Tiết rèn kĩ năng giải bài tập

Một phần của tài liệu LY LUAN DAY HOC VAT LY (Trang 146 - 151)

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

7.6.2. Tiết rèn kĩ năng giải bài tập

Đây là loại tiết hay gặp thứ hai trong quá trình giảng dạy, với yêu cầu rèn luyện kĩ năng cho học sinh, giúp họ vận dụng kiến thức vào thực tế, vào giải bài tập một cách thành thạo và có hiệu quả. Để có thể có được những giờ giảng như thế trước hết chúng ta hãy xem xét tình hình thực tại của việc thực hiện những giờ này. Trên cơ sở đó mà đề ra phương hướng biện pháp sử dụng cho phù hợp.

1. Tình trạng thực tại của giờ bài tập

a) Số giờ giành cho việc chữa bài tập cịn ít mà u cầu rèn kĩ năng lại nhiều, chính vì thế giáo viên rất khó bố trí thực hiện cho đấy đủ.

b) Trình độ học sinh khơng đồng đều vì thế bài chọn chữa rất khó phù hợp: Bài

khó thì học sinh yếu không hiểu nổi, bài dễ lại làm cho các em khá chán.

c) Là loại tiết học khó dạy, song một số giáo viên chưa chú ý làm việc một cách nghiêm túc: Khơng có kế hoạch cụ thể, thậm chí có khi cịn khơng chuẩn bị, khơng có bài tổng hợp, chỉ có những bài trong sách giáo khoa, sách bài tập, học sinh chỉ giở ra chép bởi có lúc bài thầy chữa khơng có gì khác sách. Thêm nữa phương pháp làm việc trên lớp còn rất tẻ nhạt: Thầy gọi một học sinh lên chữa, rồi nhận xét rồi lại chuẩn bị bài khác, dưới lớp sẽ có nhiều học sinh khơng chú ý.

Để khắc phục tình trạng này, chứng ta có thể xem xét áp dụng một vài biện pháp.

2. Biện pháp sử dụng trong giờ chữa bài tập a) Chọn bài tập điển hình

Trong giờ bài tập, chỉ nên chọn chữa những bài tập điển hình cho từng loại tức là điển hình về phương pháp phân tích, hướng phát triển, cách áp dụng các định luật cách

nhận xét biện luận chặt chẽ... thông qua việc giải bài này học sinh có được phương pháp giải cho từng loại, trên cơ sở đó có thể tự giải các bài khác. Không nên chữa bài quá dễ hoặc quá khó (tức là bài phức tạp quá về tính tốn rất mất thời gian và sẽ làm nhẹ bản chất Vật lí của bài tốn đặt ra).

b) Chữa bài tập tương tự

Để khác phục tình trạng kém hứng thú của học sinh ở trên lớp khi chữa bài mà họ đã làm ở nhà, thầy giáo có thể chữa bài tập khác tương tự với bài đã ra ở nhà bằng cách đổi các số liệu hoặc đổi ẩn số của bài ở nhà thành dữ kiện ở bài chữa và ngược lại. Với biện pháp này, ít nhiều thầy sẽ lơi cuốn được học sinh cùng mình chữa bài tập mới, đồng thời theo dõi sửa chữa được cả bài tập đã làm ở nhà.

c) Giải bài tập có bình luận

Trong lúc một học sinh đang chữa bài tập trên bảng, thầy có thể yêu cầu cả lớp theo dõi giúp đỡ bạn giải bài, nhận xét bài giải của bạn và nêu phương pháp giải khác bạn hoặc so sánh các cách giải với nhau.

d) Phân phối công việc hợp lí

Gọi học sinh lên bảng chữa bài tập phù hợp với trình độ: Bài tương đối khe thì gọi học sinh khá, bài trung bình thì gọi học sinh trung bình. Tránh gọi học sinh trung bình giải bài khó.

- Trong lúc một em đang chữa bài trung bình trên lớp, thầy chuẩn bị một sẽ phiếu khai thác ý hay của bài tập đang chữa ở bảng, thầy đọc nội dung phiếu, chí định em đã chuẩn bị lên bảng chữa, cả lớp góp ý kiến bình luận.

Với biện pháp này thầy sẽ lạo cho cả lớp cùng làm việc, tránh sự tẻ nhạt và tiết kiệm được thời gian, có khi chỉ cần chữa một bài tập mà có thể khai thác được vài khía cạnh và đề cập tới cả bài tập phức tạp khác rất thuận lợi.

e) Đảm bảo tính chắc

- Với số lượng bài tập tương đối nhiều so với giờ quy định thầy giáo phải biết chọn lựa bài điển hình, chữa chu đáo khơng nên tham số lượng mà đòi hỏi chất lượng nữa. Chỉ cần chữa chắc, một vài bài điển hình, khơng nên chữa đại khái, sơ qua.

- Trong quá trình hướng dẫn học sinh, điều quan trọng là tập cho các em quen với phương pháp giải một cách khoa học: từ cách khai thác đề bài, phân tích hiện tượng hợp lí chặt chẽ, đến việc áp dụng định luật và biện luận cho bài toán. Trên cơ sở chữa bài tập cho học sinh sẽ tự mình giải quyết được tương đối dễ dàng bài tập đã ra.

