Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP nhà Hà Nội 1 Xây dựng và thực hiện chính sách cho vay thích hợp

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp nhà hà nội (Trang 62 - 64)

5 Thu từ phí và dịch vụ (%/tổng thu) 1 8 22%

3.2 Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP nhà Hà Nội 1 Xây dựng và thực hiện chính sách cho vay thích hợp

3.2.1 Xây dựng và thực hiện chính sách cho vay thích hợp

Hiện nay, chính sách cho vay với các quy định cơ bản về nguyên tắc chung, điều kiện cho vay, các tỷ lệ an toàn trong cho vay vẫn đang được Habubank thực hiện theo quy định chung của Ngân hàng Nhà nước cũng như quy định cụ thể của tại ngân hàng. Quyền chủ động trong xây dựng chính sách cho vay nhằm quản lý rủi ro tín dụng là việc xây dựng các chính sách về lãi suất, chính sách khách hàng, quy mô và cơ cấu tín dụng phù hợp với đặc điểm nguồn vốn, khả năng quản lý và nhân lực. Cụ thể, chính sách cho vay nên được xây dựng theo hướng sau:

- Về chính sách lãi suất: trong môi trường cạnh tranh hiện nay thì chính sách lãi suất của một ngân hàng thương mại cần được xây dựng tùy thuộc vào uy tín của từng khách hàng, tính khả thi của hoạt động vay vốn và độ an toàn của món vay. Trên cơ sở đó, chính sách lãi suất ưu đãi hoặc lãi suất linh hoạt cần được áp dụng cho những khách hàng có lịch sử vay – trả sòng phẳng, có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, có dự án sử dụng vốn vay khả thi cũng như có tài sản đảm bảo thích hợp. Trong chính sách về lãi suất, ngân hàng vẫn chấp nhận cho vay những món vay có rủi ro cao (ví dụ thiếu hoặc không có tài sản đảm bảo,…) với mức lãi suất cao vượt trội để nâng cao lợi nhuận. Tuy nhiên, cần phải giới hạn hình thức này trong một tỷ lệ nhất định để tránh rủi ro quá lớn.

- Về chính sách khách hàng: xây dựng một chính sách khách hàng là điều cần thiết nhất là trong tình hình cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng với nhau như hiện nay nhằm giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới theo hướng đa dạng hóa thành phần từ cá nhân đến tổ chức kinh tế để vừa mở rộng thị phần, vừa phân tán rủi ro. Để thực hiện tốt chính sách khách hàng, có thể sử dụng một số biện pháp sau:

+ Biến đổi phương pháp kinh doanh của bản thân ngân hàng trở nên phù hợp với khách hàng chứ không phải tìm cách thay đổi thị trường cho phù hợp với những gì mình muốn đưa ra. Việc thực hiện tốt phương pháp này đòi hỏi các nhân viên phát triển khách hàng của ngân hàng phải năng động, nhạy bén khi tìm hiểu và nắm bắt tâm lý khách hàng, từ đó thay đổi sản phẩm dịch vụ của mình cho phù hợp.

+ Khơi dật sự ham muốn của khách hàng: Một ngân hàng của Úc đã từng đề nghị hợp tác với hãng Ford (Mỹ) để đồng tổ chức giải xổ số ba tháng mở một lần, với giải đặc biệt là một chiếc xe Ford Transit đời mới, giải nhất là chiếc Ford Escape, giải nhì là chiếc Ford Laser và rất nhiều các giải thưởng phụ kèm theo. Tuy nhiên, để có thể tham gia, bạn phải có một trương mục từ 3 ngàn đô Úc trở lên hoặc tài khoản tiết kiệm bằng ngoại tệ ở mức tối thiểu là 500 USD tại ngân hàng đó. Vì vậy, trong một thời gian ngắn, lượng tiền gửi cũng như số khách hàng mở tài khoản tại ngân hàng này tăng vọt vì ô tô thương hiệu Ford rất được ưa chuộng tại Úc, và người nào cũng muốn sự may mắn sẽ đến với mình; bên cạnh đó mức giải thưởng là khá cao và cơ cấu tham gia để đoạt giải khá dễ dàng.

