III. BÁO CÁO THÍ NGHIỆM 1 Mục đích
7.7.2. Công tác ngoại khoá về Vật lí
1. Ý nghĩa
Ngoại khoá là một công lác hỗ trợ có chất lượng cho việc giảng dạy Vật lí trong nhà trường. Ngoại khoá là phương tiện để phát huy năng lực và tài năng của học sinh,
làm thức tính hứng thú và thiên hướng của các em về một hoạt động nào đó Ngoài ý nghĩ lớn đó ra, ngoại khoá còn có những tác dụng sau:.
a)Tác dụng giáo dục
Ngoại khoá góp phần giáo dục tính tổ chức, tính kế hoạch, tinh thần làm chủ và ý
thức hợp lác xã hội chủ nghĩa trên cơ sở những hoạt động thực tế. Mặt khác ngoại
khoá dược thực hiện cơ bản dựa trên sự tự nguyện tự giác của học sinh cộng với sự hỗ trợ động viên thích hợp của thầy giáo sẽ động viên được học sinh nỗ lực hết mực với khả năng của mình.
Ngoại khoá sẽ làm cho quá trình dạy bộ môn thêm phong phú, càng nhiều hình, nhiều vẻ càng làm cho việc học tập của học sinh thêm hứng thú sinh động, tạo cho họ lòng hăng say yêu công việc, đó là một trong những điều kiện để phát triển tài năng. Chính ở đây học sinh có thể thử làm, tập dượt phát huy óc sáng tạo, tự tin ở mình, có thể dám nghĩ dám làm.
b)Tác dụng giáo dưỡng
- Ngoại khoá góp phần củng cố, bổ sung kiến thức cho học sinh bởi vì thông qua
ngoại khoá, kiến thức học sinh thu nhận được sâu sắc hơn. Ở đây học sinh được tự
mình nghiên cứu, tự mình tìm hiểu vấn đề và tranh luận với bạn bè trong sự cân nhác rất kĩ càng. Chính vì thế ngoại khoá góp phần đắc lực trong việc phát triển trí lực và khả năng sáng tạo của học sinh.
Với diều kiện thời gian, ở nội khoá thầy không thể giới thiệu được hết được, mà
những phần này nếu được bổ sung bởi ngoại khoá thì học sinh sẽ được mở rộng thêm kiến thức mình thu nhận được dưới nhiều hình thức như nhóm ngoại khoá hội vui Vật lí, báo...
c)Tác dụng giáo dục kĩ thuật tổng hợp
Qua hoạt động ngoại khoá, học sinh được rèn luyện một số kỹ năng như: - Bồi dưỡng kĩ năng làm mộc, nguội, rèn, mắc điện, trang trí, vẽ...
- Tập sử dụng những dụng cụ đo lường cơ bản, những máy móc đơn giản.
- Tập nghiên cứu một vấn đề, thuyết minh, trình bày...
Trên cơ sở ngoại khoá học sinh sẽ nảy nở tình cảm nghề nghiệp, bước đầu có ý thức thiên hướng của mình về nghề nghiệp mà mình sẽ chọn trong tương lai. Ngoài ba tác dụng lớn, ngoại khoá còn có tác dụng không kém phấn quan trọng đó là giúp cho giáo viên có thể áp dụng thử các phương pháp dạy học mới. Các nhóm ngoại khoá thường là ít học sinh, có thể tạo điều kiện tốt cho việc thực nghiệm và kiểm tra kết quả
của giáo viên bởi vì các em gần gũi hơn với thầy, được thầy nắm vững hơn về khả
năng, về tâm lí, hơn nữa việc thử phương pháp mới ở đây cũng không gây nên sự bất thường đáng kể trong học sinh.
2. Nội dung và hình thức hoạt động a)Nội dung
Có thể có hai loại
Ngoại khoá có nội dung nằm trong phạm vi chương trình với mục đích mở rộng tầm hiểu biết, phát huy sáng tạo và giáo dục tư tưởng.
- Ngoại khoá có nội dung vượt phạm vi chương trình.
b)Hình thức hoạt động
- Đối với nội dung nằm trong phạm vi chương trình có thể sử dụng các hình thức:
+ Phụ đạo': Đối tượng là học sinh yếu, kém. Thầy giáo cổ thể tổ chức các buổi phụ
đạo giúp thêm cho đối tượng loại này hoặc giáo viên yêu cầu nhóm ngoại khoá của mình phân công giúp bạn từng phần.
+ Thực nghiệm: Tổ chức nhóm học sinh giúp giáo viên chuẩn bị thí nghiệm cho
giờ thực hành hoặc làm thí nghiệm biểu diễn.
Đối với nội dung vượt phạm vi chương trình có thể có nhiều hình thức: + Dạ hội Vật lí.
+ Nhóm ngoại khoá Vật lí.
+ Triển lãm và báo tưởng về Vật lí.
