Cơ sở thực tiễn về hoàn thiện công tác quản lý thuế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 38 - 108)

5. Kết cấu của đề tài

1.4.Cơ sở thực tiễn về hoàn thiện công tác quản lý thuế

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý các sắc thuế ở một số nước

Các nƣớc trên thế giới vẫn chƣa có sự tƣơng đồng về các sắc thuế, đối với hầu hết các quốc gia thì thuế TNDN giữa vai trò chủ đạo của các loại thuế. Không chỉ bởi nguồn thu khổng lồ của nó trong tổng ngân sách để phục vụ cho việc vận hành bộ máy hành chính nhà nƣớc, đảm bảo an ninh quốc gia, chính sách xã hội mà sự ra đời của sắc thuế TNDN còn góp phần quan trọng trong việc điều tiết phân phối lại thu nhập trong xã hội.

Tác giả xin đƣợc trình bày tập trung vào kinh nghiệm quản lý thuế TNDN ở một số nƣớc.

Cho đến nay, hầu hết tất cả các nƣớc trên khắp Thế giới đều đã áp dụng thuế TNDN. Thời gian đầu khi mới ban hành Luật thuế TNDN, Chính phủ ở một số nƣớc áp dụng luật thuế TNDN thƣờng chọn đánh thuế vào những đối tƣợng dễ đo lƣờng đƣợc, dễ thực hiện. Tuy nhiên cho đến nay sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung, thay thế những chế định quan trọng trong Luật thuế TNDN đã có nhiều biến đổi. Có thể nói khác với các loại thuế khác, thuế TNDN có diện điều chỉnh rộng với tất cả các tổ chức có thu nhập từ hoạt động sản xuất – kinh doanh. Thuế TNDN điều chỉnh không chỉ các tổ chức trong nƣớc mà cả các tổ chức nƣớc ngoài đến sản xuất – kinh doanh có thu nhập tại nƣớc sở tại. Các khoản thu nhập chịu thuế cũng có diện rộng bao gồm tất cả các khoản thu nhập của tổ chức. Tuy nhiên, thực hiện chính sách xã hội và mục tiêu công bằng của thuế TNDN, Luật thuế cũng qui định cụ thể một số khoản thu nhập không chịu thuế, miễn thuế. Trong những thập kỷ gần đây, bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều thay đổi sâu sắc: hình thành các khu vực thƣơng mại tự do, toàn cầu hóa, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhiều nƣớc đã có những cải cách mạnh mẽ hệ thống chính sách thuế của mình, trong đó có chính sách thuế TNDN. Xu hƣớng chung trong cải cách chính sách thuế TNDN trên thế giới hiện nay là: Từng bƣớc giảm thuế suất; mở rộng cơ sở tính thuế; giảm các khoản chi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phí đƣợc trừ; thu hẹp phạm vi chính sách ƣu đãi thuế; tăng cƣờng công tác quản lý thuế nhằm chống chuyển giá và hạn chế các trƣờng hợp lợi dụng để tránh thuế.

Thuế TNDN mang tính chất đặc thù riêng có, nếu tách riêng từng nƣớc sẽ không nêu bật đƣợc những nội dung cũng nhƣ kinh nghiệm để áp dụng đối với Việt Nam. Tác giả xin đƣợc trình bày kinh nghiệm theo từng nội dung cơ bản, nổi bật về kinh nghiệm quản lý thuế TNDN ở một số nƣớc.

* Đối tượng điều chỉnh và nguyên tắc đánh thuế

Thuế TNDN ở các nƣớc có tên gọi khác nhau, có nƣớc gọi là Thuế thu nhập công ty (nhƣ ở Thái Lan, Indonesia…), có nƣớc gọi là Thuế công ty (nhƣ ở Pháp). nhƣng nhìn chung đều điều chỉnh các pháp nhân kinh doanh theo nguyên tắc cƣ trú và nguyên tắc nguồn phát sinh thu nhập. Theo nguyên tắc cƣ trú, doanh nghiệp đăng ký và hoạt động theo pháp luật ở nƣớc nào thì phải nộp thuế TNDN ở nƣớc đó. Theo nguyên tắc nguồn phát sinh thu nhập, thu nhập phát sinh ở quốc gia nào thì phải nộp thuế TNDN ở quốc gia đó. Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc cƣ trú và nguyên tắc nguồn phát sinh thu nhập ở các nƣớc không hoàn toàn giống nhau. Chẳng hạn, theo Luật Thuế công ty của Pháp, lợi nhuận của các công ty, không phân biệt quốc tịch, phát sinh tại Pháp thì phải nộp thuế công ty tại Pháp. Do đó, một doanh nghiệp Pháp có lợi nhuận phát sinh ở ngoài lãnh thổ Pháp thì không phải nộp thuế công ty tại Pháp nhƣng bất kỳ doanh nghiệp nƣớc ngoài nào có lợi nhuận phát sinh tại Pháp thì phải nộp thuế công ty tại Pháp. Tuy nhiên, khác với Pháp, hầu hết các nƣớc thƣờng áp dụng đồng thời nguyên tắc cƣ trú và nguyên tắc nguồn phát sinh thu nhập. Cụ thể một số nƣớc nhƣ sau:

