Đánh giá chung về hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP nhà Hà Nộ

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp nhà hà nội (Trang 45 - 46)

Sơ đồ 2.2: QUY TRÌNH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG-Chính sách tín dụng

2.3.5Đánh giá chung về hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP nhà Hà Nộ

NHTMCP nhà Hà Nội

2.2.3.1 Những kết quả đạt được

Những kết quả khả quan mà Habubank đạt được trong thời gian qua có sự đóng góp không nhỏ từ sự tăng trưởng mạnh mẽ trong các mảng kinh doanh chính của Ngân hàng là hoạt động tín dụng, với chất lượng tín dụng tốt, công tác quản trị chi phí chặt chẽ và đầu tư tập trung vào các mảng kinh doanh chiến lược đã đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận ổn định gắn liền với hiệu quả hoạt động cao. Cụ thể:

Dư nợ cho vay tăng trưởng ở mức cao, quản lý rủi ro tốt và kinh doanh hiệu quả, trong đó ưu tiên cho mục tiêu tăng trưởng. Mặc dù chịu áp lực cạnh tranh khá lớn trên thị trường nhưng Ngân hàng nhà Hà Nội vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao cả về huy động vốn và cấp tín dụng. Ngân hàng đã tận dụng hệ thống giao dịch ngân hàng trực tuyến và danh mục sản phẩm huy động và cho vay phong phú, đa dạng của mình để tập trung thực thi chiến lược thâm nhập thị trường.

Ngân hàng đã thực hiện tốt các quy định của Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của mình. Cơ cấu nợ cũng đươc thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, tăng dần tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (trong cơ cấu dư nợ theo loại hình doanh nghiệp) và tăng tỷ trọng nợ ngắn hạn (trong cơ cấu dư nợ theo thời gian).

Ngoài ra, ngân hàng đã triển khai các dự án có tính chất đột phá trong hoạt động của ngành Ngân hàng, trong đó có dự án nâng cấp hạ tầng thông tin Core Banking, dự án Lotus về phát triển dịch vụ mới tư vấn tài chính cá nhân. Bên cạnh đó ngân hàng tiếp tục triển khai các dự án khác như: dự án chuyển giao kiến thức để tăng cường năng lực quản trị rủi ro tín dụng, dự án triển khai Trung tâm thông tin dịch vụ khách hàng (Contac Center) tạo thế cạnh tranh cho ngân hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Công tác phòng ngừa và quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng được đặc biệt quan tâm. Cụ thể là: xây dựng chính sách tín dụng trong đó thực hiện nghiêm túc quy định, chế độ, quy trình nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng, xác định rõ các giới hạn cho vay để định hướng cho việc tăng trưởng tín dụng trong tầm kiểm soát. Và nhiệm vụ này sẽ tiếp tục được đẩy mạnh nhưng không chỉ dừng ở chỗ phát hiện và

yêu cầu khắc phục mà còn phải phân tích nguyên nhân, đề xuất biện pháp giải quyết thích hợp và triệt để.

Với những kết quả trên, có thể kết luận rằng những biện pháp mà Habubank đã và đang áp dụng trong thời gian qua nhằm hạn chế và ngăn ngừa rủi ro tín dụng đã có những tác dụng nhất định, chất lượng tín dụng phần nào cũng được cải thiện và quan trọng nhất là đã được nhìn nhận và đánh giá đúng hướng, đúng bản chất.

2.2.3.2 Những hạn chế cần khắc phục

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn nhiều tồn tại cần được khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hiệu quả hoạt động tín dụng nói riêng. Cụ thể: số dự phòng sử dụng để xử lý rủi ro có sự gia tăng đột biến trong năm 2009, đồng thời việc xử lý nợ xấu, thu hồi lãi và gốc còn gặp nhiều khó khăn, nguy cơ gia hạn nợ và phát sinh nợ quá hạn vẫn lớn, ngay cả đối với một số món nợ chưa đến hạn nhưng chất lượng không cao.

Tóm lại, với mọi nỗ lực nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng cho thấy công tác tín dụng tại Ngân hàng nhà Hà Nội trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng kể: quy mô tăng trưởng dư nợ tín dụng ở mức cao, tỷ trọng nợ quá hạn chiếm tỷ lệ thấp so với tổng dư nợ. Nhưng do hoạt động này vẫn luôn ẩn chứa nhiều rủi ro vì vậy cần có biện pháp kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp nhà hà nội (Trang 45 - 46)