- Chức năng phân phối
2.3.4.1 Hệ số thanh toán và hiệu suất hoạt động kinh doanh của Công ty Poongchin
Poongchin Vina
Các chỉ số này phản ánh khả năng thanh toán của Công ty , đồng thời phản ánh tốc độ thu hồi các khoản phải thu và tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho giai đoạn 2009-2011. Được thể hiện cụ thể trong bảng sau :
Bảng số 2.4. Hệ số thanh toán và hiệu suất hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2009-2011
STT Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011
1 Doanh thu thuần Tỷ đồng 147,492 157,418 174,608
2 Phải thu bình quân(PTBQ) Tỷ đồng 35,216 40,825 66,862
Tốc độ tăng % - 115.93 163.78
3 Vòng quay các khoản phải thu=DTT/PTBQ Vòng 4.19 3.86 2.61 4 Kỳ thu tiền trung bình = (PTBQx 360)/DTT Ngày 86 93 138 5 Giá vốn hàng bán (GVHB) Tỷ đồng 126,300 135,778 150,215
Tốc độ tăng % - 107.50 110.63
6 Phải trả người bán Tỷ đồng 40,244 52,082 46,212
Số ngày phải trả Ngày 115 138 111
7 Tồn kho bình quân (TKBQ) Tỷ đồng 48,016 49,879 53,003 8 Vòng quay của hàng tồn kho=
GVHB/TKBQ Vòng 2.63 2.72 2.83
9 Số ngày một vòng hàng tồn kho= (TKBQ x360)/GVHB Ngày 137 132 127 10 Khả năng thanh toán hiện hành Lần 1.07 1.00 1.10 11 Khả năng thanh toán nhanh Lần 1.54 1.56 1.81
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của Công ty các năm 2009-2011) Nhận xét :
+ Về tốc độ thu hồi các khoản phải thu ta thấy : Vòng quay các khoản phải thu trong giai đoạn này đã giảm xuống 1.5 vòng, từ 4.19 vòng trong năm 2009 xuống 2.61 vòng trong năm 2011, kéo theo kỳ thu tiền trung bình tăng lên 52 ngày, từ 86 ngày trong năm 2009 tăng lên tới 138 ngày trong năm 2011. Điều này cho thấy, Công ty đang gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ. Để không bị ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty phải vay vốn từ ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác với lãi xuất cao để mua nguyên vật liệu. Đây chính là vấn đề rất cần thiết bắt buộc Công ty phải có những biện pháp, chính sách hợp lý để rút ngắn thời gian thu hồi các khoản phải thu từ khách hàng. Thực hiện được vấn đề này, đồng thời làm giảm nhu
cầu vốn lưu động, bớt gây khó khăn cho ngân quỹ của Công ty.
+ Số ngày phải trả bình quân : Tăng trong năm 2010 so với năm 2009 và giảm hơn trong năm 2011 (từ 138 ngày xuống 111 ngày), và giữ ổn định đến hiện tại. Trong khi đó các khoản phải trả hiện tại 6 tháng đầu năm 2012 là 58,050 tỷ đồng tăng 26% so với đầu năm. Năm 2011 đến nay, tình hình kinh tế thế giới sau khủng hoảng với nhiều áp lực từ lạm phát, thay đổi về tỷ giá, lãi suất và thu hồi nợ từ phía khách hàng chậm, nhà cung cấp thắt chặt hơn chính sách trả nợ, thời gian chậm trả giảm hơn so với các năm trước Áp lực trả nợ của Công ty ngày càng lớn.
+ Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho : Vòng quay hàng tồn kho giai đoạn này cũng có tăng tuy không đáng kể (từ 2.63 vòng trong năm 2009 lên 2.83 vòng năm 2011 ) và số ngày tồn kho bình quân năm sau giảm nhẹ so với năm trước (từ 137 ngày trong năm 2009 xuống còn 127 ngày trong năm 2011) cho thấy công tác quản trị hàng tồn kho của Công ty ngày một tốt hơn, hàng hóa được luân chuyển nhanh hơn. Công ty rút ngắn được 9 ngày ứ đọng .
+ Giá trị hàng tồn kho : Tăng nhẹ qua các năm và luôn duy trì ở mức độ cao do Công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là có tính thời vụ và phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu từ Hàn Quốc và Trung Quốc, do vậy hàng tồn kho luôn duy trì ở mức cao (đặc biệt đối với hàng tồn kho nguyên liệu và phụ liệu) nhằm giảm thiểu rủi ro và đảm bảo lượng hàng cho kế hoạch sản xuất năm tiếp theo.
