Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ 1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp nhà hà nội (Trang 74 - 77)

5 Thu từ phí và dịch vụ (%/tổng thu) 1 8 22%

3.3 Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ 1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

3.3.1.1 Tăng cường tính chủ động, khả năng quản lý điều hành của Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước hiện đại nên có tính tự chủ và tính độc lập cao trong hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ là mục tiêu lâu dài trong nhiều năm tới. Ngân hàng Nhà nước cũng nên thường xuyên tổng hợp phân tích thị trường một cách khoa học, đặc biệt là thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng để các ngân hàng thương mại tham khảo, định hướng trong việc hoạch định chính sách tín dụng của mình sao cho vừa đảm bảo phát triển, vừa phòng ngừa rủi ro tín dụng.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế cho vay, tài sản bảo đảm và quy chế trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại các NHTM. Cần bổ sung đầy đủ hơn nữa các thủ tục trong thông tư thay thế cho Quyết định 493/2005/QĐ - NHNN và Quyết định 18/2007/QĐ – NHNN, và Quyết định 457/2005/QĐ – NHNN Theo đó:

- Khắc phục hạn chế của QĐ 493; Quyết định 457 và quyết định

- Thống nhất phương pháp, nội dung quản lý chất lượng tín dụng, phân loại nợ, trích lập, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong toàn hệ thống TCTD trên cơ sở đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng;

- Tiếp thu, áp dụng những kinh nghiệm tốt nhất của các nước, phù hợp điều kiện Việt Nam;

- Phản ánh chính xác hơn chất lượng tín dụng, nợ xấu của từng TCTD và của cả hệ thống TCTD để có chính sách, cơ chế quản lý phù hợp.

- Các quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động của TCTD đặc biệt là đối với các NHTM hiện nay mới chỉ đảm bảo việc giám sát an toàn hoạt động đơn lẻ (chưa hợp nhất), trong khi đó, hiện nay đa số các NHTM đều đã phát triển thành mô hình tập đoàn tài chính và NHTM là công ty mẹ và đòi hỏi NHNN phải có biện pháp giám sát hiệu quả các tập đoàn này

- Các tỷ lệ về khả năng chi trả chưa giúp NHNN giám sát tốt các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản để có biện pháp cần thiết kịp thời hoặc giám sát cảnh báo sớm.

3.3.1.2 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát

NHNN ban hành các quy định liên quan đến kiểm tra, giám sát hoạt động của TCTD như quy định về kiểm toán độc lập, quy định về kiểm toán nội bộ, quy định về kiểm tra, kiểm soát nội bộ của TCTD và các quy định khác bảo đảm sự giám sát của công chúng đối với kết quả hoạt động của TCTD. Ngoài ra, NHNN cũng cần trực tiếp thanh kiểm tra hoạt động của các NHTM, đặc biệt là các khoản cho vay đầu tư lớn, cho vay các dự án có vốn đầu tư nước ngoài.

Chương trình thanh tra cần được xây dựng chi tiết, khoa học, thông tin được thu thập cần phân tích kỹ lưỡng, tránh mang tính hình thức, nội dung thanh tra nên được cải tiến sao cho chương trình thanh tra đảm bảo kiểm soát được ngân hàng thương mại, thể hiện được vai trò của mình là cảnh báo, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro và không gây ảnh hưởng đến các hoạt động của các ngân hàng thương mại.

Đội ngũ thanh tra giám sát của NHNN cần có năng lực chuyên môn tốt, có phẩm chất đạo đức và tinh thần trách nhiệm cao để có thể đưa ra được những nhận định, kết luận giúp NHTM nâng cao hiệu quả hoạt động.

Để có thể nâng cao chất lượng thanh tra giám sát của mình, Ngân hàng Nhà nước nên áp dụng chuẩn mực Basel II mới trong hoạt động của mình và triển áp dụng trên toàn hệ thống ngân hàng. Hiệp ước Basel mới đặt ra những trụ cột cơ bản về yêu cầu vốn tối thiểu, quy trình đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát và tính kỷ luật của thị trường. Quá trình hội nhập hệ thống tài chính – ngân hàng quốc tế đặt ra yêu cầu cần thiết phải nâng cao tính minh bạch thông tin nhằm kiểm soát rủi ro trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng, trong thời gian qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã áp dụng một cách cứng nhắc các nguyên tắc quản trị rủi ro cũ và đã trở nên lạc hậu. Để có thể kiểm soát rủi ro và gia tăng tính minh bạch của hệ thống ngân hàng Việt Nam dựa trên tinh thần của Hiệp ước Basel mới, có thể đề xuất một số các giải pháp sau:

- Hướng đến mục tiêu đảm bảo tính “an toàn” , “công bằng” mà “vẫn hiệu quả” của hệ thống tài chính.

Các chính sách điều hành trong hệ thống ngân hàng cần phải được thực hiện trên tinh thần công bằng, kiểm soát được tính an toàn của hệ thống nhưng đồng thời phải đảm bảo tính cạnh tranh

- Khuyến khích tính chủ động, giám sát và minh bạch thông tin của hệ thống ngân hàng VN

Đây được xem là một trong những trụ cột cơ bản theo tinh thần của hiệp định Basel II. Theo đó, ngân hàng thương mại tự chọn cách thức tính toán, đo lường rủi ro cho mình, thiết lập chương trình quản trị rủi ro của mình và gửi bản đề xuất ấy cho NHNN. NHNN sẽ xem xét, có các điều chỉnh cần thiết, rồi xem đó là một bản hợp đồng ghi nhớ mà ngân hàng thương mại phải tuân thủ, NHNN sẽ định kỳ yêu cầu báo cáo, kiểm tra giám sát việc tuân thủ bản hợp đồng ấy. Mặt khác, chính ngân hàng thương mại phải gia tăng tính minh bạch trong các báo cáo của mình, “trình bày” cho công chúng rõ hơn về những rủi ro mà mình chấp nhận, các cách thức quản trị, mức độ vốn dự phòng của mình cho các rủi ro, …Chính điều này sẽ tạo ra một “kỷ luật thị trường” cho các ngân hàng và gia tăng tính an toàn cho hệ thống ngân hàng.

- Nâng cao tính tin cậy của các tổ chức định mức tín nhiệm.

3.3.1.3 Nâng cao chất lượng của trung tâm thông tin tín dung (CIC)

Để áp dụng được các chuẩn mực quốc tế về đánh giá nợ của các TCTD, cần phải có sự phối hợp đánh giá với các bên liên quan trong đó có thông tin tín dụng từ

CIC. Thông tin đánh giá nợ giúp các tổ chức, đơn vị có cơ sở đánh giá chính xác hơn về nợ cũng như rủi ro của các khoản nợ của một khách hàng tại các TCTD khác nhau. CIC cần phải trở thành một địa chỉ tin cậy cung cấp các thông tin phục vụ cho mục đích này. Chất lượng thông tin tín dụng ở Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào chất lượng hoạt động của CIC. Vì vậy NHNN cần tăng cường hơn nữa vai trò của CIC trong điều kiện hiện nay.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp nhà hà nội (Trang 74 - 77)