Kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian qua

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp nhà hà nội (Trang 25 - 29)

Sau 21 năm hoạt động, Habubank luôn giữ vững được tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định, tạo niềm tin cho khách hàng. Điều này được thể hiện bằng các chỉ số tài chính qua các năm như sau:

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản 2007- 2009 Đv: Triệu đồng

Tại thời điểm 31/12 2,009 2,008 2,007

Tổng tài sản có 29,240,000 23,606,717 23,518,684 Tổng dư nợ 13,358,000 10,515,947 9,419,378 Tổng tài sản Nợ 25,988,101 20,613,956 20,339,339 Tổng huy động 25,232,000 19,961,017 19,970,366 Vốn điều lệ 3,000,000 2,800,000 2,000,000

Tổng vốn cổ đông 3,251,899 2,992,761 3,179,345

Nguồn: Báo cáo thường niên 2008 và Báo cáo tài chính hợp nhất 31/3/2010 tại ngân hàng TMCP nhà Hà Nội

Bảng 2.2 Vốn huy động 2007 – 2009

Đv: Triệu đồng

Hoạt động huy động vốn 2,009 2,008 2,007

Tổng huy động 25,232,000 19,961,017 19,970,366 Huy động liên ngân hàng 11,583,533 8,324,362 11,112,969 Tiền gửi khách hàng 13,648,467 11,081,949 8,759,402

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng huy động liên ngân hàng, Tiền gửi khách hàng, Tổng huy động

Qua bảng số liệu và biểu đồ ta nhận thấy tình hình kinh doanh khá hiệu quả và ổn định qua các năm của Habubank.

Năm 2007, cuộc đua cạnh tranh lãi suất diễn ra mạnh mẽ trên thị trường huy động vốn của các ngân hàng khiến việc huy động vốn của các ngân hàng gặp không ít khó khăn nhưng việc huy động vốn của Habubank vẫn đạt được khối lượng khá lớn: 19.970.366 triệu đồng, tăng 105% so với tổng vốn huy động của năm 2006. Tới năm 2008, tuy tình hình kinh tế có nhiều biến động, đặc biệt là tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, Habubank vẫn giữ được mức huy động vốn tương đối tốt là 19.961.017 triệu đồng. Đây là kết quả mà không phải ngân hàng nào cũng có thể đạt được. Khi nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi trong

năm 2009, Habubank lại tiếp tục có được mức tăng trưởng tín dụng tốt, từ 19.961.017 triệu đồng năm 2008 lên mức 25.232.000 triệu đồng, tăng 26.4%, đạt 151% kế hoạch đề ra.

Góp phần trong việc tăng trưởng tổng vốn huy động chính là từ nguồn tiền gửi của khách hàng. Nguồn vốn này không ngừng tăng trưởng từ năm 2005 cho tới năm 2009, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 46%. Để đạt được tốc độ tăng trưởng như vậy, bên cạnh việc chú trọng mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa các kỳ hạn, duy trì mức lãi suất huy động phù hợp trên thị trường, Habubank còn chú trọng việc tổ chức các chương trình khuyên mãi nhằm thu hút khách hàng. Tiêu biểu là chương trình “GỬI TIỀN NGÂN HÀNG NHÀ ĐƯỢC NHÀ” - chương trình khuyễn mãi có quy mô lớn nhất từ trước tới nay của ngân hàng với tổng giá trị giải thưởng hơn 2.5 tỷ đồng, đặc biệt là một ngôi nhà trị giá 1.5 tỷ đồng.

Sử dụng vốn:

Biểu đồ 2.2: Tổng dư nợ

Sau khi đã huy động được nguồn vốn cần thiết, đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải tìm được khách hàng để cấp tín dụng nhằm giải phóng nguồn vốn và tìm kiếm lợi nhuận. Năm 2008, theo chủ trương hạn chế tín dụng của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nước và để đảm bảo an toàn tài sản của ngân hàng trước các biến động của nền kinh tế, Habubank đã chủ động kiểm soát chặt chẽ quy mô và chất lượng tăng trưởng tín dụng. Theo đó năm 2008, tổng dư nợ cho vay của Habubnak đạt 10.515.947 triệu đồng, tăng 11.64% so với năm 2007. Tơi năm

trưởng kinh tế, Habubank lại tiếp tục đẩy mạnh cho vay, tổng dư nợ cho vay khách hàng tại thời điểm 31/12/2009 là 13.358.000 tỷ đồng, tăng 27.02% so với năm 2008. Habubank đã tận dụng tốt các hỗ trợ chính sách của Nhà Nước nhưng luôn đảm bảo phù hợp với nguồn vốn huy động, tại mọi thời điểm tỷ lệ cho vay khách hàng / huy động từ khách hàng luôn nhỏ hơn 100%.

Kết quả hoạt động kinh doanh:

Biểu đồ2. 3: Kết quả hoạt động kinh doanh

Từ biểu đồ ta có thể thấy, từ năm 2005 – 2007, ngân hàng có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận tương đối cao, trung bình đạt 117%. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận chững lại trong 2 năm gần đây, năm 2008, lợi nhuận trước thuế là 480.422 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2007, cò năm 2009, lợi nhuận đạt được là 504.850 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2008. Sự chững lại này là do trong năm 2008, nền kinh tế phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế diễn ra ở hầu hết các quốc gia. Nền kinh tế nước ta cũng không phải là ngoại lệ, các cá nhân thắt chặt chi tiêu, các doanh nghiệp thì cắt giảm sản xuất. Điều ấy làm cho các ngân hàng gặp khó khăn trong việc giải ngân nguồn vốn đã huy động. Với định hướng chiến lược rõ ràng, quản lý chi phí tốt và duy trì nợ quá hạn ở mức thấp đã giúp Habubank có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận dương trong giai đoạn khó khăn này. Sang năm 2009, kinh tế có dấu hiệu phục hồi, hoạt động kinh doanh của Habubank cũng tốt lên, chi phí trích lập dự phong rủi ro cũng giảm đi tương đối, làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng, tăng giá trị cổ phần cho các cổ đông. Với kết

hàng đạt 13.05% sau thuế, tương ứng 17% trước thuế. Habubank đã tạm ứng tỷ lệ cổ tức bằng tiền mặt cho các cổ đông như kế hoạch đề ra là 10% và chia cổ phiếu thưởng là 2.3%.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp nhà hà nội (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w