Đối với Bộ Tài chính-Tổng cục Thuế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 103 - 108)

5. Kết cấu của đề tài

4.4.2.Đối với Bộ Tài chính-Tổng cục Thuế

* Về chính sách thuế

- Đối với thuế giá trị gia tăng: Sửa đổi, bổ sung theo hƣớng giảm bớt số lƣợng nhóm hàng hoá dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng; giảm bớt nhóm hàng hoá, dịch vụ chịu thuế suất 5%; bổ sung quy định để xác định đúng cơ chế thu đối với một số loại hàng hoá, dịch vụ mới phát sinh theo sự phát triển của kinh tế thị trƣờng; nghiên cứu đến năm 2020 áp dụng cơ bản một mức thuế suất (không kể mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu); hoàn thiện phƣơng pháp tính thuế, tiến tới cơ bản thực hiện phƣơng pháp khấu trừ thuế; quy định về ngƣỡng doanh thu để áp dụng hình thức kê khai thuế giá trị gia tăng phù hợp với cơ chế kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc và thông lệ quốc tế.

- Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt: Nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung đối tƣợng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để hƣớng dẫn điều tiết tiêu dùng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội; xây dựng lộ trình điều chỉnh thuế đối với các mặt hàng thuốc lá, bia, rƣợu, ô tô... để điều tiết tiêu dùng và thực hiện các cam kết quốc tế; nghiên cứu, bổ sung quy định về giá tính thuế đối với một số trƣờng hợp, hợp tác, phân công giữa các nƣớc trong chuỗi sản xuất toàn cầu, bảo đảm điều tiết công bằng giữa hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nƣớc và hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu; nghiên cứu áp dụng kết hợp giữa thuế suất theo tỷ lệ và thuế suất tuyệt đối đối với một số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế.

- Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp: Điều chỉnh giảm mức thuế suất chung theo lộ trình phù hợp để thu hút đầu tƣ tạo điều kiện để doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích luỹ để đẩy mạnh đầu tƣ phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh; đơn giản hoá chính sách ƣu đãi thuế theo hƣớng hẹp về lĩnh vực, tiếp tục khuyến khích đầu tƣ vào các ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, các ngành công nghiệp hỗ trợ, sử dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, dịch vụ chất lƣợng cao, lĩnh vực xã hội hoá, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn; bổ sung quy định về các khoản chi phí đƣợc trừ và không đƣợc trừ khi xác định thu nhập chịu thuế; bổ sung các quy định để bao quát đƣợc các hoạt động kinh tế mới phát sinh trong kinh tế thị trƣờng hội nhập và phù

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hợp với thông lệ quốc tế nhƣ: Hoạt động bán hàng đa cấp, thƣơng mại điện tử, sự phát triển của các tập đoàn kinh tế, hiện tƣợng “vốn mỏng” khi xác định chi phí, đặc biệt là chi phí lãi vay, điều chuyển hoặc đánh giá lại tài sản khi tái cơ cấu doanh nghiệp, thỏa thuận trƣớc về giá của các doanh nghiệp liên kết.

- Đối với thuế tài nguyên: Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo hƣớng thuế tài nguyên là công cụ hữu hiệu để góp phần quản lý, bảo vệ và thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, nhất là đối với tài nguyên không tái tạo; thúc đẩy khai thác tài nguyên gắn liền với chế biến sâu và góp phần hạn chế tối đa xuất khẩu tài nguyên chƣa qua chế biến; sửa đổi, bổ sung quy định về giá tính thuế, thuế suất và thực hiện phƣơng pháp quản lý thu cho phù hợp với thực tiễn hoạt động khai thác tài nguyên theo từng giai đoạn.

- Đối với thuế bảo vệ môi trường: Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Luật thuế bảo vệ môi trƣờng và Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có hiệu lực thi hành từ 01/01/2012, góp phần động viên nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc; tiếp tục nghiên cứu, bổ sung đối tƣợng thu, điều chỉnh mức điều tiết nhằm góp phần hạn chế sử dụng những hàng hóa gây tác động xấu đến môi trƣờng sinh thái.

