Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu các giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả sử vốn kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại phong cách việt (Trang 31 - 34)

- Cần đề ra cơ chế quản lý vốn phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp, trong đó cần quy định rõ trách nhiệm cụ thể của các tổ chức và cá nhận trong việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản.

- Xác định hợp lý nhu cầu vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư dài hạn và VLĐ cho các khâu. Xác định chính xác nhu cầu vốn sẽ tạo điều kiện cho việc tổ chức huy động các nguồn vốn bên trong và bên ngoài theo một cơ cấu hợp lý, tối ưu góp phần mang lại lợi ích cao nhất với chi phí sử dụng vốn thấp nhất cho doanh nghiệp.

- Tổ chức huy động vốn đầy đủ kịp thời với chi phí hợp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả. Để thực hiện điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

Cần không ngừng nâng cao năng lực quản lý và trình độ tay nghề người lao động, khuyến khích những sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất theo hướng tiết kiệm vật tư, rút ngắn chu kỳ sản xuất, hạn chế tới mức thấp nhất phế phẩm và sản phẩm hỏng.

Đối với vốn cố định: Cần thực hiện tốt hoạt động thẩm định dự án đầu tư; lựa chọn phương pháp khấu hao hợp lý, phù hợp với mức độ 24

hao mòn thực tế của TSCĐ và hạn chế được ảnh hưởng của hao mòn vô hình. Bên cạnh đó, cần định kỳ đánh giá và đánh giá lại TSCĐ, điều chỉnh kịp thời giá trị TSCĐ để tạo điều kiện tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao, không để mất vốn. Hơn nữa, cần thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ, không để xảy ra tình trạng TSCĐ hư hỏng trước thời hạn hoặc hư hỏng bất thường làm gián đoạn quá trình sản xuất. Cuối cùng, cần chú trọng đến công tác đổi mới trang thiết bị, phương pháp công nghệ sản xuất đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp cả về thời gian và công suất; nhượng bán, thanh lý kịp thời những TSCĐ không cần dùng hoặc có hiệu quả kinh tế thấp, đã lạc hậu, không còn phù hợp.

Đối với vốn lưu động: Cần tổ chức tốt quá trình sản xuất và đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm; tìm hiểu và nắm bắt đặc điểm tiêu thụ của thị trường, từ đó xác định kết cấu hợp lý các mặt hàng kinh doanh, nguồn cung cấp và giá cả hợp lý. Đối với các khoản nợ phải thu, phải mở sổ chi tiết theo dõi các khoản nợ phải thu trong và ngoài doanh nghiệp, đôn đốc thu hồi nợ đến hạn và quá hạn. Cần thực hiện tốt hoạt động thẩm định tín dụng khách hàng, có chính sách tín dụng đúng đắn với từng khách hàng, có sự ràng buộc chặt chẽ trong từng hợp đồng... Đối với hàng tồn kho, cần xây dựng định mức sử dụng vật tư hợp lí đồng thời phải theo dõi,kiểm tra tình hình chấp hành định mức đến từng đơn vị, cá nhân sử dụng; thực hiện tốt việc bảo quản vật tư hàng hóa dự trữ cho sản xuất, thành phẩm tiêu thụ, nhanh chóng có biện pháp loại bỏ vật tư ứ đọng. Cuối cùng, cần quản lý chặt chẽ lượng tiền mặt, đảm bảo doanh nghiệp luôn có khả năng thanh toán các nghĩa vụ đến hạn.

- Doanh nghiệp cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro để có nguồn bù đắp rủi ro mất vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh như: Mua bảo hiểm tài sản, trích lập quỹ dự phòng tài chính...

- Thường xuyên kiểm tra giám sát đối với việc sử dụng vốn và tài sản ở doanh nghiệp, định kỳ thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp để kịp thời phát hiện những lệch lạc và có biện pháp điều chỉnh.

Những biện pháp trên là những biện pháp mang tính định hướng chung cho mọi loại hình doanh nghiệp. Căn cứ vào điều kiện cụ thể, mỗi doanh nghiệp cần đưa ra những biện pháp quản lý và sử dụng vốn cho phù hợp. Mặt khác, các biện pháp trên cần được áp dụng một cách đồng bộ nhằm phát huy hiệu quả tổng hợp của VKD.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu các giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả sử vốn kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại phong cách việt (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w