Sơ đồ 2.2: QUY TRÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG-Chính sách tín dụng
2.4.3 Nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng thuộc về phía khách hàng tại Habubank
tác phân tích và dự báo đa phần do các nhân viên phòng tín dụng thực hiện, vì công việc quá nhiều, áp lực công việc cao nên công tác này vẫn chưa đạt được hiệu quả cần thiết.
2.4.2.6 Hiệu quả làm việc của cán bộ nhân viên còn hạn chế
Hiện nay, hàng loạt các ngân hàng cổ phần ra đời, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gia tăng kéo theo là cạnh tranh nguồn nhân lực. Để mở rộng mạng lưới hoạt động phục vụ cho tốc độ tăng trưởng nhanh, Habubank cũng đã có chính sách thu hút lao động. Tuy nhiên, việc tuyển dụng lao động đa phần là từ nguồn sinh viên mới ra trường nên chưa đủ kinh nghiệm để thực hiện việc thẩm định cho vay, chưa nhận thức được đầy đủ về yêu cầu và tính phức tạp của công tác tín dụng trong môi trường mới. Họ chưa đáp ứng được những đòi hỏi của cơ chế thị trường, cũng như khả năng và trình độ đánh giá đúng hiệu quả và mức độ rủi ro của phương án, dự án còn yếu kém. Không nhận biết được những dấu hiệu rủi ro đôi khi xuất hiện ngay từ giai đoạn tiếp xúc khách hàng. Chưa chấp hành đầy đủ quy trình, quy chế nghiệp vụ tín dụng đã ban hành, công tác thẩm định không kỹ về các mặt.
Bên cạnh đó, do khối lượng công việc ngày càng quá tải dẫn đến nguy cơ không kiểm soát được toàn diện và đầy đủ tình hình khách hàng mà mình đang phụ trách. Ngoài ra, tại Habubank, số nhân viên nghỉ việc bình quân hàng năm là 4%, mà trong đó đến hơn phân nửa là nhân viên tín dụng do đó áp lực công việc cho các nhân viên tín dụng còn lại là rất nặng nề.
2.4.3 Nguyên nhân dẫn tới rủi ro tín dụng thuộc về phía khách hàng tại Habubank Habubank
Hầu hết các trường hợp phát sinh rủi ro tín dụng tạ Habubank có thể thấy yếu tố đầu tiên và cốt lõi tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng là yếu tố tài chính. Năng lực tài chính ảnh hưởng đến rủi ro tổng thể của khách hàng. Không có giao dịch nào là phi rủi ro, nếu doanh nghiệp có tiềm lực tài chính thì việc một giao dịch không thành công không làm mất đi khả năng trả nợ, còn khi điều kiện suy yếu thì ảnh hưởng tới tất cả các giao dịch. Các yếu tố tài chính ảnh hưởng nhiều tới khả năng trả nợ của các doanh nghiệp tại Habubnak có thể phân thành các nhóm chính:
• Khả năng thanh khoản kém: Phản ánh thông qua chỉ số tỷ lệ thanh toán nhanh, vốn lưu động thuần.
Các ngân hàng đặc biệt nhạy cảm đến những thay đổi trong trạng thái thanh khoản của khách hàng vì các khoản trả nợ bắt nguồn từ sự chuyển đổi thành tiền của các tài sản lưu động. Khả năng thanh toán của khách hàng giảm làm tăng khả năng ngân hàng sẽ phải giải quyết các tài sản khác của khách hàng để thu hồi vốn. Quá trình này làm mất nhiều thời gian và tốn kém với kết quả không chắc chắn.
• Khả năng sinh lời thấp: ROA, ROE, EPS
Khả năng sinh lời là thước đo thành công về mặt tài chính của khách hàng vay. Trong năm 2007, nền kinh tế nước ta trong đà phát triển mạnh mẽ, hầu như các chỉ số đánh giá khả năng sinh lời của các doanh nghiệp trong nước đều rất cao, dòng tiền thu được từ các dự án cũng là rất lớn. Tuy nhiên sang năm 2008 và cả năm 2009, khi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới xảy ra, hầu hết các doanh nghiệp đều gặp phải khó khăn rất lớn trong hoạt động của mình, khả năng sinh lời thấp nếu không nói là lâm vào tình trạng lỗ nặng. Chính vì lí do đó mà khả năng thu hồi nợ đúng hạn tại ngân hàng giảm, các khoản trích lập rủi ro tín dụng cũng tăng lên, đặc biệt là số sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu tăng đột biến trong năm 2009 ( tới 75.6 tỷ đồng) so với năm 2008 (2.6 tỷ đồng).
• Hiệu quả quản lý vốn của các khách hàng đi vay thấp: Trong hoàn cảnh mà hầu hết các cá nhân cũng như tổ chức kinh tế cắt giảm chi tiêu trong giai đoạn khủng hoảng thì việc quản lý hiệu quả nguồn vốn là rất khó. Hàng tồn kho rất nhiều, vòng quay vốn lưu động thấp, chính sách quản trị công nợ kém hiệu quả.
