Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội 1 Hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp nhà hà nội (Trang 29 - 33)

2.2.1 Hoạt động tín dụng

2.2.1.1 Cơ cấu tín dụng

Từ biểu 1 ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng từ năm 2005 – 2009 của Habubank là nhanh và khá cao. Năm 2009, tổng vốn huy động đạt 25.232.000 triệu đồng, hoàn thành 151% kế hoạch; tổng dư nợ cho vay đạt 13.358.000 triệu đồng, hoàn thành 100% kế hoạch. Tỷ lệ giữa vốn huy động và cho vay khách hàng luôn nhỏ hơn 100%, đây là tỷ lệ hợp lý, tránh cho ngân hàng bị rơi vào trạng thái kém thanh khoản.

Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời gian:

Biểu đồ 2. 4: Cơ cấu dư nợ theo thời gian

Habubank luôn duy trì tỷ trọng cho vay ngắn hạn dưới 50% tổng dư nợ cho vay. Đây là tỷ trọng để ngân hàng có thể quay vòng vốn nhanh, giảm thiểu rủi ro, vì về khía cạnh thời hạn thì những món cho vay có thời hạn càng dài thì rủi ro tiềm ẩn càng nhiều. Chính vì vậy các ngân hàng luôn có xu hướng dịch chuyển tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn để mau thu hồi và quay vòng vốn nhanh, đặc biệt trong điều kiện kinh tế có nhiều biến động như hiện nay. Việc duy trì tỷ trọng như Habubank xét trên khía cạnh lợi nhuận thì đó là phương án đem lại lợi nhuận ít hơn, tuy nhiên về mặt an toàn của bản thân ngân hàng thì nó đem lại cho ngân hàng mức an toàn cao hơn.

Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ theo loại hình doanh nghiệp 2007-2009

Đv: Tỷ đồng

Năm 2009 Năm 2008 Năm 2007 Chỉ tiêu Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Số tuyệt đối %

DN ngoài quốc

doanh 9.87 74 7.63 73 6.51 69

DN nhà nước 1.88 14 1.84 17 0.95 10

DN có vốn ĐTNN 0.15 1 - 0 0.10 1

Kinh tế tập thể 0.11 1 0.06 1 0.10 1

Cho vay cá nhân 1.34 10 0.98 9 1.67 18

Cho vay khác 0.01 0 0.01 0 0.10 1

Tổng 13.36 100 10.52 100 9.42 100

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2007, 2008 và Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2009)

Đối với dư nợ cho vay theo loại hình doanh nghiệp thì cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng nhiều nhất và tăng dần qua các năm từ năm 2007 tới năm 2009, kế đến là tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp Nhà Nước. Danh mục cho vay theo nhóm khách hàng của Habubank tiếp tực thay đổi tích cực theo chiều hướng giảm dần tỷ trọng cho vay của các doanh nghiệp nhà nước và tăng dần tỷ trọng cho vay đối với các thành phần kinh tế phi nhà nước nhằm hỗ trợ nhu cầu về vốn cho sự phát triển. Khách hàng của ngân hàng mở rộng và phát triển đến mọi thành phần kinh tế. Với chính sách hợp lý, Habubank đang xây dựng cho mình một đội ngũ khách hàng đa dạng, đông đảo, vững mạnh và gắn bó với ngân hàng.

Tình hình dư nợ nhìn chung qua các năm tăng cao, sự tăng trưởng này là có cơ sở gắn liền với yếu tố thức đẩy nhu cầu vốn khách hàng từ nền kinh tế nhằm thúc đẩy kinh tế đi lên sau suy thoái.

Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ phân theo hình thức vay bằng VNĐ và ngoại tệ

Đv: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2008 2007

Cho vay thương mại bằng VNĐ 11,278 84% 8,373 80% 7,333 78% Cho vay thương mại bằng ngoại tệ 2080 16% 2142 20% 2086 22%

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu dư nợ phân theo hình thức cho vay bằng VNĐ và ngoại tệ 2.2.1.2 Chất lượng tín dụng tại Habubank

Nợ quá hạn là vấn đề mà hầu hết các ngân hàng đều gặp phải trong hoạt động kinh doanh của mình. Habubank cũng không phải là ngoại lệ, dù đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động tín dụng, thì vấn đề nợ quá hạn cũng là vấn đề mà Habubank đang cần quan tâm, đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Bảng 2.5: Nợ quá hạn 2007-2009 Đv: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 So với 2007 Năm 2009 So với 2008 Tuyệt đôi % Tuyệt đối %

Tổng dư nợ 9,419 10,516 1,097 11.65 13,358 2,842 27.03 Nợ quá hạn 173.3 298.7 125 72.32 299.2 0.56 0.19

Tỷ lệ nợ quá hạn

1.84% 2.84% 2.24%

(Nguồn : Báo cáo thường niên 2007, 2008 và Báo cáo tài chính hợp nhất 2009)

Theo bảng số liệu ta thấy Nợ quá hạn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dư nợ cho vay, cụ thể: tỷ lệ nợ quá hạn của năm 2007 là 1.84%, của năm 2008 là 2.84% và của năm 2009 là 2.24%. Tỷ lệ này là phù hợp với quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà Nước: dư nợ cho phép tối đa của các Ngân hàng thương mại không quá 5%.

