Ghi chép và hình vẽ trên bảng kèm theo lời trình bày của giáo viên là một phương tiện bổ trợ nhưng rất quan trọng và hiệu quả trong việc tập trung chú ý của học sinh lên cái chính trong nội dung của bài học, nó hỗ trợ cho việc chia nhỏ và chính xác hố các tri giác của học sinh, suy nghĩ trên nội dung học tập và củng cố nội dưng đó trong từ nhớ của học sinh, khắc sâu và làm rõ loạc các vấn đề thảo luận... Việc ghi chép và vẽ hình cẩn thận, hợp lí trên bảng trong thời gian giảng bài của giáo viên sẽ giúp cho người giáo viên phân chia tài liệu phức tạp, khối lượng lớn của bài học thực hành ra các phần, tách ra được cái chính, thể hiện rõ ràng, trực quan các thời điểm trình bày tài liệu. Nhờ đó tạo thuận lợi cho việc phát triển tư duy logic của học sinh và trí nhớ thị giác của họ. Vì vậy ngồi việc sử dụng các phương tiện trực quan khác nhau như bảng, biểu mẫu, phim ảnh, đèn chiếu, người giáo viên vẫn cần phải ghi và vẽ hình trên bảng.
Việc ghi bảng và vẽ hình đúng phương pháp sẽ góp một phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng của một giờ học.
1. Ghi chép trên bảng cần đảm bảo một suyễn cầu cơ bản sau
a) Việc ghi chép cần có hệ thống, phản ánh được quá trình phát triển của vấn đề do giáo viên trình bày.
b) Vạch rõ được bản chất vật lí của vấn đề nghiên cứu, nhất là các suy luận Toán học.
c) Tập trung được sự chú ý của học sinh vào những vấn đề cần thiết, quan trọng. d) Củng cố được tài liệu nghiên cứu trong giờ học.
e) Hướng dẫn được học sinh ghi chép vào vở và học tập ở nhà.
2. Nội dung ghi trên bảng
Để thoả mãn yêu cầu trên, kết hợp với việc sử dụng các phương tiện trực quan khác Giáo viên có thể ghi lại trên bảng những điểm sau:
a) Dàn bài (tên đề mục và các mục nhỏ). b) Các hình vẽ, sơ đồ, đồ thị.
c) Những công thức và những hệ quả suy ra từ những cơng thức đó.
d) Những số liệu thu dược từ thí nghiệm và những kết luận rút ra từ thí nghiệm. e) Bài giải mẫu (bài tập Vật lí).
g) Những thuật ngữ mới, tên các nhà bác học, tài liệu lịch sử và kĩ thuật
h) Bài làm về nhà (số mục phải đọc theo sách giáo khoa, số bài tập trong sách giáo khoa hay sách bài tập...).
Tuỳ nội dung cụ thể của từng bài học mà ghi chép trên bảng những điểm cần thiết, phù hợp với các yêu cầu nêu trên. Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo nội dung ghi bảng ngay từ khi soạn kế hoạch chi tiết cho mỗi bài học.
Nói chung nên phân chia nội dung ghi chép trên bảng làm hai phần: Một phần cần giữ lại trên bảng trong suốt giờ học (dàn bài, công thức, định nghĩa, định luật, đồ thị, hình vẽ quan trọng nếu cần thiết...), một phần có thể xố đi khi đã dùng xong (chẳng hạn những phép tính, những hình vẽ trung gian...). Phần giữ lại ghi ở một bên bảng dưới dạng tóm tắt, phần thứ hai tuỳ theo kích thước của bảng mà lường trước việc xoá bảng đúng lúc cần thiết.
Kích thước và hình vẽ phải đủ lớn để cho học sinh tồn lớp có thể quan sát được
Nên dùng phần mẫu để làm nổi bật những điểm cần chú ý. Tránh viết tắt, đặc biệt
những cách viết tắt gây ra sự hiểu sai, tránh viết sai văn phạm hoặc mắc lỗi chính tả khi viết.
Tuy nhiên cũng cần tránh nhữg xu hướng lạm dụng việc trình bày trên bảng, trình bày dày đặc các cơng thức và biến đổi Tốn học. Kết quả của cách ghi bảng như vậy là
học sinh không xác định được trọng tâm của bài, không tập trung được vào phương
pháp lập luận giải thích vấn đề, vì vậy, chỉ nên ghi trên bảng các kết luận từng giai đoạn của quá trình suy luận sau khi học sinh đã hiểu rõ phương pháp giải quyết vấn đề nêu ra.