Mục tiêu chiến lƣợc của ngành thuế Việt nam đến năm 2015

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 93 - 94)

5. Kết cấu của đề tài

4.1.Mục tiêu chiến lƣợc của ngành thuế Việt nam đến năm 2015

Tại Quyết định số 2162/QĐ-BTC ngày 08/9/2011 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính về việc phê duyệt kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2015 và các đề án triển khai thực hiện Chiến lƣợc cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011- 2020. Trong đó, mục tiêu cụ thể cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2015 là:

(1) Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách thuế theo hƣớng đơn giản, đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế; thực hiện mức động viên hợp lý từ thuế, phí và lệ phí và ngân sách nhà nƣớc, mở rộng cơ sở thuế để phát triển nguồn thu, bao quát các nguồn thu mới phát sinh và cơ cấu lại theo hƣớng tăng tỷ trọng thu nội địa (không kể thu từ dầu thô) trong tổng thu ngân sách nhà nƣớc.

(2) Đẩy mạnh đơn giản hoá thủ tục hành chính thuế, thực hiện cơ chế liên thông giữa thủ tục hành chính thuế với một số thủ tục hành chính khác có liên quan, nhằm tạo thuận lợi và giảm thời gian thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký khai thuế cho doanh nghiệp và ngƣời dân. Sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế đối với các quy định về thời gian khai thuế, nộp thuế để giảm tần suất kê khai, nộp thuế, mở rộng diện doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính thuế nhƣ đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế ...qua hình thức điện tử; chuẩn hoá quy trình quản lý thuế trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo thống nhất, có tính liên kết cao.

(3) Tăng cƣờng áp dụng các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ ngƣời nộp thuế phù hợp với từng nhóm ngƣời nộp thuế theo phƣơng pháp quản lý rủi ro; xây dựng, triển khai đa dạng các dịch vụ hỗ trợ ngƣời nộp thuế thực hiện thủ tục hành chính thuế, chú trọng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ qua hình thức thƣ điện tử.

(4) Xây dựng và áp dụng phƣơng pháp quản lý rủi ro trong tất cả các khâu của công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý thu nợ và cƣỡng chế nợ thuế, giám sát tuân thủ ngƣời nộp thuế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(5) Xây dựng cơ sở dữ liệu ngƣời nộp thuế đầy đủ, chính xác, tập trung thống nhất trên phạm vi cả nƣớc; phát triển ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ các hoạt động quản lý thuế đảm bảo tính liên kết, tự động hoá cao, gắn chặt với quá trình cải cách thủ tục hành chính thuế và áp dụng thuế điện tử.

(6) Xây dựng tiêu chí và áp dụng phƣơng pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của ngành phù hợp với thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 93 - 94)