3. Phương pháp tổ chức a)Dạ hội Vật lí (hội vui Vật lí)
Đây là hình thức phổ biến nhất, dễ tổ chức và có thể tổ chức ở mức độ khác nhau. Dạ hội chuyên đề, theo khối lớp... hoặc có thể tổ chức dạ hội tổng hợp gồm tất cả các
phần hoặc có thể phối hợp với các bộ môn khác nữa như hoá, sinh...
- Có thể chia dạ hội làm hai phần
+ Phần nghi lễ: Thường nên ngắn gọn, sau khi tuyên bố lí do có thể sắp xếp nói
chuyện ngắn về tiểu sử của một vài nhà bác học và thành tựu đạt được của họ. Tiếp đó có thể biểu diễn một, hai thí nghiệm hoặc tổ chức cho học sinh thi theo ~ các đôi
+ Phần vui chơi: Phần lớn thời gian dạ hội dành cho vui chơi các em có thể lựa
chơi trò nào tuỳ thích trong khu vực bố trí của dạ hội. Phần này sẽ đem lại hứng thú hơn cả cho học sinh trong tất cả buổi dạ hội và kết quả của dạ hội có tốt đẹp không phụ thuộc lớn vào sự chuẩn bị của thầy, của trò, của các nhóm ngoại khoá trong thời gian trước đó.
Làm thế nào để dạ hội hấp dẫn, kích thích hứng thú, lôi cuốn được tất cả học sinh? - Trước hết là vấn đề lựa chọn và chuẩn bị các trò chơi. Ta có thể lựa chọn các trò chơi thuộc các loại:
+ Hái hoa. Trên cây thông trong phòng chơi được trang trí bằng đèn màu đẹp mắt có gài sẵn các bông hoa, mỗi hoa có gài một mẩu giấy ghi câu hỏi. Người chơi sẽ hái
một bông hoa mình thích và trả lời một câu hỏi ghi trong đó. Nếu đúng sẽ được
thưởng, trò chơi này sẽ rất hấp dẫn nếu trong phiếu hỏi ta chọn được những câu đố vui, những mẹo tài tình.
+ Trò chơi đòi hỏi khéo tay, khéo ước lượng dựa trên cơ sở các kiến thức Vật lí.
Ví dụ trò chơi thả bi: Rèn cho các em ước lượng bằng mắt khoảng cách kết hợp
với những động tác điều khiển thích hợp trên cơ sở vận dụng các định luật chuyển
động nhanh dần đều và rơi tự do.
Viên bi sắt và xe lăn được giữ ở độ cao H và h bởi hai nam châm A và B (hình 10). Người chơi phải tự ước lượng, tính toán sao cho việc cắt điện ở hai nam châm hợp lí để kết quả sẽ là: Viên bi rơi đúng vào thùng xe.
+ Trò chơi đòi hỏi thông minh nhanh trí: Thường là các trò chơi đã có trong báo
chí, sách... nhằm thúc đẩy học sinh tích cực đọc báo, tham khảo sách, nắm chắc nội
dung kiến thức.
ví dụ trò chơi: Viết chữ trong gương. Chẳng hạn người chơi phải viết được mấy
chữ dạ hội Vật lí trong gương. Muốn thế người chơi phải nắm chắc được bí quyết:
Định luật phản xạ ánh sáng.
+ Thi giải các bài tập Vật lí: Có thể thi giữa các đội học sinh xem trong thời gian
ngắn nhất ai sẽ giải được đúng và nhanh số bài tập đã giao. Tuy vậy cần lựa chọn bài tập cho hợp lí và dễ đánh giá kết quả. Có thể lựa chọn bài tập nhiều phương án đúng, trong dạ hội có thể kiểm tra nhanh bằng máy đơn giản như máy kiểm tra kiến thức của học sinh.
- Tiếp theo chuẩn bị trò chơi là việc tổ chức dạ hội thế nào cho hợp lí và đạt kết quả nhất?
phân công cụ thể các "chủ trò", "chủ trò" có nhiệm vụ tự bố trí, lắp ráp, thiết kế và trang trí trò của mình sao cho hấp dẫn và đẹp. Nên chọn cả các trò chơi mang tính chất hiện đại, ví dụ: Điều khiển ô tô bằng ánh sáng, diều khiển từ xa...
+ Ban tổ chức dạ hội cần lựa chọn địa điểm, bố trí vị trí các trò hợp lí trong dạ hội, chú ý khâu trang trí quảng cáo.
+ Chú ý hình thức động viên khích lệ bằng thưởng.
Tóm lại: Dạ hội là một hoạt động ngoại khoá lớn nhất trong nhà trường, có tác
dụng tốt đối với việc học tập của học sinh. Tuy vậy để có dạ hội đòi hỏi giáo viên phải phối hợp hoạt động của rất nhiều người một cách chặt chẽ, thống nhất. Dạ hội được tổ chức thành công đòi hỏi công sức của các thầy, trò không riêng gì môn Vật lí trong nhà trường.
b)Nhóm ngoại khoá về Vật lí
- Tổ chức:
+ Lựa chọn học sinh vào nhóm này cần thận trọng trước hết là phải tự nguyện và
có hứng thú, say mê.
