Kiến nghị với Công ty

Một phần của tài liệu các giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả sử vốn kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại phong cách việt (Trang 104 - 109)

V. Tài sản dài hạn khác 124 0.80 2203 10.77 2079 1663.05 9.97 1 Chi phí trả trước dài hạn124100220310020791663.050

11. Tỷ suất LNST HĐSXKD trên VKD (5)/(6) % 3.27 3.34 0.06 1

3.3.1 Kiến nghị với Công ty

Phong Cách Việt tuy có hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối tốt nhưng trong chính sách của công ty còn nhiều điểm chưa hợp lý. Vì vậy em đã mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị đối với công ty như :

+ Công ty cần sớm hoàn thiện lại chính sách tín dụng thương mại với khách hàng, tránh để tình trạng thường xuyên bị chiếm dụng vốn kéo dài gây giảm hiệu quả sử dụng VLĐ. Chính sách này hiện đang khá lỏng và nhiều ưu đãi, doanh nghiệp cần thắt chặt hơn nữa đối với một số đối tượng khách hàng.

+ Công ty nên xem xét việc đa dạng hóa hình thức bán hàng như ký gửi, bán hàng qua mạng internet..để tăng lượng khách hàng quan tâm đến sản phẩm của công ty. Để làm được điều này công ty nên tăng cường chi phí bán hàng,tăng nhân sự cho bộ phận kinh doanh.

+ Hiện nay hoạt động thiết kế sản phẩm mới của Phong Cách Việt còn yếu, chưa đạt được hiệu quả cao. Công ty cần chú trọng hơn nữa cho bộ phận thiết kế nhằm tạo ra những sản phẩm mang dấu ấn riêng của công ty mình, đúng như mục tiêu mà công ty đã đặt ra.

Ngoài ra, công ty cần xây dựng thêm một chính sách mới nữa đó là 24

vận chuyển, điện nước.. và chú trọng đến ý thức của từng bộ phận, nhân viên trong tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí lưu thông,chi phí giao dịch.. Đồng thời cũng có các quy định khen thưởng, xử phạt trong việc sử dụng chi phí tiết kiệm hiệu quả hay lãng phí.

3.3.2 Kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan hữu quan

Hoạt động của bất cứ doanh nghiệp nào cũng chịu tác động của các nhân tố chủ quan và khách quan. Môi trường hoạt động là một nhân tố khách quan ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của các doanh nghiệp. Vì vậy, hiệu quả hoạt động của vốn kinh doanh nói chung, VLĐ nói riêng bên cạnh nỗ lực của chính doanh nghiệp thì cần có sự hỗ trợ từ phía nhà nước và các cơ quan hữu quan. Bởi nhà nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến mỗi thành viên trong nền kinh tế. Từ thực tiễn nền kinh tế cũng như mong muốn của bản thân doanh nghiệp, em xin được đưa ra một số kiến nghị cần nhà nước và các cơ quan hữu quan thực hiện như sau :

Tạo lập môi trường pháp lý ổn định thông thoáng :Tất cả mọi hoạt động kinh tế đều phải chịu sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật thông qua bộ luật và các văn bản dưới luật, tạo khuôn khổ hành lang pháp lý cho mọi hoạt động phù hợp với lợi ích kinh tế xã hội của đất nước. Hiện nay nước ta đã có hầu hết các bộ luật cơ bản như : luật doanh nghiệp, luật thuế, luật thương mại, đầu tư nước ngoài...Tuy chính phủ đã có nhiều cố gắng trong việc sửa đổi luật, tạo điều kiên thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng vẫn còn nhiều điểm gây khó khăn cho doanh nghiệp. Ví dụ như luật thuế giá trị gia tăng, nhiều doanh nghiệp cho rằng còn nhiều điểm chưa phù hợp, làm tăng mức đóng góp của doanh nghiệp với nhà nước khiến loại thuế này chưa phát huy được những mặt tích cực. Vì vậy nhà nước cần hoàn thiện hệ thống luật và ban hành thêm văn bản hướng dẫn rõ ràng cho doanh nghiệp. Thời gian tới nhà 24

nước cũng nên có chính sách thuế ổn định để doanh nghiệp chủ động tính toán hiệu quả kinh doanh. Khi có những điều luật thay đổi thì nên đưa ra trước một thời gian, lắng nghe ý kiến phản hồi của doanh nghiệp để có điều chỉnh phù hợp, tránh những trường hợp xa rời thực tế, vô lý hoặc đột ngột gây ra những tổn thất cho doanh nghiệp.

Ngoài ra nhà nước cũng cần hoàn thiện hệ thống luật, chính sách về hợp đồng kinh tế, xử lý vi phạm, thanh toán nợ vay để doanh nghiệp hoạt động dẽ dàng và nề nếp hơn.

Tạo dựng môi trường kinh tế xã hội ổn định: Doanh nghiệp được hoạt động trong môi trường kinh tế xã hội ổn định sẽ có nhiều thuận lợi để phát triển sản xuất kinh doanh. Để làm được điều này thì Chính phủ, Bộ Tài Chính cần chú ý, thận trọng hơn nữa trong các chính sách đưa ra, đặc biệt là lãi suất và thuế. Chính phủ có thể kích cầu tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế nhưng đồng thời cũng phải kiềm chế lạm phát. Bộ tài chính cũng phải điều chỉnh các mức giá phù hợp dựa trên lợi ích của doanh nghiệp, tránh những biến động giá đột ngột hoặc chỉ dựa vào lợi ích của doanh nghiệp lớn. Nhà nước cũng phải quản lý chặt chẽ hơn hoạt động nhập khẩu, quy định sản lượng mức giá phù hợp, tránh để hàng nhập khẩu chiếm lĩnh thị trường trong nước trong khi các doanh nghiệp thì đầy tiềm năng sản xuất.

