0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Về công tác quản lý thu nợ thuế

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH (Trang 76 -77 )

5. Kết cấu của đề tài

3.4.4. Về công tác quản lý thu nợ thuế

Mặc dù đã triển khai quyết liệt theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế và quy trình quản lý thu nợ nhƣng hiệu quả chƣa cao. Tổng số nợ đến thời điểm 30/12/2013 tăng so với thời điểm 31/12/2012. Trong đó chủ yếu nằm ở địa bàn Văn phòng cục Thuế, Thành phố Cẩm Phả, Hạ Long, Móng Cái ...

Ngoài nguyên nhân khách quan làm gia tăng nợ thuế nhƣ: nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính; một số doanh nghiệp đã chính thức giải thể nhƣng vẫn còn treo nợ thuế; doanh nghiệp nợ thuế do còn đang khiếu nại về cơ chế, chính sách; nợ khó thu nhƣng không có cơ chế xử lý kịp thời làm gia tăng tiền phạt; ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của một số tổ chức, cá nhân chƣa cao ... thì còn có nguyên nhân chủ quan ở một số cơ quan thuế nhƣ:

- Ở một số Chi cục Thuế, công tác quản lý nợ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, lãnh đạo không kiên quyết chỉ đạo áp dụng các biện pháp thu hồi nợ đọng kịp thời, chƣa chủ động tham mƣu cho UBND địa phƣơng chỉ đạo các ngành chức năng có liên quan trên địa bàn phối hợp với cơ quan thuế trong công tác cƣỡng chế nợ thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Chƣa có sự phối kết hợp tốt giữa các bộ phận quản lý thuế theo mô hình chức năng trong nội bộ cơ quan thuế (bộ phận kê khai, bộ phận thanh tra kiểm tra, bộ phận thu nợ) nên chƣa xử lý triệt để các khoản nợ chờ điều chỉnh, các khoản gia hạn và xóa nợ tiền thuế, các khoản thu NSNN đƣợc thực hiện bằng hình thức ghi thu, ghi chi, các khoản thuế phát hiện tăng thu qua thanh tra, kiểm tra, ...

- Cán bộ làm công tác quản lý nợ chƣa đƣợc bố trí đầy đủ, còn thiếu về số lƣợng và chƣa đảm bảo về chất lƣợng. Ngoài các Chi cục Thuế có số thu lớn có Đội Quản lý nợ và cƣỡng chế thuế, các Chi cục khác Bộ phận quản lý nợ và cƣỡng chế thuế đều thuộc đội Kê khai - kế toán thuế quản lý nợ và cƣỡng chế thuế. Do vậy cán bộ thuộc Đội Kê khai, quản lý nợ và cƣỡng chế thuế vừa phải thực hiện công tác kê khai, kế toán thuế vừa phải theo dõi nợ thuế dẫn đến hiệu quả không cao.

- Ở một số Chi cục Thuế cán bộ quản lý nợ thuế do trình độ hạn chế chƣa nghiên cứu đầy đủ để lập hồ sơ xóa nợ, gia hạn nợ thuế theo đúng quy định của Luật quản lý thuế đã làm chậm tiến độ xử lý nợ; chƣa chủ động nghiên cứu các Luật khác để áp dụng trong việc xử lý dứt điểm tiền nợ thuế còn để số nợ không có khả năng thu hồi dây dƣa, kéo dài nhiều năm.

- Việc áp dụng hệ thống đánh giá phân loại các khoản nợ trên cơ sở phân tích thông tin còn hạn chế; chƣa thực hiện đƣợc việc kết nối thông tin với các cơ quan, tổ chức có liên quan để theo dõi về tình trạng tài sản, nguồn vốn phục vụ công tác thu hồi nợ thuế.

- Các biện pháp cƣỡng chế nợ thuế đã triển khai nhƣng hiệu quả chƣa cao nhất là doanh nghiệp nợ đọng kéo dài, giải thể, bỏ trốn mất tích.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH (Trang 76 -77 )

×