+ Khả năng thanh toán : Nhìn chung khả năng thanh toán hiện hành của Công ty giữ mức độ ổn định và an toàn. Khả năng thanh toán nhanh có xu hướng tăng nhẹ, nguyên nhân do tài sản ngắn hạn tăng nhanh hơn so với nợ ngắn hạn.
2.3.4.2. Khả năng sinh lời của ROS, ROE, ROA
Khả năng sinh lời của doanh thu thuần (ROS- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần)
Bảng số 2.5: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS) giai đoạn 2009-2011
STT Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011
1 Doanh thu thuần Tỷ đồng 147,492 157,418 174,608
Tốc độ tăng % - 106.73 110.92
2 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 5,899.68 7,386.99 9,663.95
Tốc độ tăng % - 125.21 130.82
3 Tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu thuần 0.0400 0.0469 0.0553
Tốc độ tăng % - 117.31 117.94
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của Công ty các năm 2009-2011) Từ số liệu ở bảng trên cho thấy, khả năng sinh lời của doanh thu thuần qua các năm 2009-2011 của Công ty đều tăng.
Năm 2009, khả năng sinh lời của doanh thu thuần tạo ra được 0,0400 đồng lợi nhuận. Tương tự trong năm 2010 và 2011, chỉ tiêu này lần lượt là 0,0469 và 0,0553 (năm sau tăng xấp xỉ 18% so với năm trước). Có được kết quả này là do :
+Công ty đã chú trọng đầu tư nghiên cứu thị trường, đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới, đầu tư lắp đặt dây chuyền sản xuất và đưa sản phẩm mới ra thị trường thành công .
+Có chính sách tiêu thụ sản phẩm hợp lý trong từng thời kỳ của năm, kích thích các đại lý bán hàng cho Công ty.
+Cơ cấu lao động cho từng dây chuyền sản xuất hợp lý, sắp sếp lao động sao cho trình độ của người lao động phù hợp với vị trí làm việc được giao.
loại sản phẩm, từ đó đưa ra định mức tiêu hao phù hợp với tình hình sản xuất hiện tại của Công ty, cụ thể Công ty đã đăng ký bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu nhập khẩu với Cục Hải Quan TP Hà Nội như sau :
Các loại chăn ga, vỏ gối (Đvt : met) tỷ lệ hao hụt là 3% ; các loại chăn, ga, gối, đệm (Đvt : chiếc) tỷ lệ hao hụt là 0% ; bông tấm các loại khổ 60’’( có tỷ lệ hao hụt xơ Polyster là 3% và nhựa Resin là 5%- Đvt : kg) ; Bông tấm các loại khổ 44’’ (tỷ lệ hao hụt xơ Polyster là 3% và nhựa Resin là 5%-Đvt : kg)
Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE - tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu)
Một Công ty trong nền kinh tế thị trường hiếm khi chỉ sử dụng một nguồn vốn để tài trợ cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình ngay cả khi là nguồn có chi phí thấp hơn các nguồn khác. Nguồn vốn kinh doanh của Công ty bao gồm nợ phải trả và vốn tự có. Tổng vốn và cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty giai đoạn 2009-2011 được thể hiện bảng sau :
Bảng số 2.6: Cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty giai đoạn 2009-2011
STT Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011 Cơ cấu theo nguồn hình thành Nợ phải trả Tỷ đồng 96,000 89,831 82,276 Tốc độ tăng % 70.36 68.06 64.64 Vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 40,447 42,154 45,011 Tốc độ tăng % 29.64 31.94 35.36 Tổng vốn kinh doanh 136,447 131,985 127,287 Tốc độ tăng % - 96.73 96.44 chỉ số đòn bẩy Nợ phải trả/vốn chủ sở hữu % 2.37 2.13 1.83
Vay ngân hàng/vốn chủ sở hữu % 1.03 1.14 1.10
(Nguồn : Tổng hợp từ báo cáo tài chính của Công ty các năm 2009-2011) +Tổng vốn kinh doanh của Công ty : Tổng vốn kinh doanh của Công ty có xu hướng giảm qua các năm. Tổng vốn kinh doanh năm 2010 chỉ bằng
96,73% năm 2009 ; năm 2011 bằng 96,44 năm 2010. Tỷ lệ giảm trung bình xấp xỉ 4%/năm. Tuy vậy, mức giảm này không phải là do Công ty làm ăn thua lỗ mà thực chất là do các khoản nợ phải trả của Công ty giảm xuống , Công ty đã sử dụng phần vốn tự có của mình để trả cho nhà cung cấp, đặc biệt giảm vay nợ dài hạn đầu tư cho mở rộng sản xuất kinh doanh.