- Nhật Bản áp dụng nguyên tắc cƣ trú và nguyên tắc nguồn phát sinh thu nhập trong Luật thuế TNDN, theo đó các doanh nghiệp có trụ sở chính tại Nhật Bản đƣợc coi là doanh nghiệp cƣ trú tại Nhật Bản và phải nộp thuế TNDN ( Thuế TNDN ở Nhật Bản bao gồm : Thuế công ty, Thuế doanh nghiệp và Thuế cƣ trú địa phƣơng đối với thu nhập toàn cầu)

- Theo Luật Thuế công ty của Hàn Quốc, “nguyên tắc cƣ trú” đƣợc hiểu là doanh nghiệp có văn phòng hoặc trụ sở chính tại Hàn Quốc (đƣợc coi là doanh nghiệp Hàn Quốc), theo đó, doanh nghiệp Hàn Quốc phải nộp Thuế công ty đối với mọi thu nhập toàn cầu. Nếu doanh nghiệp không có văn phòng hay trụ sở chính tại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hàn Quốc thì đƣợc coi là doanh nghiệp nƣớc ngoài và phải nộp Thuế công ty đối với thu nhập phát sinh tại Hàn Quốc.

- Luật Thuế thu nhập công ty của Thái Lan cũng quy định đối tƣợng điều chỉnh của Luật này là các công ty đƣợc thành lập theo pháp luật Thái Lan và các công ty đƣợc thành lập theo pháp luật nƣớc ngoài nhƣng có thu nhập từ hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Thái Lan. Tuy nhiên, công ty đƣợc thành lập theo pháp luật Thái Lan phải nộp thuế đối với mọi khoản thu nhập phát sinh trên lãnh thổ Thái Lan và từ tất cả các nƣớc trên thế giới trong khi đó các công ty đƣợc thành lập theo pháp luật nƣớc ngoài thực hiện hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Thái Lan thông qua văn phòng, chi nhánh tại Thái Lan thì phải nộp thuế đối với các khoản thu nhập phát sinh trên lãnh thổ Thái Lan.

- Trung Quốc đã thông qua Luật Thuế TNDN mới vào ngày 16/3/2007, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2008, theo đó, các doanh nghiệp thuộc đối tƣợng điều chỉnh của Luật Thuế TNDN đƣợc phân thành 2 loại: doanh nghiệp thƣờng trú và doanh nghiệp không thƣờng trú. Doanh nghiệp thƣờng trú tại Trung Quốc phải nộp thuế TNDN đối với thu nhập toàn cầu còn doanh nghiệp không thƣờng trú tại Trung Quốc phải nộp thuế TNDN đối với thu nhập phát sinh tại Trung Quốc. Doanh nghiệp thƣờng trú tại Trung Quốc là các DN đƣợc thành lập theo pháp luật Trung Quốc hoặc đƣợc thành lập theo pháp luật nƣớc ngoài nhƣng có cơ sở hoạt động thƣờng xuyên tại Trung Quốc. Doanh nghiệp không thƣờng trú tại Trung Quốc là các doanh nghiệp đƣợc thành lập theo pháp luật nƣớc ngoài và không có cơ sở hoạt động thực tế trên lãnh thổ Trung Quốc nhƣng có thu nhập phát sinh trên lãnh thổ Trung Quốc

* Động viên ngân sách từ thuế TNDN ở các nước

Xu hƣớng những năm gần đây là thuế TNDN ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong hệ thống chính sách thuế của nhiều nƣớc, bao gồm cả các nƣớc phát triển và đang phát triển. Tuy thuế suất đƣợc điều chỉnh giảm, song tỷ lệ động viên từ thuế theo GDP lại có xu hƣớng tăng ở một số nƣớc (trong vài năm gần đây một số nƣớc có giảm song nguyên nhân chủ yếu là do sự sụt giảm về lợi nhuận của khu vực doanh nghiệp do khủng hoảng kinh tế toàn cầu). Thu ngân sách từ thuế TNDN năm 2010 của Anh là 3,1% GDP, của Thụy Điển năm 2010 là 3,5% GDP. Trong khu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vực châu Á, thu từ thuế TNDN ở Malaysia năm 2010 tƣơng đƣơng 4,7% GDP, ở Trung Quốc năm 2009 là 3,4% GDP và Thái Lan là 4,5% GDP. (Nguồn: Tổng hợp từ IMF Government Finance statistics và tài liệu ngân sách một số nước)