Bảng 2.6: Chất lượng nợ cho vay

Đv: Tỷ đồng

CHỈ TIÊU Năm Năm So với 2007 Năm So với 2008 2007 2008 Tuyệt đôi % 2009 Tuyệt đối % Nợ đủ tiêu chuẩn 8358 8988 630 7.5 11503 2515 28.0 Nợ cần chú ý 834.9 1186 351.1 42.1 1555 369 31.1

Nợ dưới tiêu chuẩn 51.2 61.5 10.3 20.1 68.4 6.9 11.2

Nợ nghi ngờ 76.2 128.4 52.2 68.5 76.58 -51.82 -40.4

Nợ có k/n mất vốn 98.7 151.6 52.9 53.6 155.06 3.46 2.3

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2007 và năm 2009)

Chất lượng nợ vay của Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội tăng dần qua các năm từ 2007 tới 2009, Nợ đủ tiêu chuẩn và Nợ cần chú ý chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ: năm 2007 là 98%, năm 2008 là 97% và năm 2009 là 98%; tương ứng với nó, tỷ trọng nợ xấu trong tổng dư nợ của ngân hàng lần lượt là 2%, 3%, 2%, đảm bảo quy định của Ngân hàng Nhà Nước: tỷ trọng nợ xấu không quá 3% tổng dư nợ.

Bảng 2.7: Thay đổi dự phòng rủi ro tín dụng 2007-2009

Đv: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm Năm So với 2007 Năm So với 2008 2007 2008 Tuyệt

đôi % 2009 Tuyệt đối %

Số DPRR trích lâp (31/12) 134 241 107 81 220 (21) -8.7 Số DPRR sử dụng trong năm 1.1 2.6 1.6 148 75.6 73.0 2,808 Tổng dư nợ 9,419 10,516 13,358

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2007 và năm 2009)

Từ bảng số liệu ta thấy: Ngày31/12/2008 dự phòng cho các khoản cho vay khách hàng của ngân hàng tăng 107 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2007, tương ứng tăng 81%. Tới ngày 31/12/2009 dự phòng cho các khoản cho vay khách hàng giảm 21 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2008, tương ứng giảm 8.7%. Tuy nhiên số dự

phòng rủi ro tín dụng sử dụng trong năm 2009 lại tăng đột biến từ 2.6 tỷ đồng năm 2008 lên 75.6 tỷ đồng. Ta có thể thấy rõ sự thay đổi thông quan biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.6: Thay đổi DPRR tín dụng từ 2007 – 2009

Có sự biến động lớn trong sử dụng trích lập dự phòng là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới khiến phần lớn các khách hàng là các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế không có khả năng thanh toán nợ đến hạn của mình cho ngân hàng.

Tuy nhiên, hệ số an toàn vốn của Habubank vẫn đang ở mức an toàn cao. Tính đến ngày 31/12/2008 là 20%, con số này đã tăng thêm 4% (năm 2007 đạt 16%). Tới 31/12/2009, hệ số an toàn vốn của ngân hàng đã giảm 8% xuống còn 12% (theo hướng dẫn quốc tế Basel), nhưng đây vẫn là con số tốt, vượt kế hoạch Đại hội đồng cổ đông lần thứ 18 đề ra là 10%. Điều này thể hiện sự chủ động của ngân hàng trong vấn đề cân đối giữa rủi ro và lợi nhuận mà vẫn đảm bảo nguyên tắc thận trọng cần thiết.

Như vậy trong giai đoạn vừa qua, chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP nhà Hà Nội vẫn khá ổn định và có xu hướng tốt hơn đi đôi với tăng trưởng quy mô tín dụng. Đặc biệt tỷ trọng nợ quá hạn vào thời điểm cuối năm 2009 là một tín hiệu đáng mừng cho việc quản lý rủi ro tín dụng trong điều kiện kinh tế có nhiều biến động như hiện nay. Trong thời gian sắp tới để có thể xử lý nợ xấu tốt hơn thì việc tìm hiểu những nguyên nhân và đề ra những giải pháp quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả hơn là điều rất cần thiết.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp nhà hà nội (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w