Nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng thuộc về ngân hàng tại NHTMCP nhà Hà Nộ

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp nhà hà nội (Trang 51 - 54)

Sơ đồ 2.2: QUY TRÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG-Chính sách tín dụng

2.4.2 Nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng thuộc về ngân hàng tại NHTMCP nhà Hà Nộ

nhà Hà Nội

2.4.2.1 Lạm dụng tài sản thế chấp

Liên quan đến tài sản đảm bảo nợ vay, rủi ro thường xảy ra ở các tình huống: Không có tài sản đảm bảo; ỷ lại vào tài sản thế chấp một cách thái quá, nhận tài sản thế chấp không đủ tính pháp lý và điều kiện về quyền sở hữu, tính thanh khoản và yêu cầu không tranh chấp. Tài sản thế chấp là phương án dự phòng khi dự án kinh doanh của khách hàng gặp rủi ro, dòng tiền của dự án không như dự kiến. Bởi vì không có phương án kinh doanh nào là phi rủi ro, nên tài sản đảm bảo là cần thiết, song tâm lý ỷ lại vào tài sản thế chấp cũng là yếu tố gây ra rủi ro do khoản vay cần được trả bằng tiền chứ không phải bằng tài sản. Nhiều nhân viên phát triển khách hàng, ngay cả những nhân viên xét duyệt khoản vay tại Habubank quan niệm rằng có tài sản đảm bảo là khoản vay được an toàn. Đây là quan niệm rất sai lầm vì tài sản đảm bảo chỉ là phương án trả nợ cuối cùng của khoản vay, khi rủi ro xảy ra thì việc xử lý tài sản đảm bảo để bù đắp tổn thất vô cùng khó khăn. Ngoài ra, giá trị của tài sản tại những thời điểm khác nhau là khác nhau, ỷ lại vào tài sản đảm bảo cho những khoản vay có thời hạn dài rủi ro sẽ càng lớn. Tâm lý ỷ lại vào tài sản đảm bảo không phải chỉ là thực trạng tại Habubank mà nó là thực trạng chung tại các NHTM Việt Nam hiện nay.

Việc kiểm tra, giám sát sau khi cho vay là nhiệm vụ quan trong nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung. Tuy nhiên, trong thời gian qua Habubank chưa thực hiện thực sự tốt công tác này. Nguyên nhân là do:

- Do còn chạy theo thành tích “ chỉ tiêu dư nợ” nên cán bộ tín dụng ưu tiên giải quyết các hồ sơ mới và do tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng nên cán bộ tín dụng chưa quan tâm đúng mức đến công tác kiểm tra giám sát sau khi cho vay.

- Mặc dù Habubank có quy định rõ về việc kiểm tra giám sát sau khi cho vay nhưng vẫn còn lỏng lẻo trong việc kiểm soát sự tuân thủ của nhân viên tín dụng, vì thế các nhân viên tín dụng đã không thực hiện đầy đủ quy định này hoặc nếu có thực hiện thì cũng chỉ mang tính hình thức, đối phó bằng cách gửi biên bản kiểm tra cho khách hàng ký mà thực tế lại không kiểm tra tại đơn vị hoặc chỉ làm biên bản kiểm tra khi có sự kiểm tra của kiểm toán nội bộ của ngân hàng và khi có sự thanh tra của Ngân hàng Nhà nước nên dễ dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc gặp khó khăn về tài chính mà vẫn tiếp tục giải ngân cho khách hàng trong hạn mức tín dụng đã cấp trước đó, do vậy việc kiểm tra giám sát sẽ không hiệu quả vì thiếu thông tin về những sự cố của khách hàng vay nên những khoản vay lúc khởi đầu vẫn tốt nhưng sau đó trở thành các khoản vay có vấn đề và thua lỗ.

2.4.2.3 Chất lượng thẩm định tài chính dự án còn hạn chế

Hiệu quả của quá trình thẩm định tài chính dự án đóng vai trò quan trọng trong việc xác định dòng tiền trả nợ của dự án, do vậy sự chính xác trong khâu này ảnh hưởng nhiều tới quyết định có cho vay đối với dự án hay không cho vay đối với dự án của ngân hàng. Nhưng không chỉ ở Habubank mà hầu như ở toàn bộ các ngân hàng tại Việt Nam, việc thẩm định tài chính dự án trước khi cho vay chỉ mang tính hình thức là chủ yếu, nó chưa thực sự là yếu tố để tiên quyết để ngân hàng ra quyết định. Đây là bất cập chung cần được có sự điều chỉnh khi đất nước đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, có nhiều cơ hội phát triển các dự án mới đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng cũng không ít các dự án kém hiệu quả. Thẩm định tốt sẽ giúp ngân hàng không bỏ lỡ cơ hội đầu tư dự án tốt, và tránh khỏi nguy cơ đầu tư vào dự án không hiệu quả. Từ đó tăng hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.