2.4.3.2 Yếu tố phi tài chính thuộc về khách hàng đi vay
Các yếu tố phi tài chính thuộc về khách hàng tác động tới mức độ rủi ro tín dụng của Habubank:
• Đạo đức và uy tín của chủ doanh nghiệp hay các nhân vay vốn
Đây là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố phi tài chính có tác động khả năng hoàn trả nợ của khách hàng. Mặc dù vậy, yếu tố này không phải dễ đánh giá, nguồn cung cấp thông tin hiện tại ở Việt Nam chỉ là phi chính thức và Ngân hàng có thể sẽ đưa ra quyết định mang tính cảm tính.
Tại Habubank, rủi ro này thường xảy ra sau khi giải ngân nguồn vốn, dưới các hình thức:
a) Doanh nghiệp không sử dụng vốn đúng mục đích đi vay hoặc không có thiện chí trả nợ.
Nhận biết được tầm quan trọng trong việc giám sát sau khi cho vay, tránh gặp phải rủi ro đạo đức, sau khi kiểm tra Habubank phát hiện không ít khách hàng cho biết một phần vốn vay thực sự được sử dụng vào hoạt động kinh doanh, phần khác thì dùng cho mục đích khác như là: mua sắm vật dụng, thậm chí là tiêu xài cá nhân…Điều này rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến dòng tiền của doanh nghiệp và làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay cho ngân hàng, hệ quả là phát sinh nợ xấu. Có một số trường hợp khách hàng xin vay ngắn hạn nhưng thực tế là sử dụng vào những công trình đầu tư trung dài hạn, vì trong tình hình nền kinh tế tăng trưởng như hiện nay, các doanh nghiệp thường có nhu cầu đầu tư trung dài hạn để cải tiến mở rộng sản xuất kinh doanh, trong khi nguồn vốn ngân hàng duyệt cho vay thì có hạn và điều này dẫn đến tình trạng doanh nghiệp sử dụng vốn vay ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn mà không nghĩ đến việc nợ đến hạn sẽ không trả được.
Thậm chí có cả trường hợp là sau khi kết thúc chu kỳ kinh doanh, mặc dù có lợi nhuận nhưng khách hàng vẫn cố tình chây ỳ, không chịu trả nợ nhằm mục đích chiếm dụng vốn ngân hàng và điều này đã gây khó khăn cho nhân viên tín dụng trong quá trình thu hồi nợ, trong việc giải thích với lãnh đạo về khách hàng mà mình thẩm định, liên quan đến uy tín của nhân viên tín dụng và phần nào làm ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp khác.
b) Khách hàng gian lận
Rủi ro đạo đức còn xuất hiện trong quá trình cho vay với hình thức gian lận. Cho dù không phải món cho vay thương mại nào cũng hàm chứa khả năng gian lận, song thực tế đáng tiếc là chính hành vi gian lận đã gây nên những tổn thất lớn cho ngân hàng. Gian lận có thể được coi là hậu quả tệ hại nhất khi thông tin không minh bạch. Nếu ngân hàng có thể quan sát được rõ ràng và đầy đủ mọi việc
khách hàng làm thì khách hàng không thể gian lận được vì tất cả các hành động bất hợp pháp đều có thể bị phát hiện và lôi ra ánh sáng.
Nhiều ngân hàng cho rằng gian lận là loại rủi ro khó quản lý nhất. Nếu một con nợ thông minh cố tình lừa đảo thì ván bài gian lận dường như đã sẵn sàng triệt hạ đối với ngân hàng. Không có gì ngạc nhiên khi các bằng chứng cho thấy tác giả của những vụ gian lận kinh động nhất lại là những khách hàng vay nợ thông minh nhất. Vì vậy, đây là nỗi lo lớn của Habubank và bản thân những người làm công tác tín dụng
Tổng hợp các thông tin nội bộ của Habubank về các vụ gian lận của khách hàng trong thời gian qua, có thể đúc kết như sau:
- Gian lận liên quan đến báo cáo tài chính hoặc gian lận kế toán: hình thức gian lận này xảy ra khi một công ty cố tình khai mang các số liệu trên báo cáo tài chính. Nếu các báo cáo tài chính không được kiểm toán mà do kế toán viên chuyên nghiệp xây dựng thì hành vi gian lận biểu hiện ở việc các doanh nghiệp thủ phạm cung cấp cho kế toán viên đó các thông tin giả hoặc dối trá. Gian lận báo cáo tài chính diễn ra dưới rất nhiều hình thức như:
+ Ghi nhận doanh thu không đúng - có sự khác nhau giữa nội dung và hình thức: gian lận này là thủ đoạn bóp méo hoặc khai khống các giao dịch nhằm làm tăng thu nhập trên báo cáo.
+ Ghi nhận doanh thu không đúng kỳ kế toán: thủ đoạn này biểu hiện ở chỗ hạch toán một giao dịch là bán hàng trước khi thương vụ bán hàng được thực hiện xong.
+ Công bố không đầy đủ các giao dịch với các bên liên quan. Đây là hành vi gian lận thành công nhất và thường gặp nhất. Giao dịch với các bên liên quan bao gồm các giao dịch khống và giao dịch có xung đột quyền lợi.