Thực hiện ưu đãi trong cơ chế, chính sách tài chính: Cơ chế chính sách về tài chính là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động doanh nghiệp, trong đó đáng chú ý là các chính sách trong thị trường vốn. Việc huy động vốn luôn là vấn đề nhức nhối đối với hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ đang muốn mở rộng sản xuất kinh doanh. Phong Cách Việt là một doanh nghiệp nhỏ, nhu cầu về vốn ngày một gia tăng nguồn tài trợ thì gặp nhiều khó khăn. Bổ sung lợi nhuận sau thuế bị hạn chế về quy mô và chi phí cao, vay ngân hàng thì không đủ tài sản đảm bảo và chịu áp lực trả nợ cao, 24

điều này làm doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Vì vậy các doanh nghiệp nói chung và Phong Cách Việt nói riêng luôn muốn nhà nước tạo điều kiện trong việc vay vốn kinh doanh, có thể bằng cách hạ lãi suất, cho hưởng ưu đãi riêng...Về phía ngân hàng, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp mong muốn được có các điều kiện thuận lợi hơn như nới lỏng yêu cầu cho vay, kéo dài thời hạn vay phù hợp chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Ngân hàng cần đưa ra những cải cách trong cấp tín dụng, đặc biệt là các khoản tín dụng ngắn hạn giúp doanh nghiệp nhanh chóng, linh hoạt trong huy động vốn đáp ứng nhu cầu ngắn hạn làm việc với doanh nghiệp để đánh giá tính khả thi của những chiến lược, dự án phát triển nhằm tài trợ cho doanh nghiệp các nguồn vốn dài hạn.

Cải cách thủ tục hành chính: Hiện nay nhiều doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn với thủ tục hành chính rườm rà và kéo dài, nhiều khi làm mất đi cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt là các hoạt động thanh tra, kiểm toán, kiểm tra xin xây dựng thuê mua đất.. rất phức tạp phải qua nhiều khâu, xét duyệt nhiều lần. Nhà nước cần nhanh chóng thực hiện cải cách thủ tục hành chính sao cho gọn nhẹ, thông thoáng và tiết kiệm hơn.

Xây dựng hệ thống chỉ tiêu ngành: Khi nghiên cứu về thị trường xây dựng và tiến hành phân tích tài chính của một công ty, người phân tích gặp rất nhiều khó khăn do thiếu thông tin về ngành. Nguyên nhân là do hiện nay công tác thống kê của nước ta được thực hiện chưa tốt, doanh nghiệp cũng như nhà nước chưa chú trọng sử dụng những chỉ tiêu trung bình này. Đặc biệt là những ngành chiếm vị trí ít chủ chốt, trong đó có ngành đồ gỗ nội thất thì việc tìm kiếm được những chỉ tiêu ngành để các doanh nghiệp so sánh là không thực hiện được. Bộ tài chính cần xây dựng hệ thống đánh giá các chỉ tiêu trung bình ngành đồng thời có biện pháp công khai các chỉ tiêu này giúp nhà đầu tư, nhà quản lý doanh nghiệp có cơ sở đánh giá chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Thông qua đó nhà nước cũng có thể nắm chắc chắn hơn thực trạng 24

phát triển kinh tế ngành và đưa ra được những chính sách kịp thời, đúng đắn để định hướng phát triển nền kinh tế theo những mục tiêu đã đề ra.

Trên đây là một số ý kiến đề xuất sau khi đã tìm hiểu tình hình thực tế ở Công ty và quá trình nghiên cứu lý luận. Hy vọng rằng trong thời gian tới việc kinh doanh của Công ty sẽ ngày càng đạt hiệu quả hơn, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, và khẳng định được vị thế của mình trong thị trường khu vực phía bắc cũng như thị trường trong nước.

KẾT LUẬN

Vốn là vấn đề tiên quyết cho sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trườngcạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc tìm kiếm đủ nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh đã khó, việc sử dụng vốn để đạt hiệu quả cao nhất lại càng khó khăn hơn, và đó cũng chính là bài toán đặt ra cho các DN trong giai đoạn nền kinh tế đã và đang ngày càng hội nhập sâu rộng.

Sau thời gian thực tập tại công ty, bằng việc tìm hiểu về tình hình thực tế hoạt động sử dụng VLĐ, so sánh, đánh giá những kiến thức lý thuyết, áp dụng chúng vào điều kiện cụ thể của công ty, em nhận thấy hiệu quả sử dụng VLĐ đã được cải thiện dần qua từng năm. Điều này phản ánh sự quan tâm và những biện pháp hữu hiệu mà công ty đã đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ nói riêng và VKD nói chung. Tuy nhiên, kết quả phân tích cũng cho thấy những hạn chế mà công ty còn mắc phải đã tác động tiêu cực đến hiệu quả sử dụng VLĐ và hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, với khả năng nhận thức của mình, em đã mạnh dạn đưa ra một vài giải pháp nhằm giúp Công ty có thể nâng cao hiệu quả sử dụng VKD và hoàn thành đề tài Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại công ty cổ phần thương mại Phong Cách Việt.

Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của ban giám đốc công ty, các anh chị bộ phận tài chính kế toán và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tâm của Tiến sĩ Bùi Văn Vần để em có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này. Bài viết của em chắc chắncòn nhiều thiếu sót, em mong thầy cô và bạn đọc quan tâm tới đề tài nhận xét và đóng góp ý kiến. Em xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày 2 tháng 5 năm2013

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Lan Phương

Một phần của tài liệu các giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả sử vốn kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại phong cách việt (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w