+ Học sinh có khả năng đặc biệt về mộc, nguội, gò, vẽ... và học lực phải trung
bình trở lên.
+ Chọn hạt nhân cho nhóm, đó là học trò có nhiệt tình cao, có khả năng học tập
đoàn kết các bạn và có khả năng tổ chức, tuy vậy giáo viên phải giúp đỡ thêm phương hướng làm việc, kế hoạch và lãnh đạo nhóm.
+ Chọn đề tài: Đảm bảo tính vừa sức để có thể duy trì hoạt động và hứng thú của
nhóm. Nội dung cần thích hợp ví dụ: máy ảnh, chụp ảnh vô tuyến diện...
Cần dự kiến thời gian, tài liệu và vật chất để nhóm làm việc.
- Nguyên tắc làm việc: Đảm bảo nghiêm túc, tránh nặng nề song không nên tuỳ tiện. Nên có lịch làm việc, thầy giáo không nên để học sinh nhóm quá lệ thuộc vào mình, công việc cần có kế hoạch cụ thể, tiến hành đều dặn.
- Hình thức: Có thể phân làm hai loại nhóm lí thuyết và nhóm kĩ thuật.
Nhóm Vật lí lí thuyết: Có nhiệm vụ đi sâu vào các vấn đề lí thuyết gắn với nội khoá, có thể là:
+ Tìm hiểu sâu một số vấn đề do thầy giáo đề xuất.
+ Sưu tầm tài liệu phục vụ bài giảng, để hiểu sâu bài.
+ Giải thích một số vấn đề khó mà ở lớp chưa đề cập tới.
+ Giải các bài tập khó hoặc chọn cách giải hay.
Để nhóm này lập đều tay và có kết quả đòi hỏi thầy giáo phải có, giúp đỡ, gợi mở khi cần và đặc biệt lưu ý tới sở thích của các em. Nhóm hoạt động trong sự quan tâm thường xuyên của thầy giáo, có kế hoạch, có đề tài cụ thề với sự phân công hợp lí. Thêm nữa cần phải có sự động viên xứng đáng như: Giúp đỡ cho học sinh trong nhóm
báo cáo kết quả ở trường hoặc đăng báo tường kết quả nghiên cứu của nhóm...
Nhóm Vật lí kĩ thuật
Loại hoạt động ngoại khoá này khá hấp dẫn, có thể thu hút được nhiều đối tượng học sinh. Ta có thể lập nhóm hoạt động theo nhiều hướng như:
+ Nhóm chế tạo và biểu diễn thí nghiệm: Có nhiệm vụ giúp thầy giáo chuẩn bị,
sửa chữa, lắp ráp, chế tạo dụng cụ thí nghiệm phục vụ cho thí nghiệm biểu diễn hoặc thí nghiệm thực hành.
+ Nhóm vô tuyến điện
+ Nhóm kĩ thuật điện...
Để tạo cho nhóm này hoạt động trước hết là phải có nhiều thời gian, vì thế có thể miễn cho các em một số buổi lao động ở lớp và điều quan trọng là cơ sở vật chất phục vụ cho mục đích hoạt động.
Chú ý: Nên phối hợp giữa hai nhóm lí thuyết và kĩ thuật với nội dung hợp lí.
Điều đó có tác dụng kích thích hứng thú giúp các em trong các nhóm hoạt động tốt hơn.
c)Triển lãm và báo tường về Vật lí
- Triển lãm Vật lí có thể tổ chức vào các ngày lễ hoặc ngày kỉ niệm các nhà Vật lí xuất sắc hoặc vào cuối năm học...
+ Với mục đích: Giới thiệu thành tựu Vật lí, giới thiệu các nhà Vật lí, giới thiệu
kết quả, thành tích học tập của học sinh.
+ Yêu cầu: Nội dung phong phú, hình thức đẹp.
Trong triển lãm có thể trưng bày: Dụng cụ, mô hình do học sinh chế tạo, dụng cụ do học sinh tự làm ra, sách vở bài làm của học sinh, hình vẽ tranh ảnh về các hoạt động của thầy và trò trong năm. Có thể phối hợp với các bộ môn khác cùng tổ chức triển lãm, hoặc có thể kết hợp với triển lãm Vật lí.
- Báo tường về Vật lí: Là chỗ để các nhóm ngoại khoá thông báo về hoạt động
cũng như thành tích của mình.
Báo tường là hình thức dễ thực hiện và có tác dụng thúc đẩy học sinh đọc sách báo về Vật lí, thúc đẩy phong trào thi đua học tập.
Có thể ra báo hàng tháng, tin tức trên báo là tập hợp tin tức của từng lớp, từng nhóm ngoại khoá và của các thầy giáo trong trường. Ở đây cũng là nơi các thầy hoặc
nhóm lí thuyết đăng những bài giải khó không có điều kiện chữa trên lớp hoặc trả lời một vấn đề nào đó về Vật lí.