Đó là một vài biện pháp có thể phối hợp áp dụng trong giờ chán bài tập sao cho có hiệu quả cao nhất. Làm thế nào để phối hợp được các biện pháp để giờ giảng được như ý muốn, mà còn phải địi hỏi sự dụng cơng nghiêm túc, sáng tạo của thầy trong việc đón ý của trị, dự đốn tình huống xảy ra, dẹp bỏ mọi bế tắc, thời gian chết trong giờ

giảng. Tóm lại vấn đề chủ yếu là chuẩn bị thế nào cho giờ

3. Cách soạn bài

phần thứ ba của bài soạn có thể chia thành ba bước.

a) Tóm rắt kiến thức

Có thể thơng qua kiểm tra đầu.giờ, thầy thâu tóm kiến thức cần sử dụng vào góc

bảng? Hoặc có thể hỏi xen kẽ trong giờ chữa bài tập khi đề cập tới vấn đề vận dụng

kiến thức trong từng tình huống tụ thể.

b) Hướng dẫn học sinh giải các bài tập

Phần này khi soạn, có thể chia thành hai cột: Một cột ghi tóm tắt đề bài, hình vẽ cách giải. Cột còn lại ghi những câu hỏi dẫn dắt học sinh, những câu gợi ý cho cả lớp

Có thể viết theo trình tự thời gian trong đó có lời giải xen kẽ với những câu hỏi, dẫn dắt của thầy, những câu gợi ý và phiếu khai thác ý hay của bài tập.

Vấn đề quan trọng trong tiết này, đòi hỏi thầy giáo phải chuẩn bị kĩ càng chu đáo đó là hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh từ tóm tắt đề bài đến chỗ biện luận bài toán.

Hỏi thế nào để cho các em đang rẽ sai phải biết phát hiện và tìm hướng đi tới lối

chính? Các phương pháp dùng có hợp lí khơng? Có lơi cuốn được cả lớp không?...

c) Tổng kết tiết học

Trên cơ sở chữa bài tập vừa chữa, thầy hướng dẫn học sinh rút ra phương pháp chung áp dụng cho việc giải một loại bài, nhấn mạnh trọng tâm kĩ năng như: Cách phân tích hiện tượng trong bài tốn, cách xử lí điều kiện áp dụng, cách biện luận...

Ví dụ: Một tiết rèn luyện kỹ năng giải bài tập I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

Qua việc giải bài tập rèn luyện cho học sinh kĩ năng giải các bài tập với các vật

chuyển động trên mặt phẳng nghiêng, kĩ năng phân tích lực, cách lập phương trình

chuyển động, cách áp dụng định luật 11, III Niu-tơn. Cũng có cách lính lực ma sát. II. PHƯƠNG PHÁP

sử dụng câu hỏi, phối hợp biện pháp tính chắc và phân cơng cơng việc hợp lí. III. NỘI DUNG TIẾT HỌC

1. Tóm tắt các cơng thức sẽ sử dụng

Định luật II Niu-tơn: F=ma (Flà lực tổng hợp) Định luật III Niu tơn: F12 = - F21

Vt = at + vo, v v 2as t v v a 2 0 2 t 0 t− − = =

2. Tổ chức hoạt động học tập của học sinh

GV: Có em nào thắc mắc? Có cách giải nào khác không? Để giải bài tập loại này trình tự làm thế nào?

Phân tích lực đặt vào, tìm lực gây chuyển động của vật. - Nhận xét về tính chất của lực chuyển động.

- Viết phương trình chuyển động. - Giải phương trình và trả lời câu hỏi.

GV: Các em hãy giải bài tập sau: bài... trong sách bài tập. Phương pháp

- Em hãy cho biết hướng giải quyết của bài toán?

- Hãy nhận xét về chuyển động của vật ở hai đoạn đường? - Phân tích lực đặt vào vật ở hai trường hợp.

- Muốn tìm TBC Phải làm cách nào? - Muốn tính vơ ta làm thế nào?

- Hãy phân tích lực dặt vào vật trên mặt phẳng nghiêng? - Viết phương trình định luật II Niu-tơn?

- Có cách nào khác để tìm vB không?

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Trợ giúp của giáo viên

Bài 1 V0 = 0 l: 10m h: 5m g = 9,8m/s2 k=0,2 tAB =? VB =?

- Hãy phân tích các lực đặt vào vật. - Lực nào làm cho vật chuyển động? - Tính chất của chuyển động?

Chú ý: Cách vẽ trọng lực P

- Hãy viết phương trình định luật Niu-tơn áp dụng cho vật? - Làm thế nào tính t? - Làm thế nào để tính vs=? V0 = 0 l: 10m α = 300 kAB = 0; g = 10m/s2 kBC = 0,1 = 9,8m/s2 tBC =? Giải:

Trên đoạn BC, vật chịu tác dụng của Fms = kp nó sẽ chuyển động chậm dần đều

vận tốc giảm từ vB = 0; Gia tốc là: aBC = m Fms − = -kg = -1m/s2 mà vt = v0 + at tức 0 = vB + atBC → vB = - atBC → tBC= - a VB (*)

Tính vơ dựa vào đoạn đường AB: Phương trình là Psin α = ma → α = g sin α = 5m/s2; vB = 2al = 10m/s

Thay vào (*) la có: tBC = 10s

1m/s 10m/s= −

Cách khác tìm vB dựa vào định luật bảo tồn cơ năng.

mgh= v 2gh g.l 10m/s 2 1 sinα 1 h mà 2 mv B 2 B = = = = =

Về nhà giải bài tập: Một vật trượt xuống một dốc có góc nghiêng a: 8(' khi xuống đến chân dốc vật tiếp tục trượt trên mặt phẳng ngang một quãng 1 mới dừng. Quãng đường trượt trên hai đoạn bằng nhau, hệ số ma sát trên hai đoạn như nhau, hãy tính hệ số ma sát ấy.

Một phần của tài liệu LY LUAN DAY HOC VAT LY (Trang 146 - 151)