* Thuế suất Thuế TNDN

Xu hƣớng chung hiện nay ở nhiều nƣớc là cắt giảm thuế suất. Nhìn chung, việc giảm thuế suất thuế TNDN đã đƣợc nhiều nƣớc tiến hành từng bƣớc và thƣờng theo một lộ trình công bố trƣớc. So với giai đoạn trƣớc, mức thuế suất thuế TNDN ở các nƣớc phát triển đã giảm khá nhiều. Từ năm 2000 đến nay, Australia đã giảm mức thuế suất thuế TNDN từ 34% xuống 30%. Ở Anh, thuế suất thuế TNDN đƣợc giảm từ 30% xuống 24% trong giai đoạn 2007-2012. Mức cắt giảm thuế suất thuế TNDN đặc biệt cao ở các nƣớc thuộc Đông Âu, ví dụ nhƣ Ba Lan giảm từ 30% xuống 19%, Cộng hòa Séc từ 31% xuống 19%.

Bảng 1.1. Thuế suất thuế TNDN ở một số nƣớc phát triển (%) Tên nƣớc 1996 2000 2005 2011 2012 Phần Lan 28 29 26 26 24,5 Anh 33 30 30 26 24 Mỹ 35 35 35 35 35 Australia 36 34 30 30 30 Nhật Bản 37,5 30 30 30 25,5 Hàn Quốc - 28 25 22 22

Nguồn: www.oecd.org, www.kpmg.com và tổng hợp từ trang web của Bộ Tài chính các nước.

Xu hƣớng cắt giảm thuế suất thuế TNDN theo lộ trình cũng thể hiện rõ rệt trong thời gian qua ở nhiều nƣớc ASEAN và một số nƣớc châu Á, điển hình là Malaysia, giảm từ 28% (2005) xuống 27% (2007), 26% (2008), từ năm 2009 đến nay, thuế suất thuế TNDN ở Malaysia là 25%. Thái Lan cũng giảm thuế suất từ 30% xuống 23% năm 2012 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm xuống 20% năm 2013. Trung Quốc năm 2008 cũng đã thực hiện điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế TNDN đối với các doanh nghiệp trong nƣớc từ 33% xuống 25% và xóa bỏ toàn bộ các quy định phân biệt đối xử về nghĩa vụ thuế giữa nhà đầu tƣ trong nƣớc và nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đầu tƣ nƣớc ngoài. Hiện hành, trong số các nƣớc trong khu vực châu Á, Singapore và Đài Loan có mức thuế suất thuộc vào nhóm thấp nhất (17%).

* Chi phí đƣợc trừ và không đƣợc trừ

Pháp luật thuế TNDN ở các nƣớc đều cho phép trừ các khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có kèm theo các hoá đơn, chứng từ đồng thời khuyến khích chi cho nghiên cứu và phát triển, đào tạo nghề, khống chế các khoản chi chăm sóc khách hàng và không cho phép trừ các khoản chi mang tính tiêu dùng cá nhân. Nhìn chung, quy định về các khoản chi đƣợc trừ khi tính thuế TNDN ở các nƣớc ngày càng chặt chẽ, hạn chế tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng để trốn thuế, ví dụ:

- Thái Lan cho phép doanh nghiệp trừ tối đa 0,3% doanh thu nhƣng không vƣợt quá 10 triệu Baht đối với khoản chi chăm sóc khách hàng.

- Malaysia cho phép doanh nghiệp trừ tối đa 50% tổng số chi chăm sóc khách hàng.

- Nhật Bản chỉ cho phép các DN có quy mô vốn dƣới 100 triệu Yên đƣợc trừ chi chăm sóc khách hàng nhƣng không quá 3,6 triệu Yên/năm. Các doanh nghiệp lớn không đƣợc trừ các khoản chi chăm sóc khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4.2. Quan điểm của tác giả về công tác quản lý thu thuế ở Việt Nam

Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trƣờng có sự điều tiết của Nhà nƣớc. Hoạt động và vận hành của thị trƣờng chƣa thật linh hoạt, nhiều doanh nghiệp có trình độ công nghệ, kỹ thuật cũng nhƣ trình độ quản lý thấp, năng suất lao động thấp, khả năng cạnh tranh kém, chƣa thích nghi và điều chỉnh nhanh nhạy để phù hợp với chính sách kinh tế mới. Vì vậy việc áp dụng 2 sắc thuế chính: thuế GTGT,thuế TNDN là hết sức cần thiết. Các sắc thuế này có những ƣu điểm nổi bật có thể khắc phục đƣợc phần nào khó khăn khi thực hiện luật thuế cũ.

