Những yêu cầu dối với thí nghiệm biểu diễn

Một phần của tài liệu LY LUAN DAY HOC VAT LY (Trang 94 - 95)

Để đảm bảo hiệu quả cao của thí nghiệm biểu diễn cần thực hiện những yêu cầu cơ

bản sau:

1. Thí nghiệm biểu diễn phải liên hệ hữu cơ với bài giảng, thí nghiệm phải là yêu truất yêu của quá trình giảng dạy, đưa ra đúng lúc cần thiết

Thực tế cho thấy, giáo viên thường ít quan tâm tới vấn đề này, việc trình bày thí nghiệm thường khơng kết hợp hài hồ với lời trình bày. Cơ sở tâm lí học của việc nâng cao hiệu quả của thí nghiệm biểu diễn chính là việc tăng cường mối liên hệ giữa hệ thống tín hiệu thứ nhất và hệ thống tín hiệu thứ hai, thể hiện ở sự thống nhất giữa trực quan và lời nói.

Để đảm bảo được yêu cầu trên, cần đánh giá được đúng vai trị tác dụng của thí

nghiệm biểu diễn đối với bài giảng. Khi chuẩn bị bài lên lớp cần xác định chính xác thời điểm cần biểu diễn thí nghiệm và cố gắng thực hiện theo trình tự đã xác định

dạng minh hoạ để kiểm chứng những luận đề đã được rút ra từ lí thuyết.

2. Thí nghiệm biểu diễn phải ngắn gọn một cách hợp lí

Yêu cầu này xuất phát từ chỗ thời gian trên lớp có hạn, trong khi cùng với thí nghiệm biểu diễn cần làm nhiều việc như giải thích thí nghiệm, so sánh số liệu, đàm

thoại... Mặt khác do đặc điểm tâm lí của học sinh, khi kéo dài thí nghiệm sẽ khó tập trung chú ý của học sinh... Tuy nhiên với các thí nghiệm địi hỏi nhiều thời gian, ta cần phân tích, chia nhỏ thí nghiệm thành những giai đoạn, những thí nghiệm nhỏ đơn giản hơn một cách hợp lí tiến hành kèm theo từng giai đoạn bài giảng.

Muốn thực hiện yêu cầu cầu này người giáo viên phải chuẩn bị kỷ thí nghiệm, sử dụng các dụng cụ thành thạo, tu bổ, điều chỉnh sao cho thiết bị hoạt động một cách đáng tin cậy, tránh hỏng hóc làm mất thời gian trên lớp, gây mất hứng thú và sự tin

tưởng của học sinh.

Mặt khác, các thí nghiệm cũng cần đơn giản, tạo thuận lợi cho học sinh tri giác

hiện tượng. Tính chất đơn giản được đảm bảo nếu bố trí các thiết bị thí nghiệm tương

ứng với sơ đồ nguyên lí của thí nghiệm.

3. Thí nghiệm biểu diễn phải thành cơng ngay

Điều đó làm cho tiến trình bài học khơng bị kéo dài thời gian quy định, đồng thời

nó cùng làm cho học sinh tin tưởng vào kết quả thí nghiệm, vào sự trình bày của giáo viên, tăng thêm uy tín của giáo viên. Chính sự thành cơng của thí nghiệm cũng tạo ra ở học sinh tình cảm được thuyết phục, hứng thú đối với mơn học. Vì vậy một khi thí nghiệm khó thành cơng thì chưa nên trình bày trên lớp hoặc thí nghiệm có thể có những sự cố khơng thành cơng thì giáo viên nên thơng báo trước những khả năng đó.

4. Thí nghiệm biểu diễn phải đảm bảo cho cả lớp có thể quan sát được

Cụ thể là đảm bảo cho cả lớp nhìn rõ và tập trung chú ý vào những dụng cụ và chi tiết chính của thí nghiệm hoặc thiết bị, theo dõi được diễn biến chính của thí nghiệm

để tự mình rút ra kết luận. Cũng cần chú ý rằng, chỉ khi học sinh nhìn rõ, cả lớp quan

sát được thì giáo viên mới điều khiển được quá trình tri giác và tư duy của học sinh,

đảm bào được trật tự trong giờ học (Học sinh không quan sát được thường gây mất trật

tự trong lớp...).

Muốn đảm bảo yêu cầu này giáo viên cần quan tâm lựa chọn dụng cụ thí nghiệm, màu sắc các chi tiết, kích thước phải đủ lớn, dùng các vật hoặc màu chỉ thị đối với các

đối tượng cần tập trung quan sát... tức là phải quan tâm tới kĩ thuật biểu diễn.

5. Thí nghiệm biểu diễn phải đủ sức thuyết phục học sinh

Hiện tượng được quan sát phải rõ ràng, số liệu phải đủ nhiều và chính xác, kết quả thí nghiệm phải chặt chẽ.

Một phần của tài liệu LY LUAN DAY HOC VAT LY (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)