Tiết học nghiên cứu kiến thức mớ

Một phần của tài liệu LY LUAN DAY HOC VAT LY (Trang 141)

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

7.6.1. Tiết học nghiên cứu kiến thức mớ

Đây là loại tiết học hay gặp nhất trong quá trình giảng dạy; Tuy trong giờ giảng ta vẫn có câu hỏi kiểm tra, có câu hỏi ôn tập, củng cố, có rèn luyện kĩ năng, song mục đích chính vẫn là nghiên cứu kiến thức mới.

Phần III của bài soạn đối với tiết này ta có thể chia thành ba bước: - Đặt vấn đề nghiên cứu.

- Hướng dẫn học sinh nghiên cứu kiến thức mới, giải quyết vấn đề. - Tổng kết bài, kiểm tra sự thấm nhuần kiến thức mới.

1. Đặt vấn đề nghiên cứu

a) Có nhiều cách đặt vấn đề: Có thể đặt vấn đề bằng một thí nghiệm, bằng bài toán

nhỏ, bằng cách gây mâu thuẫn nhận thức...

- Với bài "Hiện tượng căng mặt ngoài, sự dính ướt" có thể đặt vấn đề bằng cách thả kim nổi trên mặt nước theo trình tự sau: Em hãy phát biểu định luật ác-si mét?

Như vậy một vật nhúng trong chất lỏng sẽ bị đẩy lên một lực bằng trọng lực của thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Nếu ta thả một miếng sắt vào cốc nước thì hiện lượng sẽ xảy ra như thế nào? Miếng sắt bị chìm.

Nếu ta thả một chiếc kim vào cốc nước thì sao? Rõ ràng là trọng lượng của kim lớn hơn trọng lượng khối lỏng của kim chiếm chỗ thế mà kim không bị chìm tại sao lại có hiện tượng này?

- Với bài "Chuyển động bằng phản lực" có thể đặt vấn đề bằng cách sử dụng thí nghiệm của tên lửa: Ta biết rằng vật sẽ thay đổi vận tốc khi có vật khác tác dụng vào nó, nhưng ở thí nghiệm vừa rồi tên lửa hình như không chịu tác dụng của vật nào cả thế mà vẫn thay đổi vận tốc. Tại sao như vậy?

b) Vấn đề nêu lên phải rõ ràng, cụ thể, dứt khoát, vạch được yêu cầu và phương

- Vấn đề phải hấp dẫn, có tác dụng kích thích hứng thú, sự ham tìm hiểu cho học sinh.

- Vấn đề nêu bằng ít lời nói và trong thời gian ngắn, không gượng ép.

- Vấn đề đặt ra phải phù hợp với trình độ của thầy và trò, có thể giải quyết ngay

trong cả cuối giờ học hoặc trong quá trình giảng.

2. Hướng dẫn học sinh nghiên cứu và giải quyết vấn đề

Cần tập trung vào ba việc cơ bản sau:

a) Vạch phương hướng và nhiệm vụ cho cả tiết học.

b) Lôi cuốn các em nghiên cứu vấn đề theo phương hướng đặt ra.

Hướng dẫn các em theo dõi thí nghiệm, nhận xét, suy luận, phân tích, phán đoán... c) Quay lại giải quyết vấn đề đã đặt ra.

Chú ý dành thời gian thích đáng cho phần trọng tâm của bài, tạo điều kiện cho học nắm bắt bài sâu. Tránh giờ giảng sẽ diễn ra đều đều.

Ví dụ: bài "Phương trình trạng thái của khí lí tưởng".

- Đặt vấn đề: ở các bài trước ta đã khảo sát hai quy luật thay đổi trạng thái của một khối lượng khí đó là định luật Bôi-lơ- Ma-ri-ốt (giữ cho T ≈ const) và định luật Sac-lơ

(giữ cho V ≈ const). Giả sử có một khối lượng khí xác định ở trạng thái (1) với các

thông số p1, V1, T1,ta đem chuyển sang trạng thái (2) có các thông số p2, V2, T2, liệu có quy luật nào biểu thị mối liên hệ giữa các thông số ở hai trạng thái này không?

- Giải quyết vấn đề

Vấn đề đặt ra là tìm quy luật chuyển khối khí đã cho từng trạng thái (1) p1, V1, T1 đến (2) p2, V2, T1.

(1) [p1, V1] (2) [p2, V2]

Làm thế nào để tìm được con đường đ (1) sang (2)? Ta có thể dựa vào những con đường đã biết không?

Ta thử đi từ (1) đến (1’): giữ T1’ =T1 áp dụng định luật Bôi-lơ - Ma-ri-ết hãy nhận xét các thông số của (1): p1, T1’ = T1, V1’=V2.

Hãy tìm biểu thức chuyển (1) → (2)? Theo con đường của đinh luật Sac-lơ.

3. Tổng kết bài, kiểm tra sự thâm nhuần kiến thức

a) Có thể tổng kết bài bằng cách chuẩn bị bản tóm tắt các kiến thức của bài giảng hoặc tổng kết dựa theo các phần còn ghi ở trên bảng.

b) Kiểm tra, củng cố điều vừa học bằng câu hỏi, bằng một hiện tượng thực tế hoặc bằng một thí nghiệm.

Ví dụ: Để củng cố định luật III Niu-tơn, có thể làm thí nghiệm như sau: Trên bàn, để một chiếc cân bàn (cân Bê-răng-giê) trên một (ra cân để một cốc nước, (ra bên kia để các quả cân và chỉnh cho cân thăng bằng; Có một quả cầu treo trên một sợi dây. Quan sát hiện tượng xảy ra khi dịch giá lại, thả quả cầu ngập vào nước sao cho quả cầu không chạm đáy, thành cốc. Giải thích?

Ta thấy ngay cân là mất thăng bằng, cụ thể: Bị nặng về phía đĩa cân có cốc nước. Hãy giải thích hiện tượng này? Học sinh vận dụng kiến thức vừa học để

Ví dụ về một bài soạn cụ thể

Bài: Giao thoa sóng

1. MỤC TIÊU

* Dựa trên kiến thức về tổng hợp hai dao động điều hoà, dự đoán hiện tượng xảy ra trên mặt nước khi có hai sóng cùng tần số gặp nhau.

* Làm thí nghiệm để kiểm tra dự đoán. * Xác định điều kiện để có giao thoa sóng. II. CHUẨN BỊ

* HS ôn lại lí thuyết về tổng hợp hai dao động điều hoà có cùng tần số. * Thí nghiệm đơn giản về giao thoa sóng nước cho mỗi nhóm HS. * Thí nghiệm về giao thoa sóng nước với nguồn không tắt dần cho GV. III. TỒ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Một phần của tài liệu LY LUAN DAY HOC VAT LY (Trang 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)