Mối quan hệ giữa pháp luật bán đấu giá với pháp luật đất đai

Một phần của tài liệu đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở một số dự án trên địa bàn huyện nam sách tỉnh hải dương (Trang 87 - 88)

3. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI

2.2.1. Mối quan hệ giữa pháp luật bán đấu giá với pháp luật đất đai

Hải Dương ban hành các văn bản quy phạm để hỗ trợ và cụ thể hóa trong công tác đấu giá QSDĐ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều luật và các văn bản có liên quan còn một số quy định gây khó khăn cho việc bán đấu giá quyền sử dụng đất, cần làm rõ như sau:

+ Về thẩm quyền tổ chức bán đấu giá quyền sử dụng đất: Tính đến nay Hải Dương mới có một tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp là công ty Sao Khuê, và một

trung tâm bán đấu giá tài sản thuộc sở tư pháp, như vậy là quá ít do vậy chủ tài sản không có sự lựa chọn nhiều nên vẫn hạn chế.

+ Về cơ quan phê duyệt nội quy và quy chế bán đấu giá: Thông thường bán đấu giá QSDĐ ở huyện nào thì UBND huyện đó ký phê duyệt nội quy và quy chế nhưng phê duyệt giá khởi điểm lại do UBND tỉnh phê duyệt (trừ trường hợp được ủy quyền cho huyện ký), mà nên cơ quan nào ký phê duyệt giá khởi điểm thì cơ quan đó cũng ký nội quy và quy chế bán đấu giá.

+ Căn cư vào tình hình thực tế của từng đia phương, tỉnh Hải Dương nên đề nghị được áp dụng thí điểm cho phép tổ chức phát triển quỹ đất thuộc sở tài nguyên và môi trường được bán đấu giá QSDĐ, và các trung tâm phát triển quỹ đất các huyện làm vệ tinh.

+ “Hội đồng bán đấu giá tài sản trong trường hợp đặc biệt được thành lập để

bán đấu giá tài sản nhà nước, tài sản là quyền sử dụng đất có giá trị lớn, phức tạp”.

Tuy nhiên, thế nào là “quyền sử dụng đất có giá trị lớn, phức tạp” thì chưa được hướng dẫn cụ thể đề nghị UBND tỉnh Hải Dương và UBND các cấp hướng dẫn cụ thể thế nào là quyền sử dụng đất có giá trị lớn, phức tạp (giá trị cụ thể bao nhiêu thì Hải Dương được cho là Lớn).

Một phần của tài liệu đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở một số dự án trên địa bàn huyện nam sách tỉnh hải dương (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w