- Đối với các khoản thu từ đất: Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách thu từ đất đảm bảo thống nhất, phù hợp với sửa đổi, bổ sung của Luật đất đai theo hƣớng: Mức thu theo mục đích sử dụng của đất; góp phần hình thành thị trƣờng bất động sản có tổ chức, quản lý hiệu quả; đồng thời mở rộng việc giao đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá; góp phần thực hiện chính sách quy hoạch của Nhà nƣớc, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khuyến khích đầu tƣ vào địa bàn kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, lĩnh vực khuyến khích đầu tƣ, lính vực xã hội hóa.

* Về quản lý thuế

Sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật, trong đó nghiên cứu, sửa đổi quy định về thời gian khai thuế, nộp thuế để giảm tần suất kê khai, nộp thuế, chi phí của ngƣời nộp thuế, mở rộng diện doanh nghiệp đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế điện tử qua mạng internet; thay đổi phƣơng pháp tính thuế, mức thuế theo hƣớng đơn giản, tạo thuận lợi cho ngƣời nộp thuế kinh doanh dƣới “ngƣỡng tính thuế giá trị gia tăng” và hộ gia đình, cá nhân thuộc diện nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, các khoản phí, lệ phí; chuẩn hóa quy trình quản lý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thuế trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo thống nhất, có tính liên kết cao; nghiên cứu bổ sung nhiệm vụ điều tra về thuế cho cơ quan thuế; xây dựng và áp dụng chế độ kế toán thuế đảm bảo ghi chép đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ thuế của ngƣời nộp thuế.

Xây dựng cơ sở dữ liệu ngƣời nộp thuế đầy đủ, chính xác, tập trung thống nhất trên phạm vi cả nƣớc; phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý thuế có tính liên kết, tự động hóa cao, gắn chặt với quá trình cải cách thủ tục hành chính thuế và áp dụng thuế điện tử; xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, trụ sở làm việc, trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, đồng bộ; triển khai thực hiện cơ chế quản lý tài chính gắn với nhiệm vụ thu ngân sách nhà nƣớc tạo điều kiện để hiện đại hoá ngành thuế nhằm quản lý thu có hiệu quả.

Tăng cƣờng hợp tác, phối hợp với các cơ quan thuế các nƣớc, các tổ chức quốc tế trong việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật và tìm kiếm nguồn vốn vay, vốn tài trợ cải cách và hiện đại hóa công tác thuế. Quản lý chặt chẽ và khai thác tối đa hiệu quả nguồn vốn vay, vốn tài trợ với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế vào công tác cải cách và hiện đại hóa ngành thuế.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Hiện nay ở nƣớc ta núi chung và tỉnh Quảng Ninh núi rừng, nguồn thu từ thuế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN và có xu hƣớng ngày càng tăng cùng với sự tăng trƣởng của nền kinh tế.

Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới tác giả đã đề xuất những nhóm giải pháp nâng cao chất lƣợng công tác quản lý thuế nhằm đạt đƣợc các mục tiêu tăng cƣờng công tác quản lý, thu đúng, thu đủ số thuế phát sinh phải nộp vào NSNN; giảm thiểu tình thất thu thuế, nợ đọng tiền thuế và các hiện tƣợng tiêu cực trong lĩnh vực thuế. Nâng cao năng lực quản lý của Nhà nƣớc về kinh tế, điều chỉnh kịp thời những bất hợp lý, xử lý nghiêm minh những trƣờng hợp vi phạm, răn đe và ngăn chặn những hiện tƣợng tiêu cực. Nâng cao tính pháp lý của các văn bản pháp luật thuế. Tạo ra sự công bằng giữa các DN, nâng cao ý thức tự nguyện, tự giác chấp hành pháp luật thuế của NNT, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Thực hiện chƣơng trình cải cách và hiện đại hoá ngành thuế, trong những năm qua công tác quản lý thuế của ngành thuế Quảng Ninh đã đạt đƣợc những kết quả có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một giai đoạn nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ, công chức ngành thuế, sự hợp tác của NNT, sự phối kết hợp của các cấp, các ngành, cùng vƣợt qua thách thức hoàn thành mục tiêu đề ra. Vị trí cơ quan thuế trong cơ quan công quyền của Nhà nƣớc ngày càng đƣợc nâng cao, bộ máy cơ quan thuế các cấp đã từng bƣớc đƣợc nâng lên, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao; thủ tục hành chính thuế đƣợc cải cách theo hƣớng công khai, minh bạch, đơn giản, dễ thực hiện làm giảm chi phí cho NNT khi thực thi chính sách pháp luật thuế; …

