Kiến nghị đối với chính phủ

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp nhà hà nội (Trang 77 - 78)

5 Thu từ phí và dịch vụ (%/tổng thu) 1 8 22%

3.3.2 Kiến nghị đối với chính phủ

-Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý:

Để thúc đẩy kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay và tiếp tục tăng trưởng, giúp các Ngân hàng tránh phải rủi ro, Nhà nước nên ban hành các biện pháp kinh tế hành chính tăng cường bắt buộc các doanh nghiệp phải chấp hành đúng pháp lệnh kế toán thống kê, thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc hàng năm đối với tất cả các doanh nghiệp.

Nhà nước cũng nên đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn tiếp cận các nguồn vốn để sản suất kinh doanh, từ đó dòng tiền trả nợ cho ngân hàng cũng tăng lên.

Cải tiến công tác tòa án, thi hành án sớm chỉnh sửa pháp lệnh thi hành để nâng cao hiệu lực thi hành, rút ngắn thời gian tố tụng, thời gian thi hành án. Tạo cho các ngân hàng thuận lợi trong việc thu hồi vốn không bị đọng vốn làm mất cơ hội kinh doanh.

-Tạo một môi trường kinh doanh thuận lợi:

Nhà nước nên có những biện pháp nhằm đảm bảo môi trường kinh tế ổn định cho hoạt động của doanh nghiệp trong đó có các NHTM và các TCTD. Nên có những bước đệm hoặc những giải pháp thiết thực tháo gỡ những khó khăn gây ra khi có sự chuyển đổi, điều chỉnh cơ chế, chính sách liên quan đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Mặt khác, Nhà nước cần có những chính sách, biện pháp nhằm bảo vệ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, cần điều chỉnh và tăng cường hiệu lực pháp lý của các chính sách thuế, chính sách bảo hộ đối với hàng hoá sản xuất trong nước, chính sách ngăn chặn hàng nhập lậu … đảm bảo tác dụng của các chính sách này

KẾT LUẬN

Hội nhập đang đặt ra những áp lực đòi hỏi ngân hàng thương mại Việt Nam phải đẩy mạnh cải cách nhằm đạt tới những chuẩn mực, thông lệ quốc tế về hoạt

động tiền tệ, ngân hàng. Nhất là trong giai đoạn hậu khủng hoảng như hiện nay, vai trò của các Ngân hàng thương mại càng cần được quan tâm, đặc biệt là trong hoạt động huy động và cung cấp vốn cho nền kinh tế. Hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trường là một trong những hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro trong hoạt động cho vay, bởi vì ngân hàng không những phải hứng chịu những rủi ro do nguyên nhân chủ quan của mình mà còn gánh chịu những rủi ro từ chính khách hàng hay bản thân nền kinh tế gây ra. Để đảm bảo an toàn cho hoạt động của NHTM đòi hỏi cần phải có những biện pháp phòng ngừa, hạn chế các rủi ro. Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng là cần thiết, là mối quan tâm cho các ngân hàng cũng như doanh nghiệp và nhà nước cùng các cấp các ngành có liên quan.

Sau thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội, từ sự quan sát thực tế tình hình hoạt động, sự chia sẻ của các anh chị nhân viên tại ngân hàng kết hợp lý thuyết được học ở trường, đề tài “ Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội” của em đã đạt được một số kết quả:

1.Nêu ra những vấn đề cơ bản về hoạt động của NHTM và rủi ro tín dụng trong ngân hàng.

2.Phân tích thực trạng của hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội, đưa ra các hạn chế trong quản lý rủi ro tín dụng và nguyên nhân của các hạn chế này.

3.Trên cơ sở đánh giá và định hướng hoạt động tại ngân hàng trong thời gian tới, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, đặc biệt là sự hướng dẫn của Thầy giáo - TS.Phan Hữu Nghị cùng các anh chị tại Sở giao dịch Ngân hàng nhà Hà Nội, nhưng do hạn chế về thời gian và kiến thức của bản thân nên chuyên đề của em vẫn còn những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý, chỉ bảo thêm của các thầy cô phản biện, của các anh chị tại ngân hàng và của những ai quan tâm đến vấn đề này để đề tài được hoàn thiện tốt hơn.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp nhà hà nội (Trang 77 - 78)