III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
7.6.3. Tiết thực hành của học sinh
1. Yêu cầu
Tiết thực hành thí nghiệm đồng loạt của học sinh phải đạt được các yêu cầu sau: a) Làm cho học sinh hiểu và hình dung được một cách rõ ràng mục đích cơng việc họ sắp làm.
b) Học sinh phải hiểu được trình tự logic của mọi thủ thuật và kĩ thuật thí nghiệm sẽ tiến hành.
c) Mọi học sinh đều được tham gia lập kế hoạch và độc lập thực hiện kế hoạch ấy dưới sự giúp đỡ, theo dõi sát sao của thầy.
2. Các bước trên lớp
Ở phần III của bài soạn ta chia thành các bước như sau.
a) Đàm thoại mở đầu: GV nêu rõ mục đích yêu cầu của thí nghiệm, kiểm tra các kiến thức có liên quan đến thực hành sắp tới mà giáo viên đã thông báo từ trước.
b) Giới thiệu dụng cụ: GV giới thiệu dụng cụ, cấu tạo, cách lắp giáp, nguyên tắc thao tác tiến hành, làm động tác mẫu và nêu yêu cầu của báo cáo thí nghiệm.
c) Học sinh làm thí nghiệm: Thời gian khoảng 20 phút. Các nhóm nhận dụng cụ và tiến hành thí nghiệm, GV theo dõi giúp đỡ nhóm yếu hoặc giao thêm nhiệm vụ cho nhóm khá.
d) Tổng kết buổi thí nghiệm: Các nhóm báo cáo kết quả, GV tổng hợp, nhận xét đánh giá rút kinh nghiệm.
3. Ví dụ
Bài "Tổng hợp hai lực" I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Sử dụng phương pháp thí nghiệm Vật lí làm cho học sinh hiểu rõ được quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy và hai lực song song cùng chiều.
Cho học sinh tự lực sử dụng thành thạo lực kế, biết biểu diễn lực với một tỉ lệ xích quy định, thành thạo các phép đo bằng thước, biết lập bảng số liệu, tính tốn nhận xét rút ra kết luận cần thiết.
- Yêu cầu: Đòi hỏi số liệu lấy trung thực. II. NỘI DUNG TIẾT HỌC
Thời gian cần thiết: 2 tiết.
1. Đàm thoại mở đầu
GV: Chúng ta hãy khảo sát thực nghiệm bài quy tác tổng hợp các lực đồng quy và tổng hợp hai lực song song cùng chiều.
Hãy cho biết quy tắc tổng hợp hai lực đồng quy?
HS: Tổng hợp theo quy tắc hình bình hành: F1,F2 là hai cạnh cịn lực tổng hợp F là hình chéo của hình bình hành này, có điểm đặt của hai lực F1,F2
GV: Còn quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều?
HS: Hợp lực của hai lực song song tác dụng vào một vật có cường độ R = F1 + F2 với điểm đặt được xác định theo công thức:
12 2 2 1 d d F F = 2. Giới thiệu dụng cụ
Giáo viên kiểm tra dụng cụ gồm:
Hai lực kế lò xo, một số quả nặng, một sợi dây cao su, bảng con, giấy trắng để gắn lên bảng, đinh, giá treo, thước milimét, chỉ.
Làm động tác mẫu từ việc đóng định mắc dây cao su, lực kế để đo hai lực F1,F2
rồi F. Cách kẻ vẽ trên giấy.
- Hướng dân báo cáo: có kèm giấy đã vẽ.
3. Học sinh làm thí nghiệm: (40 - 60 phút)
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh uốn nắn các thao tác để thí nghiệm được
chuẩn xác hơn, giúp đỡ các nhóm tính sai số, viết báo cáo.
4. Tổng kết
Học sinh nộp báo cáo, thu dọn dụng cụ thí nghiệm giáo viên nhận xét về tinh thần làm việc của nhóm, về kĩ năng tiến hành thí nghiệm.
Bản hướng dẫn thí nghiệm thực hành
Tổng hợp hai lực.