Từ việc phân tích thực trạng và nguyên nhân của công tác quản lý trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, tác giả nhận thấy sự cần thiết phải nâng cao hơn nữa công tác quản lý thuế đối với Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh nói riêng và toàn ngành thuế nói chung.

Đề xuất một số giải pháp để góp phần thực hiện hiệu quả, nghiên cứu chính sách pháp luật thuế, góp phần chống thất thu ngân sách Nhà nƣớc và để đạt đƣợc các mục tiêu, đề ra của Luật quản lý Thuế tới trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Tác giả hy vọng rằng các giải pháp đƣợc đƣa ra trong đề tài này sẽ đóng góp một phần ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý Thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Do hạn chế về thời gian cũng nhƣ kiến thức nên luận văn chỉ dừng lại ở phạm vi nghiên cứu về công tác quản lý thuế tại Cục thuế tỉnh Quảng Ninh. Đây cũng là một lĩnh vực rất rộng lớn nên cần phải đƣợc các cấp, các ngành chung tay thực hiện để công tác quản lý thuế phát huy vai trò đáp ứng đƣợc nhu cầu thu ngân sách Nhà nƣớc./.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính (2009), Hướng dẫn thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và chính sách thuế mới.

2. Bộ trƣởng Bộ Tài chính (2005), Quyết định số 1629/QĐ-BTC ngày 19/5/2005 “về việc ban hành kế hoạch cải cách và hiện đại hoá hệ thống thuế giai đoạn 2005-2010”.

3. Bộ trƣởng Bộ Tài chính (2010), Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 “quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế”.

4. Bộ trƣởng Bộ Tài chính (2011), Quyết định số 2162/QĐ-BTC ngày 08/9/2011

“về việc phê duyệt Kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2015 và các đề án triển khai thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA (2008), Dự án cải cách quản lý hành chính thuế.

6. Cục Thống kê Quảng Ninh (2012), Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Ninh 2011.

7. Cục Thuế Quảng Ninh (2011), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2010. 8. Cục Thuế Quảng Ninh (2012), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2011.

9. Cục Thuế Quảng Ninh (2013), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2012.

10. http://www.mof.gov.vn

11. http://www.gdt.gov.vn

12. http://www.quangninh.gov.vn

13. http://www.cucthuequangninh.gov.vn

14. Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội (2005)-Hệ thống văn bản pháp luật thuế hiện hành.

15. Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII (2007), Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007.

16. Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII (2008), Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

17. Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII (2008), Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008.

18. Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII (2008), Luật thuế TTĐB số 27/2008/QH12 ngày 14/11/2008.

19. Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII (2009), Luật thuế Tài nguyên số 45/2009/QH12 ngày 25/11/2009.

20. Tổng cục Thuế (2007), Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

21. Tổng cục Thuế (2010), Đóng góp ý kiến về dự thảo Chiến lược hoàn thiện hệ thống chính sách thuế giai đoạn 2011-2020.

22. Tổng Cục Thuế (2011), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010.

23. Thủ tƣớng Chính phủ (2011), Quyết định số 732/QĐ-TTG ngày 17/5/2011 “về việc phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 103 - 108)