3. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1.1. Tình hình quản lý đất đai trước khi có Luật Đất đai năm 2003
Hồ sơ địa chính được lưu trữ ở các phường chưa được hệ thống đầy đủ và ít được cập nhật biến động thường xuyên.
Cán bộ làm công tác quản lý đất đai ở các xã chưa có chuyên môn và sự am hiểu cần thiết cho công tác quản lý đất đai ở địa phương.
Cư dân trên địa bàn huyện hầu như làm nông nghiệp và sản xuất tiểu thủ công do vậy việc am hiểu và chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước về đất đai còn hạn chế.
Cơ sở hạ tầng đô thị hóa nông thôn còn yếu và không đồng bộ; công tác quy hoạch và sử dụng đất theo quy hoạch chưa được quan tâm thực hiện, còn tồn tại nhiều vi phạm trong quản lý sử dụng đất như: tự chuyển đổi mục đích sử dụng đất, lấn chiếm đất công, cấp đất sai thẩm quyền…
Tuy nhiên, với mục tiêu phấn đấu đưa huyện Nam Sách trở thành huyện phát triển về mọi mặt nói chung và phát triển về quản lý Nhà nước đối với đất đai, huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND huyện Nam Sách đã đánh giá tình hình, xây dựng các chương trình và đề ra các giải pháp cụ thể tại các Nghị quyết của huyện uỷ, của Hội đồng nhân dân nhằm chỉnh đốn và nâng cao hiệu quả
hoạt động của bộ máy quản lý đất đai trên địa bàn huyện. Áp dụng Điều 13 Luật Đất đai 1993, UBND huyện đã xây dựng và thực hiện kiên quyết và đồng bộ các giải pháp sau:
+ Kiểm tra, rà soát hệ thống hồ sơ địa chính được lưu trữ tại các xã, tiến hành xây dựng bổ sung, hệ thống và chuẩn hoá theo quy trình quy định. Xây dựng Hệ thống cơ sở dữ liệu Địa chính - Nhà đất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của công tác quản lý đất đai.
+ Tham gia cùng các ban ngành chức năng của tỉnh, xây dựng quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 2001 – 2010, tổ chức thực hiện quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt.
+ Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn UBND các xã trong quản lý sử dụng đất đai, xây dựng và lập hồ sơ địa chính, khai thác các ứng dụng của Hệ thống cơ sở dữ liệu Địa chính - Nhà đất…Thực hiện nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai như, tạo điều kiện cho cán bộ tham gia các khoá học ngắn hạn, dài hạn về kỹ năng, trình độ chuyên môn.
+ Thực hiện giải phóng mặt bằng cho các dự án được Chính phủ, phê duyệt UBND Tỉnh giao đất. Phối hợp cùng Sở Địa chính (nay là Sở Tài nguyên & Môi trường) thực hiện lập hồ sơ, ký hợp đồng thuê đất theo Chỉ thị 245/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Phối hợp cùng UBND các xã lập hồ sơ các diện tích đất kẹt, đất hoang hoá, sử dụng sai mục đích và tiến hành thu hồi đất theo trình tự, thẩm quyền quy định.
+ Thực hiện thống kê đất đai hàng năm và kiểm kê đất đai 5 năm một lần theo quy định của Luật Đất đai.
+ Giải quyết các khiếu nại, tố cáo về đất đai theo đúng trình tự, thủ tục quy định của Luật Khiếu nại – tố cáo và Luật Đất đai.
Có thể nói, công tác quản lý đất đai đã đạt được nhiều kết quả rõ nét. Về cơ bản đã thực hiện quản lý nhà nước về đất đai theo các nội dung của Luật Đất đai 1993 quy định và đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Công tác quản lý đất đai ngày càng đi vào nề nếp, hiệu quả, bộ mặt đô thị, thị trấn, thị tứ đã có những chuyển biến tích cực, phần lớn các vi phạm về sử dụng đất được ngăn ngừa và xử lý triệt để.
Trong giai đoạn này, quá trình quản lý thị trường quyền sử dụng đất chưa được đề cập tới trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai.