại Công ty mẹ trong lĩnh vực này, cùng với sản phẩm giá cả phù hợp với thu nhập của phần lớn khách hàng, nên Công ty đã tạo dựng được lợi thế nhất định cho dòng sản phẩm này, dần khẳng định được vị thế trên thị trường trong nước và ngoài nước và sẽ mở rộng quy mô trong những năm tới.

2.2.4 Tỷ giá hối đoái

Là rủi ro xẩy ra khi các giao dịch kinh tế được thực hiện bằng ngoại tệ và tỷ giá hối đoái biến động theo hướng làm cho đồng nội tệ bị mất giá. Với những doanh nghiệp sử dụng nhiều ngoại tệ, khi tỷ giá hối đoái tăng, số lỗ về tỷ giá có thể làm giảm đáng kể, thậm chí là triệt tiêu toàn bộ lợi nhuận thu được trong kinh doanh. Đây là rủi ro bất khả kháng của các doanh nghiệp trong một nền kinh tế nhập siêu với tỷ lệ lớn.

Với Công ty Poongchin Vina xuất khẩu chiếm 80% trên tổng doanh thu, vì vậy, tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động tài chính của Công ty.

Một phần của tài liệu giải pháp tài chính đối với công ty trách nhiệm hữu hạn poongchin vina (Trang 52 - 55)