Tại Việt Nam, hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại các NHTM còn nhiều bất cập so với hệ thống kiểm toán nội bộ của các ngân hàng có cơ cấu tổ chức khoa học và so với các chuẩn mực kiểm toán nội bộ. Phần lớn các ngân hàng chất lượng cán bộ kiểm tra, kiểm toán còn nhiều bất cập, chưa có quy trình hướng dẫn thực hiện công việc kiểm toán. Hệ thống các văn bản về hoạt động kiểm tra, kiểm toán còn nhiều bất cập như: Chưa phân định rõ các khái niệm liên quan đến hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ; trong các văn bản liên quan đến hoạt động kiểm tra, kiểm toán chưa cụ thể hóa nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm tra nội bộ và kiểm toán nội bộ trong hệ thống giám sát nội bộ; các luật và văn bản dưới luật đều quy định bộ máy kiểm toán nội bộ trực thuộc tổng giám đốc, trong khi tổng giám đốc và ban điều hành đều là đối tượng của kiểm toán nội bộ.

Hoạt động kiểm soát nội bộ của Habubank trong thời gian qua chưa theo kịp với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Công tác này chưa thực hiện đúng nhiệm vụ của nó mà mang nặng tính hình thức. Các báo cáo kiểm soát nội bộ thường chỉ là tổng hợp, phân tích, thống kê các số liệu từ báo cáo của bộ phận tín dụng nên chưa thể hiện được tính độc lập, tính kiểm tra và cảnh báo của mình. Nguyên nhân là do thiếu nhân sự có đủ trình độ chuyên môn để thực hiện trong lĩnh vực này. Nhân sự của Ban Kiểm soát nội bộ thường được tuyển dụng từ nguồn cán bộ tín dụng nhưng do tính chất va chạm và nhạy cảm của công việc này nên các cán bộ tín dụng thường từ chối thuyên chuyển công tác. Còn nguồn nhân sự từ ngành kiểm toán thì thường không am hiểu sâu về công tác tín dụng nên gặp khó khăn trong công việc. Do đó, kiểm soát nội bộ của ngân hàng khó có thể có những nhận định đúng về thực trạng tín dụng của ngân hàng.

2.4.2.5 Khả năng phân tích và dự báo vĩ mô chưa cao

Các biến động trong nền kinh tế có ảnh hưởng rất lớn tới các khoản tín dụng mà ngân hàng cấp cho khách hàng. Nếu biến động thuận lợi thì tình hình kinh doanh của ngân hàng vẫn tốt, tuy nhiên, nếu biến động kinh tế trái chiều, không thuận lợi sẽ dẫn đến rất nhiều tình huống xấu có thể xảy ra, đặc biệt là trong lĩnh vực huy động và cho vay ở ngân hàng. Chúng ta thấy rõ điều này trong cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua. Hầu hết các ngân hàng, trong đó có Habubank, đã dự doán sai hoặc không chính xác biến động của nền kinh tế. Nền kinh tế năm 2007 có dấu hiệu tăng trưởng mạnh mẽ, hoạt động huy động vốn và cho vay của các ngân hàng tăng cao rõ rệt, lợi nhuân đem lại cũng rất cao, nên hầu hết các

ngân hàng đều dự báo kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng trong năm 2008. Nhưng sang năm 2008, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra mà khởi điểm là tại Mỹ đã làm thay đổi mọi thứ, kinh tế rơi vào suy thoái nghiêm trọng trên diện rộng, thất nghiệp cao nhất trong hơn một thập kỷ qua, một loạt các ngân hàng rơi vào khủng hoảng và phá sản….. mọi thứ diễn ra hoàn toàn trái ngược với dự đoán ban đầu của các ngân hàng.

Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là do khả năng phân tích và dự

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp nhà hà nội (Trang 51 - 54)