Tác giả xin đƣợc trình bày tập trung vào kinh nghiệm quản lý thuế TNDN ở Việt Nam.

Công tác quản lý thu thuế TNDN đến nay đã trải qua 2 giai đoạn từ lúc quản lý thu theo chế độ chuyên quản nay chuyển sang cơ chế tự khai tự nộp thuế, với các chính sách về thuế ngày càng hoàn thiện đẩy nhanh việc phát triển của doanh nghiệp, nâng cao đƣợc tính tự giác trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của NNT.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong việc khai, nộp thuế TNDN, cơ quan thuế tạo điều kiện cho cơ sở kinh doanh tự kiểm tra, tính thuế, kê khai và nộp thuế. Từ đó, tạo tâm lý và cơ sở pháp lý cho đơn vị kinh doanh không phải hiệp thƣơng, thoả thuận về mức doanh thu, chi phí, mức thuế với cơ quan Thuế. Việc kiểm tra thuế TNDN cũng có mặt thuận lợi vì đã buộc ngƣời mua, ngƣời bán phải nộp và lƣu giữ chứng từ, hoá đơn đầy đủ nên việc thu thuế tƣơng đối sát với hoạt động kinh doanh từ đó tập trung đƣợc nguồn thu thuế TNDN vào ngân sách nhà nƣớc.

Tăng cƣờng công tác hạch toán kế toán và thúc đẩy việc mua bán hàng hoá có hoá đơn chứng từ; quản lý chặt chẽ doanh thu, chi phí biện pháp kinh tế hiệu quả góp phần thúc đẩy cả ngƣời mua và ngƣời bán cùng thực hiện tốt hơn chế độ hoá đơn, chứng từ.

Công tác quản lý thu Thuế TNDN đƣợc thay đổi gắn liền với việc sửa đổi, bổ sung một số công tác quản lý thu thuế khác nhƣ thuế Giá trị gia tăng, thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Xuất nhập khẩu... góp phần làm cho hệ thống chính sách thuế của Việt Nam ngày càng hoàn thiện, phù hợp với sự vận động và phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, tƣơng đồng với hệ thống thuế trong khu vực và trên thế giới, góp phần đẩy mạnh việc mở rộng hợp tác kinh tế và thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam.

Nhìn chung trong các loại thuế trực thu, thuế TNDN đƣợc coi là phƣơng pháp thu tiên bộ nhất hiện nay, đƣợc đánh giá cao do đạt đƣợc các mục tiêu lớn của chính sách thuế, nhƣ tạo đƣợc nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nƣớc, đơn giản, trung lập... Do đó, nó cần có đƣợc công tác quản lý một cách tiên tiến khoa học. Tuy nhiên, đối với Việt Nam trong thời gian đầu áp dụng thuế TNDN đã phát sinh một số khó khăn, vƣớng mắc và Nhà nƣớc ta đã từng bƣớc tháo gỡ những khó khăn đó trong quá trình thực hiện công tác quản lý thu thuế TNDN.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho Cục thuế tỉnh Quảng Ninh

Qua các năm thực hiện, Chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng hệ thống thuế đến năm 2010 về cơ bản đã hoàn thành các mục tiêu đề ra, việc nâng cao chất lƣợng chính sách thuế, phí và lệ phí đến năm 2010 đã thực hiện tƣơng đối kịp thời theo tiến độ, cơ bản đạt đƣợc các mục tiêu, yêu cầu đề ra; bảo đảm chính sách thuế, phí, lệ phí là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nƣớc đối với nền kinh tế, động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

viên đƣợc các nguồn lực, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển nhanh; khuyến khích xuất khẩu, đầu tƣ, đổi mới công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; góp phần quan trọng đảm bảo cho nền kinh tế, tăng trƣởng cao, bền vững, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.

Đối với ngành thuế Quảng Ninh đã thực hiện thành công cải cách và nâng cao chất lƣợng công tác thuế giai đoạn 2005-2010, công tác quản lý thuế đƣợc nâng lên đáp ứng đƣợc yêu cầu hiện đại hoá của ngành; số thu của ngành thuế luôn tăng cao, năm sau cao hơn năm trƣớc, tăng trƣởng từ 18% đến 20. Tuy nhiên, còn một số tồn tại trong việc thực hiện Luật thuế còn nhiều vƣớng mắc, triển khai thực hiện công tác quản lý thuế của một số bộ phận còn chậm so, trình độ của một số cán bộ thuế chƣa đáp ứng đƣợc so với yêu cầu đề ra, ... Do vậy, việc triển khai thực hiện nghiêm túc chiến lƣợc cải cách, nâng cao chất lƣợng hệ thống thuế giai đoạn 2011- 2015 sẽ tạo nền tảng, tiền đề vững chắc cho ngành Thuế triển khai thực hiện thành công Chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 38 - 108)