+Về cơ cấu vốn : Nhìn chung, cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty giai đoạn 2009-2011 tương đối hợp lý. Tỷ lệ nợ phải trả trong tổng vốn kinh doanh có xu hướng giảm dần (đồng nghĩa với tỷ lệ vốn chủ sở hữu tăng lên) trong tổng nguồn. tức là đa số vốn của Công ty được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Điều này cho thấy rằng tỷ số nợ thấp, nguồn vốn chủ sở hữu góp phần vào việc hình thành nên tài sản ở Công ty là cao, mà phần nợ phải trả có xu hướng giảm xuống. Trong các năm 2009 - 2011 cơ cấu nợ của Công ty chỉ có nợ ngắn hạn mà không thấy có nợ dài hạn
+Chỉ số nợ/Vốn chủ sở hữu : Nhìn vào bảng cho ta thấy được chỉ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu qua các năm là giảm. Năm 2010 nợ phải trả chỉ còn 89,8% so với năm 2009, giảm 10,2%. Năm 2011 con số này vẫn tiếp tục giảm, chỉ còn 86% giảm xuống 14% so với năm 2010. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ Công ty đã giảm dần sự lệ thuộc vào nguồn vốn vay trên cơ sở tích tụ và tập trung vốn từ kết quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại của Công ty vẫn cao, do đó sẽ gây ra sự không ổn định trong kế hoạch dài hạn nếu Công ty có dựa vào nguồn vốn này.
Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu được thể hiện qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu và được thể hiện ở bảng sau :
Bảng số 2.7: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Công ty giai đoạn 2009-2011
1 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 5,900 7,387 9,664 Tốc độ tăng % - 125.21 130.82 2 Vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 40,447 42,154 45,011 Tốc độ tăng % - 104.22 106.78 3 Tỷ suất lợi nhuận /vốn chủ sở hữu 0.15 0.18 0.21 Tốc độ tăng % - 120.14 122.52
(Nguồn : Tổng hợp từ báo cáo tài chính của Công ty các năm 2009-2011)
Qua bảng số liệu trên cho thấy tỷ suất lợi trên vốn chủ sở hữu của Công ty tăng đáng kể trong giai đoạn 2009-2011. Cụ thể : Trong năm 2009, nếu một đồng vốn chủ sở hữu đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại 0,15 đồng lợi nhuận sau thuế thì đến năm 2010 con số này là 0,18 đồng và 2011 là 0,21 đồng, với tốc độ tăng mỗi năm hơn 20%. Có được kết qủa này là do :
+ Công tác quản lý chi phí, quản lý và sử dụng tài sản đã được Công ty quan tâm đúng mức.
+ Công ty đã sử dụng nhiều biện pháp tích cực nhằm mục tiêu tăng
doanh thu như đã nêu ở phần trên...
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản ( ROA).
Tài sản của Công ty bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn (thực tế tại Công ty, tài sản dài hạn chỉ bao gồm tài sản cố định – TSCĐ). Tổng tài sản và cơ cấu tài sản của Công ty giai đoạn 2009-2011 được thể hiện như sau :
Bảng số 2.8: Cơ cấu tài sản của Công ty giai đoạn 2009-2011
STT Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010 Cơ cấu theo Tài sản ngắn hạn bình quân Tỷ đồng 83,983 86,754 88,133 Tỷ lệ trong tổng tài sản % 61.55 65.73 69.24
Tài sản dài hạn bình quân (TSCĐ)
loại tài
Tỷ lệ trong tổng tài sản % 38.45 34.27 30.76
Tổng tài sản bình quân Tỷ đồng 136,447 131,985 127,287
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của Công ty các năm 2009-2011)
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Công ty được thể hiện qua các chỉ tiêu sức sản xuất của tổng tài sản (hay hiệu suất sử dụng tổng tài sản ) và sức sinh lời của tổng tài sản – ROA (hay tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản). Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tổng tài sản của Công ty từ năm 2009 tới năm 2011 được thể hiện trong bảng sau :
Bảng số 2.9: Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Công ty (ROA) giai đoạn 2009-2011
STT Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011
1 Doanh thu thuần Tỷ đồng 147,492 157,418 174,608
Tốc độ tăng % - 106.73 110.92
2 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 5,900 7,387 9,664
Tốc độ tăng % - 125.21 130.82 3 Tổng tài sản bình quân Tỷ đồng 136,447 131,985 127,287 Tốc độ tăng % - 96.73 96.44 4 Sức sản xuất của tổng tài sản Tỷ đồng 1.08 1.19 1.37 Tốc độ tăng % - 110.34 115.01
5 Sức sinh lời của
tổng tài sản - ROA 0.04 0.06 0.08
Tốc độ tăng % - 129.44 135.65
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của Công ty các năm 2009-2011) Qua nghiên cứu cho thấy, sức sản xuất của tổng tài sản (hiệu suất sử dụng tổng tài sản) trong các năm 2009-2011 có xu hướng tăng dần. Cụ thể, năm 2009, một đồng tài sản tạo ra được 1,08 đồng doanh thu, đến năm 2011
chỉ tiêu này là 1,37 đồng. Tương tự như vậy, sức sinh lợi của tổng tài sản cũng biến động tương tự như chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tổng tài sản trong giai đoạn này. Đây là dấu hiệu tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, nếu so sánh chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tổng tài sản của Công ty trách nhiệm hữu hạn Poongchin Vina với Công ty trách nhiệm hữu hạn Hanviko – Canada thì chỉ tiêu này của Công ty vẫn thấp hơn. Đây là vấn đề Công ty cần quan tâm trong thời gian tới.
