Nhận xét, đánh giá hiệu quả của từng năm

Một phần của tài liệu đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở một số dự án trên địa bàn huyện nam sách tỉnh hải dương (Trang 73 - 75)

3. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI

1.4.1.7. Nhận xét, đánh giá hiệu quả của từng năm

Qua bảng nhận xét trên ta thấy, tài sản là QSDĐ từ năm 2007 đến năm 2012 hoàn toàn của các dự án nhà nước, còn QSDĐ do người dân trao đổi, mua bán trên thị trường hoàn toàn là mua bán theo phương thức đôi bên, thuận mua vừa bán. Như vậy người dân chưa thấy được hiệu quả trong việc đấu giá bởi có nhiều lý do.

+ Thói quen của người dân từ trước đến nay là mua bán trao tay, thuận mua vừa bán.

+ Người dân chưa am hiểu nhiều về đấu giá tài sản như các nước phát triển trên thế giới, đặc biệt là đấu giá QSDĐ.

+ Những năm trước kia, chưa được xã hội hóa công tác đấu giá nên cả tỉnh Hải Dương chỉ duy nhất có một trung tâm bán đấu giá thuộc sở tư pháp, thực hiện các công việc đấu giá tài sản trong toàn tỉnh do đó ít có thời gian quan tâm đến các tài sản tư nhân.

+ Do cơ chế độc quyền nên các cán bộ thực thi công tác đấu giá thường gây phiền phức, thủ tục rườm rà làm cho người dân khó tiếp cận, khó hiểu.

Năm 2007, thị trường BĐS đang sốt giá, giá BĐS có thể thay đổi theo từng tháng, thậm chí có những nơi còn theo từng ngày, giá BĐS biến động quá lớn, người dân đua nhau đi mua đất, nhất là đất của các dự án. Giai đoạn này nhiều dự án chưa đền bù và giải phóng mặt bằng xong đã bán hết, nhà nước không thể kiểm soát được, nhưng đến cuối năm 2008 thị trường BĐS bắt đầu giảm giá do kiềm chế lạm phát. Năm 2009 và năm 2010, thị trường BĐS vẫn ổn định và giữ nguyên giá như cuối năm 2008 do có gói kích cầu của chính phủ gần 1tỷ đô la mỹ.

Năm 2011 thị trường BĐS bắt đầu giảm giá mạnh do lạm phát quay trở lại và chính phủ lại phải dùng các biện pháp để kiềm chế lạm phát nhưng vẫn không vực được thị trường BĐS bởi suy thoái toàn cầu.

Tuy thị trường sốt giá như vậy nhưng tỉ lệ thu vượt bình quân so với giá khởi điểm cũng chỉ đạt 14,41%. Xét về trình tự hủ tục phê duyệt giá khởi điểm của Hải Dương thì qua quá nhiều khâu, nhiều cấp, từ UBND huyện lập tờ trình báo cáo sở tài chính, sau đó sở tài chính thẩm định và xây dựng giá khởi điểm trình UBND tỉnh phê duyệt, căn cứ vào tờ trình của sở tài chính, lúc đó UBND tỉnh xem xét để phê duyệt giá khởi điểm.

Chính vì nhiều khâu như vậy, trong thời gì sốt giá, các ông “Cò” thường tìm mọi cách để săn tin kiếm lời, thậm chí còn có thể bắt tay được với ngay người trong sở tài chính… làm cho giá khởi điểm bị lộ giá hoặc dự đoán trong khoảng max, min để kiếm lời chia nhau. Mặt khác trình độ chuyên môn của các tổ chức đấu giá chuyên nghiệp và các đấu giá viên thực hiện chưa có kinh nghiệm nhiều, đặc biệt là đấu giá QSDĐ, yếu tố này cũng phần nào ảnh hưởng

đến chất lượng cuộc đấu giá.

Thông qua bán đấu giá QSD 189.873 m2 đất ở, thu về tổng số tiền 438,561 tỷ đồng.

Theo quyết định số 34/2009/QĐ- UBND tỉnh, số tiền thu được từ đấu giá QSDĐ được phân chia theo tỷ lệ 5; 3; 2 tức là 50% trích lại cho xã, 30% để cho huyện còn 20% trả về cho tỉnh.

Mỗi tỉnh có đặc thù riêng, đối với tỉnh Hải Dương, Theo nghị quyết số 21/2011/NQ- HĐND tỉnh ngày 09/12/2011 và quyết định số: 32/2011/QĐ- UBND tỉnh Hải Dương ban hành ngày 20/12/2011, kể từ ngày 01/01/2012, Số tiền thu được từ bán đấu giá QSDĐ được phân chia theo tỷ lệ 6; 3; 1 tức là 60% trích lại cho xã, 30% để cho huyện còn 10% trả về cho tỉnh. Với sự phân chia trên thì lượng tiền để lại cho xã và huyện là rất lớn.

Một phần của tài liệu đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở một số dự án trên địa bàn huyện nam sách tỉnh hải dương (Trang 73 - 75)