+ Xác định giá trị tài sản không đúng: là những thủ đoạn như xác định sai giá trị công nợ, cố ý định giá không đúng hàng hóa,…
- Gian lận liên quan đến tài sản đảm bảo: hình thức gian lận này xảy ra khi bên đi vay cố tình khai man về sự tồn tại của tài sản đảm bảo cho khoản vay. Ở đây, phổ biến là gian lận công nợ và hàng tồn kho-những tài sản căn bản của hình thức cho vay trên cơ sở tài sản:
+ Lập hóa đơn trước: nghĩa là bên đi vay lập hóa đơn ngày hôm nay cho những hàng hóa hoặc dịch vụ ngày mai hoặc mãi sau này mới giao. Đây là hình thức gian lận phổ biến nhất để tạo tài sản thế chấp.
+ Phân loại công nợ trên biểu thu công nợ sai quy định: trường hợp này xảy ra khi bên đi vay chuyển những hóa đơn công nợ từ cột quá hạn không đủ tiêu chuẩn sang cột đủ tiêu chuẩn để tăng mức tài sản thế chấp cho vay nợ.
+ Khai khống công nợ: trong hành vi gian lận này, con nợ tạo khống các khoản công nợ. Đó có thể là những hóa đơn chưa bao giờ tồn tại, hoặc là các hóa đơn phát sinh từ giao dịch với bạn bè hoặc những doanh nghiệp có liên quan, trong đó cả bên đi vay lẫn đối tác của bên đi vay đều ghi nhận doanh thu bán hàng trên sổ sách kế toán của mình. Đây là hành vi gian lận nghiêm trọng nhất và nguy hiểm nhất.
+ Gian lận hàng trong kho gồm các hình thức như: khai tăng lượng hàng trong kho và hạch toán hàng trong kho theo giá trị không có thực, giả mạo hàng trong kho trên sổ sách kế toán nhất là hàng ở những kho cách xa hoặc đang trong quá trình vận chuyển,…
+ Và các hình thức gian lận khác như là: một tài sản được đem thế chấp tại nhiều ngân hàng khác nhau, dùng tài sản không thuộc sở hữu của mình để thế chấp, vay vốn,….
- Gian lận liên quan đến việc ngụy tạo uy tín để lợi dụng vay tiền như:
+ Cố ý gây thanh thế, làm quen với những người có chức, có quyền và lợi dụng quan hệ, uy tín đó để vay tiền.
+ Tạo cơ sở niềm tin ban đầu với ngân hàng bằng việc trả vốn và lãi đầy đủ trong những lần vay vốn đầu tiên với số tiền nhỏ và khi đã tạo được tín nhiệm mới tìm cách vay những khoản lớn hoặc tạo ra các dự án khống để vay khoản tiền lớn và trốn chạy.
• Năng lực quản trị, kinh doanh của khách hàng
Năng lực quản trị kinh doanh của khách hàng là yếu tố có tác động lớn và là yếu tố cốt lõi ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng. Theo thống kê tại Habubank thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều trả nợ ngân hàng rất tốt. Đó là do các doanh nghiệp này có chất lượng quản trị doanh nghiệp, môi trường kiểm soát nội bộ, dự án kinh doanh của họ được xây dựng rất cụ thể, rõ ràng và cẩn trọng. Doanh nghiêp có trình độ năng lực quản trị cao luôn biết cách
làm điều tốt nhất cho doanh nghiệp mình, thời hạn cho vay có thể kéo dài nhưng khả năng trả nợ luôn được đảm bảo. Ngược lại, các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước ở các địa phương, khả năng quản trị kém và còn ỷ lại nhiều vào sự hỗ trợ của Nhà Nước nên hiệu quả kinh doanh kém và khả năng tự trả nợ cho Ngân hàng cũng thấp.
Tóm lại, rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Các biện pháp phòng chống rủi ro có thể nằm trong tầm tay của các NHTM nhưng cũng có những biện pháp vượt ngoài khả năng của riêng từng ngân hàng, liên quan đến vấn đề nội tại của bản thân nền kinh tế đang chuyển đổi, đang định hướng mô hình phát triển ở VN. Trong phạm vi tầm tay của các ngân hàng, rủi ro tín dụng phụ thuộc vào năng lực của bộ phận tín dụng trong việc phát hiện và hạn chế rủi ro từ lúc xem xét quyết định cho vay cũng như trong suốt thời gian vay. Năng lực cấp tín dụng phụ thuộc vào chuyên môn của cán bộ tín dụng và nhân viên của họ và các nguồn lực của ngân hàng về nhân sự cũng như về cơ sở vật chất. Do vậy biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng sâu sắc nhất vẫn là các biện pháp liên quan đến việc đào tạo, bố trí cán bộ và cơ chế kiểm tra, giám sát hành vi của cán bộ trong quá trình xử lý công việc. Thực hiện tốt các biện pháp này có thể cho rằng con đường quản lý rủi ro tín dụng của ngành ngân hàng coi như đã đi được hơn một nửa.