Theo quan điểm của tâm lí học học tập, hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình học tập có thể diễn ra trên các bình diện khác nhau: Bình diện hành động đối tượng - thực tiễn, bình diện trực quan trực tiếp, bình diện trực quan gián tiếp và bình diện nhận thức khái niệm ngơn ngữ trong đó vai trị của ngơn ngữ tăng dần và vai trị của trực quan Giảm dần.
1. Bình diện hành động đối tượng - thực tiễn: Ví dụ sử dụng các thiết bị thí nghiệm dùng cho thí nghiệm của học sinh.
2. Bình diện trực quan trực tiếp: Ví dụ như việc sử dụng các vật thật, các ảnh
thật...
3. Bình diện trực quan gián tiếp: Khi sử dụng các thí nghiệm mơ hình, các phim
hoạt hình, các phần mềm máy vi tính mơ phỏng các hiện tượng, q trình Vật lí, các mơ hình vật chất, các hình vẽ, sơ đồ.
4. Bình diện nhận thức khái niệm - ngôn ngữ: Các phương tiện dạy học như sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo, các phần mềm vi lính dùng cho ơn tập tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhận thức trên cơ sở các khái niệm, các kết luận khái quát, tức là hoạt động trên bình diện khái niệm - ngôn ngữ.
Trong thực tiễn dạy học Vật lí ở trường phổ thơng hiện nay cho thấy tiềm năng của phương tiện dạy học trong việc tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh chưa được khai thác đầy đủ. Đó là một trong các nguyên nhân làm cho kiến thức của học sinh hời hợt, khơng bền vững, ít có khả năng vận dụng. Để nâng cao chất lượng nắm
vững kiến thức của học sinh, người giáo viên Vật lí cần nghiên cứu nắm vững ưu
nhược điểm của từng loại phương tiện dạy học, biết phối hợp hài hoà chúng khi dạy học từng kiến thức, kỹ năng cụ thể, vừa làm cho quá trình dạy học hiệu quả, vừa tránh được sự phức tạp khi sử dụng các phương tiện dạy học khơng hợp lí.