Các biện pháp giáo dục kĩ thuật tổng hợp trong dạy học Vật lí

Một phần của tài liệu LY LUAN DAY HOC VAT LY (Trang 44 - 45)

1. Giảng dạy kiến thức Vật lí đảm bảo tính hệ thống, vững chắc, liên hệ chặt chẽ với kĩ thuật, sản xuất và đời sống

Việc lựa chọn tài liệu học tập có giá trị khoa học lớn và có xu hướng thực tiễn, tặc biệt về kĩ thuật và công nghệ cho mỗi đề tài, bài học Vật lí là rất cần thiết, muốn vận dụng được kiến thức khoa học vào thực hành thì điều trước tiên là phải liệu và nắm vững kiến thức ấy. Muốn giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh thì khơng những làm cho họ nắm vững hệ thống kiến thức Vật lí mà cịn nhận thức lược các nguyên lí kĩ thuật cơ bản, thấy được con đường vận dụng định luật vào rong cấu trúc và hoạt động của máy móc, dụng cụ. Việc lựa chọn và giải các bài )án kĩ thuật, việc mở rộng các bài học trong điều kiện sản xuất cụ thể, với các số Lều kĩ thuật xác định, cho phép học sinh làm quen với những tình huống sản xuất, ới hoạt động kinh tế - kĩ thuật ở địa phương, từ đó rèn luyện kĩ năng cần thiết và )hát triển tư duy kĩ thuật cho họ.

2. Lựa chọn các phương pháp dạy học góp phần phát triển năng lực sáng tạo kĩ thuật của học sinh

Sử dụng rộng rãi các sơ đồ, mơ hình, thiết bị kỹ thuật, phim viđio về các quá rình sản xuất và kĩ thuật... Chỉ rõ cho học sinh hiểu nguyên lí khoa học - kĩ thuật ủa các quá trình sản xuất, của tiến bộ khoa học - kĩ thuật - công nghệ.

Giải những bài tập có nội dung kĩ thuật sản xuất. Tổ chức sưu tầm, lựa chọn à giải các bài tập có tính kĩ thuật, số liệu rút ra từ nền sản xuất địa phương, phù hợp với thực tế...

đổi trong các nhóm, tổ chức các hoạt động ngoại khoá... Tham gia nghiên ưu thiết kế chế tạo hoặc cải tiến các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm, các mơ hình phục vụ học tập...

Tổ chức bài học Vật lí tại xưởng trường, cơ sở sản xuất, trung tâm khoa học kỹ thuật... với nội dung và hình thức phù hợp. Học sinh khơng những được nghiên cứu ngun tắc Vật lí của máy móc, dụng cụ mà trực tiếp thấy rõ quá trình sản xuất thực tế sự hoạt động của thiết bị, máy móc.

3. Tăng cường cơng tác thực hành, làm thí nghiệm Vật lí và rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh

Thí nghiệm thực hành Vật lí có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ rèn luyện các kỹ năng sử dụng dụng cụ do lường, đọc vẽ sơ đồ kĩ thuật, tính tốn mà cịn hình thành thói quen thực hành, rèn luyện tác phong làm việc khoa học cho học sinh. Song song với công tác thực nghiệm ở trên lớp hoặc ở phịng thí nghiệm, cần thiết cho học sinh làm bài tập ở nhà, bài tập thực hành bắt buộc hoặc tự chọn có nội dung kĩ thuật.

4. Giới thiệu các phương hướng phát triển và tiến bộ khoa học kĩ thuật

Tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu của mỗi bài học Vật lí, mỗi đề tài cụ thể, cần giới thiệu cho học sinh hiểu biết các phương hướng phát triển cơ bản như: Cơ học là cơ sở phát triển ngành kỹ thuật cơ khí; Vật lí phân tử và nhiệt học là cơ sở phát triển ngành gia công vật liệu mới, Điện học là cơ sở phát triển các ngành Kĩ thuật điện và Điện tử học... cùng những dạng sản xuất, các đối tượng và quá trình kĩ thuật tương ứng.

Việc giới thiệu các tiến bộ khoa học - kĩ thuật cùng các thông tin về sự phát triển kinh tế, kỹ thuật của đất nước và ở địa phương có tác dụng củng cố niềm tin, kích thích hứng thú học tập, là cơ sở định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

5. Tổ chức các hoạt động tham quan, ngoại khoá về Vật lí - kĩ thuật

Tổ chức tham quan các cơ sở sản xuất, trung tâm nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, cho phép học sinh làm quen với thực tế của tổ chức sản xuất, các q trình cơng nghệ, hoạt động của thiết bị máy móc.

Việc tổ chức sinh hoạt các nhóm ngoại khố, học sinh sưu tập, nghiên cứu sách báo tạp chí kĩ thuật; Nghe báo cáo khoa học, thi sáng tạo kĩ thuật, trị chơi Vật lí có tác dụng rèn luyện kĩ năng thực hành, phát triển hứng thú và năng lực sáng tạo kĩ thuật của học sinh.

Một phần của tài liệu LY LUAN DAY HOC VAT LY (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)