Cách làm của ngân hàng đó đã khơi gợi mong muốn ở khách hàng – yếu tố rất quan trọng để bạn lôi kéo khách hàng đến với các sản phẩm/dịch vụ của mình. Tại Habubank cũng đã từng có một chương trình khuyến mãi lớn tương tự như vậy và cũng đat được những thành tựu nhất định, nhưng cần có nhiều chương trình như thế hơn nữa để có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn nữa trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

+ Xây dựng thiện cảm ở khách hàng: Khách hàng, nhất là khách hàng trong lĩnh vực ngân hàng, họ dễ chấp nhận những ngân hàng tạo cho họ thiện cảm lớn để an toàn cho khoản tiền gửi hoặc đảm bảo cho lượng vốn vay. Việc tạo thiện cảm có thể bằng nhiều cách, ví dụ như công tác từ thiện – xã hội, tham gia ủng hộ các chương trình do Đài truyền hình tổ chức. Đây là kênh thông tin phân phối rộng và mạnh nhất đến người dân và cũng chính là lượng khách hàng tiềm năng lớn cho ngân hàng.

+ Tạo nhiều cơ hội lựa chọn cho khách hàng: Ngân hàng nên đưa ra những lựa chọn khác nhau cho khách hàng, họ sẽ cảm thấy rất thoải mái khi được lựa chọn theo đúng ý mình. Lựa chọn ở đây có thể là sự đa dạng trong sản phẩm dịch vụ hoặc sự đa dạng trong các phương pháp giải quyết khiếu nại cho khách hàng.

+ Không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và dịch vụ ngân hàng. Đây là biện pháp hiệu quả trong việc thu hút và sử dụng vốn của ngân hàng, qua đó cũng nâng cao năng lực của ngân hàng. Chất lượng phục vụ bao gồm nhiều lĩnh vực có liên quan đến khách hàng chẳng hạn như là: chất lượng nhân viên ngân hàng, thủ tục giấy tờ gọn nhẹ, thời gian xử lý nghiệp vụ nhanh chóng, tư vấn cho khách hàng hiệu quả, phong cách, thái độ giao tiếp tốt để làm vừa lòng khách hàng, nơi giao dịch sạch sẽ, thuận tiện,… Đối với nhân viên, nhân viên là người trực tiếp giao dịch với khách hàng, vì vậy, thái độ và trình độ của họ quyết định phần lớn đến chất lượng dịch vụ và hình ảnh của ngân hàng . Tìm hiểu những mong muốn của khách hàng đối với nhân viên sẽ giúp cho ngân hàng ngày càng hoàn thiện hơn nữa trong công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhân viên của mình.

Phần lớn các khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng đều mong muốn nhân viên giao dịch phải có trình độ chuyên môn giỏi, nhanh nhẹn, năng động, nhiệt tình, niềm nở và có thái độ lịch thiệp. Vì khách hàng sẽ cảm thấy mình được thật sự quan tâm và thoải mái hơn khi giao dịch với những người nhiệt tình và có thái độ lịch thiệp trong giao tiếp. Họ cũng sẽ thấy an toàn, tin tưởng hơn khi nhân viên là những người có trình độ chuyên môn cao cũng như có sự nhanh nhẹn và năng động.

- Về chính sách đối với tài sản đảm bảo: tài sản đảm bảo là nguồn thu thứ cấp để thu hồi vốn khi có rủi ro xảy ra, vì vậy cần phải có quy định cụ thể hơn về việc định giá tài sản đảm bảo chẳng hạn như là việc xác định giá trị tài sản đảm bảo cần khách quan, có khả năng chuyển nhượng, có đủ điều kiện pháp lý và tính khả mại. Ngân hàng cần thường xuyên theo dõi tài sản đảm bảo, nắm bắt thông tin về tài sản đảm bảo, nếu có biến động lớn thì cần xem xét định giá lại tài sản. Đồng thời cần thường xuyên thu thập thông tin về tài sản cùng loại qua thị trường và trung tâm bán đấu giá để có cơ sở định giá. Ngoài ra, ngân hàng cũng nên kết hợp với nhiều cơ quan ban ngành khác trong việc xử lý tài sản đảm bảo và kết hợp các biện pháp bảo hiểm tài sản thế chấp mà người thụ hưởng là ngân hàng

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp nhà hà nội (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w