2.3.4.3 Hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh
Chi phí kinh doanh của Công ty bao gồm nhiều loại, được chia thành bốn nhóm chính và được thể hiện trong bảng sau:
Bảng số 2.10: Cơ cấu chi phí kinh doanh của Công ty giai đoạn 2009-2011
Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011 Giá vốn hàng bán Tỷ đồng 126,300 135,778 150,215 Tốc độ tăng % - 107.50 110.63 Chi phí tài chính (CPTC) Tỷ đồng 1,994 1,825 1,861 Tốc độ tăng % - 91.50 102.00 Chi phí bán hàng (CPBH) Tỷ đồng 7,104 6,892 7,416 Tốc độ tăng % - 97.02 107.60
Chi phí quản lý doanh
nghiệp (CPQLDN) Tỷ đồng 6,194 5,536 5,452
Tốc độ tăng % - 89.38 98.49
Tổng chi phí kinh doanh 141,592 150,031 164,944
Tốc độ tăng % - 105.96 109.94
Cơ cấu các loại chi phí trong tổng chi phí kinh doanh GVHB/Chi phí kinh
doanh % 89.20 90.50 91.07
CPTC/Chi phí kinh doanh % 1.41 1.22 1.13
CPBH/Chi phí kinh doanh % 5.02 4.59 4.50
CPQLDN/Chi phí KD % 4.37 3.69 3.31
Tổng 100 100 100
% Giá vốn hàng
bán/doanh thu thuần % 0.86 0.86 0.86
% chi phí tài chính/Doanh
thu thuần % 0.01 0.01 0.01
% chi phí bán hàng/Doanh
thu thuần % 0.05 0.04 0.04
% chi phí quản lý /Doanh
thu thuần % 0.04 0.04 0.03
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của Công ty các năm 2009-2011)
Trong chi phí kinh doanh của Công ty, giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất (trung bình 90% tổng chi phí mỗi năm). Chính vì vậy, sự biến động trong giá vốn hàng bán sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ tới chi phí kinh doanh của toàn doanh nghiệp. Để có thể thấy rõ hơn vấn đề này, chúng ta quan sát lại số liệu trong bảng trên.
Từ số liệu của bảng trên ta có thể thấy, trong năm 2010, mặc dù chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí tài chính đều giảm so với năm 2009, cụ thể :
+ Chi phí bán hàng giảm 2,98% (còn 97,02 %)
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 10,62% (còn 89,36%)
+ Chi phí tài chính giảm 8,5% (còn 91,5%)
So với năm 2009, nhưng do giá vốn hàng bán lại tăng 7,5% nên tổng chi phí kinh doanh năm 2010 đã tăng 5,96% so với năm 2009. Tương tự như vậy, năm 2011, chi phí kinh doanh đã tăng 9,94% so với năm 2010 chủ yếu là do tốc độ tăng của giá vốn hàng bán (tăng 10,63% trong năm 2011 so với năm 2010). Chính vì vậy, để quản lý tốt chi phí kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp thì việc quản lý giá vốn hàng bán là quan trọng nhất.
chỉ tiêu hiệu suất sử dụng chi phí kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận trên chi phí kinh doanh và được thể hiện trong bảng sau :
Bảng số 2.11: Hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh của Công ty giai đoạn 2009-2011
STT Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011
1 Doanh thu thuần Tỷ đồng 147,492 157,418 174,608
Tốc độ tăng % - 106.73 110.92
2 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 5,900 7,387 9,664
Tốc độ tăng % - 125.21 130.82
3 Chi phí kinh doanh Tỷ đồng 141,592 150,031 164,944