3. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.7.4. Giải pháp về bước giá trong đấu giá
Theo khoản 5 điều 2 Nghị định 17/2010/NĐ – CP thì bước giá là mức chênh lệch của lần trả giá sau so với lần trả giá trước liền kề. Bước giá do tổ chức bán đấu giá quy định để phù hợp với từng cuộc bán đấu giá. Bước giá đặt ra để cho khách hàng trả giá, lần sau phải cao hơn lần trước ít nhất 1 bước giá. (1 bước giá có thể quy định là 1 trăm ngàn, 1 triệu, hai triệu, năm triệu v.v…), độ lớn của bước giá được tổ chức đấu giá quy định cụ thể của từng loại tài sản khi lập quy chế đấu giá, nếu ai trả sai bước giá coi như khách hàng đó vi phạm quy chế.
Ví dụ: Bước giá quy định là 2 triệu. thì khách hàng sau trả hơn khách hàng trước ít nhất là 1 bước giá hoặc 2 bước giá… tức là số tiền mỗi lần trả phải chẵn, nếu 1 bước = 2 triệu, 2 bước giá = 4 triệu…Nếu khách hàng trả cao hơn người
trước 3 triệu coi như vi phạm quy chế, khách hàng sẽ bị loại khỏi cuộc đấu giá, và bị xử lý theo điểm a, khoản 1 điều 29 Nghị định 60/2009/NĐ – CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp.
Xét theo hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng tới nguồn thu, Nhà nước mất đi một khoản tiền là 1 triệu đồng trên 1 mét vuông tức là khách hàng tiếp theo đã trả 1,5 bước giá mà theo quy định chỉ có 1 bước, 2 bước và không có số lẻ (là 1,5). Vậy họ sẽ bị hủy kết quả do vi phạm quy chế nên người trả trước đó 1 bước giá sẽ là người trúng đấu giá nếu không có ai trả cao hơn, do vậy cần phải có giải pháp cho những trường hợp này:
+ Nên quy định mở cho “các cuộc đấu giá, không nhất thiết phải có quy định bước giá” mà căn cứ vào từng loại đất cụ thể để áp dụng.
+ Đối với quy hoạch đất ở nông thôn, đặc biệt là các xã còn nghèo và lạc hậu, xa trung tâm hành chính huyện hoặc đối với những lô đất có giá khởi điểm dưới 300 triệu đồng một lô thì không nên quy định bước giá.
Mục đích chính của đấu giá là thành công mang lại hiệu quả cao nhất do đó cần sửa lại khoản 5 Điều 2 Nghị định 17/2010.
II: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