3.4.1. Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học
Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học nhàm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh là yêu cầu bắt buộc đối với các nhà trường Việt Nam hiện nay, nó cũng là xu thế chung của các nhà trường trên thế giới. Ở Việt
Nam định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII (1 - 1993 ), Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII (12- 1996), được thể chế hoá trong Luật giáo dục (2005) và được cụ thể hoá trong nhiều chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Luật Giáo dục, điều 28 khoản 2 đã ghi "phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". Có thể nói điều cất lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học
tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Để vận dụng thành công các phương pháp dạy học chúng ta cần nắm vững các mối quan hệ sau:
1. Quan hệ giữa dạy và học
Cần hiểu phương pháp dạy học bao gồm cả cách thức dạy của giáo viên và cách thức học của học sinh, vì vậy để nhấn mạnh đôi khi người ta dùng dấu gạch nối giữa dạy và học, viết là phương pháp dạy - học; Quan niệm chức năng cơ bản của dạy là dạy cách học; Trong hoạt động dạy - học thì giáo viên giữ vai trị chỉ đạo. học sinh có vai trị chủ động.
2. Quan hệ giữa mặt bên ngồi và mặt bên trong của phương pháp dạy học
Mặt bên ngồi là trình tự hợp lí các thao tác hành động của giáo viên và học sinh: Giáo viên giảng giải, đặt câu hỏi, biểu diễn thí nghiệm... học sinh nghe, quan sát, trả lời... Mặt bên trong là cách tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh, là con đường giáo viên dân dắt học sinh lĩnh hội nội dung dạy học: Giải thích minh hoạ, tìm tịi từng phần, dạy - học phát hiện và giải quyết vấn đề. Mặt bên trong phụ thuộc một cách khách quan vào nội dung dạy học và trình độ phát triển tư duy của học sinh. Mặt bên ngoài tuỳ thuộc kinh nghiệm Sư phạm của giáo viên và chịu ảnh hưởng của phương tiện, thiết bị dạy học. Mặt bên trong quy định mặt bên ngoài. Nếu chú trọng nhiệm vụ phát triển tư duy học sinh thì phải quan tâm mặt bên trong của phương pháp dạy học.
3. Quan hệ giữa phương pháp dạy học và các thành tố khác của quá trình dạy học
Theo tiếp cận hệ thống, quá trình dạy học gồm sáu thành tố cơ bản là: Mục tiêu nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức, đánh giá, chúng tương tác với nhau tạo thành một chỉnh thể, vận hành trong môi trường giáo dục của nhà trường và môi trường kinh tế - xã hội của cộng đồng. Việc lựa chọn, sử dụng, đổi mới phương pháp dạy học phải được đặt trong mối quan hệ qua lại với những thành tố nói trên, đặc biệt với mục tiêu và nội dung.